Ngày cập nhật 2024-12-21 16:56:35

BSC (Balanced scorecard) - Tổng quan về mô hình quản trị chiến lược

Chiến lược BSC là gì? Nó có tác động thế nào đến sự phát triển của doanh nghiệp? Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc hiện nay. Hãy cùng Tanca tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. BSC (Balanced scorecard) là gì?

bsc la gi

Thẻ điểm cân bằng được hiểu như thế nào?

1.1. Nguồn gốc ra đời BSC

Năm 1990, tại trường Đại học Harvard danh tiếng, tiến sĩ Kaplan và Norton phát hiện ra vấn đề ở các doanh nghiệp. Đó là họ có xu hướng quản lý doanh nghiệp của mình chỉ dựa và chỉ số tài chính. Chỉ số này cho ta biết điều đã diễn ra trong quá khứ, nơi hoạt động kinh doanh diễn ra. Tuy nhiên, chúng lại không thể hiện những dự toán tương lai về hoạt động của doanh nghiệp. Về lâu dài, doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát, dẫn đến thua lỗ, phá sản.

Xuất phát từ nguyên do này, Kaplan và Norton đã chọn phát triển mô hình BSC (Balanced scorecard). Hệ thống cho phép chúng ta nhìn nhận vấn đề ở 4 khía cạnh quan trọng nhất của doanh nghiệp. Đó là tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập & phát triển.

Mô hình này đã quá nổi tiếng trên thế giới. Chúng cũng đã đạt được một vài thành đáng nể.

  • BSC được chứng minh và bình chọn là ý tưởng kinh doanh có tầm ảnh hưởng nhất. Được vinh danh tại tạp chí Harvard Business Review.
  • Hơn 50% công ty lớn của Mỹ và hơn 60% công ty thuộc Fortune 500 áp dụng. (Số liệu được thống kê bởi Gartner Group và Nghiên cứu Bain &Co)
  • Mức hiệu quả được đánh giá cao đến từ hơn 73% doanh nghiệp áp dụng (Trích khảo sát toàn cầu của 2GC).

1.2. BSC (Balanced scorecard) được hiểu như thế nào?

BSC là gì luôn là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. BSC là tên viết tắt của cụm từ  Balanced scorecard. Dịch qua nghĩa tiếng Việt có thể hiểu là thẻ điểm cân bằng.

Nghe tên có vẻ lạ nhưng thực chất đây là mô hình quản trị chiến lược dành cho doanh nghiệp. Chúng cho phép bạn vạch rõ định hướng phát triển cho doanh nghiệp từ giai đoạn thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả. 

Tính cân bằng của mô hình được thể hiện ở nhiều khía cạnh vấn đề. Đó là sự cân đối giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Là sự cân bằng giữa tài chính và các yếu tố phi tài chính khác. Các chỉ số đầu vào và đầu ra của kết quả, hoạt động xã hội và hoạt động nội bộ. Tất cả đều được đo lường trên thước đo cân bằng. Nhằm hướng tới mục tiêu cao cả nhất đó là duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

2. Các khía cạnh đánh giá của thẻ điểm cân bằng BSC

4 yếu tố của bsc

BSC hoạch định chiến lược dựa trên 4 yếu tố chính

2.1. Thước đo tài chính

Thước đo tài chính đo lường các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận… Các chỉ số của thẻ điểm cân bằng BSC này thường tốn nhiều thời gian để đo lường. Có thể nói, đây là sự xác nhận muộn cho hiệu quả hoạt động trước đó.

2.2. Thước đo khách hàng

Sự thành công của doanh nghiệp phần lớn dựa vào mức độ hài lòng của khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng, chắc chắn họ sẽ ủng hộ sản phẩm / dịch vụ của bạn; nhờ vậy mà doanh nghiệp thu về doanh thu và lợi nhuận cao. Câu hỏi được đặt ra khi xem xét balanced scorecard ở tiêu chí này là: cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp như thế nào? Trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ biết cách đặt mục tiêu và tập trung làm hài lòng khách hàng.

Bộ câu hỏi mà bạn có thể vận dụng để hoàn thiện việc đánh giá thẻ điểm cân bằng như:

  • Chân dung khách hàng mục tiêu của bạn đã đúng chưa?
  • Cảm nhận của họ về sản phẩm doanh nghiệp bạn mang lại như thế nào?
  • Tỷ lệ % phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm ra sao? Các  phản hồi tiêu cực, tích cực chiếm bao nhiêu %
  • Họ có sự nhận xét so sánh giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh như thế nào?

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu 5 loại khảo sát khách hàng thông dụng nhất hiện nay

2.3. Quy trình nội bộ

Quy trình nội bộ trong BSC được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện công việc. Từ đó, rút ra bài học và đề ra phương án xử lý giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. 

Doanh nghiệp hoạt động tốt được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí nhỏ. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng của quy mô, % người lao động gắn bó tăng, % thời gian xử lý công việc. 

2.4. Học hỏi và phát triển

So với các khía cạnh trên, học hỏi và phát triển không có con số chính xác để đo lường. Bạn hãy kiểm tra xem chính sách, công cụ nào ảnh hưởng tới năng suất làm việc của nhân viên. Và tìm hiểu để cải thiện năng suất, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp sử dụng BSC như thế nào?

3.1. Những bước thực hiện chiến lược BSC

Sử dụng bsc trogn doanh nghiệp

Ứng dụng thẻ điểm cân bằng vào doanh nghiệp chỉ bằng vài bước đơn giản.

Bước 1. Kiểm tra tính chính xác của dữ liệu

Doanh nghiệp cần đưa ra giới hạn số lượng BSC là gì. Thực tế cho thấy, bạn chỉ cần 10-15 chiến lược để đủ thời gian tập trung vào nó là đủ.

Nên hoạch định các câu hỏi trước khi cuộc họp diễn ra. Nội dung bao gồm xác thực tình hình, lý giải nguyên nhân và phương án giải quyết.

Cuối cùng, lãnh đạo đưa ra các quyết định để giám định chiến lược. Đồng thời nêu cao tinh thần tự giác thực hiện các mục tiêu đề ra của mỗi phòng ban. Tiếp tục theo sát hoạt động để có những điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.

Bước 2. Đo lường và đánh giá các mục tiêu

Nhằm gia tăng hiệu quả đánh giá, bạn có thể sử dụng ký hiệu hay màu sắc để đánh dấu. Việc này cần được thực hiện khách quan, chính xác. Trong điều kiện cho phép, việc thành lập hội đồng đánh giá là vô cùng cần thiết.

Bước 3. Đánh giá hiệu quả định kỳ nhờ vài chỉ số KPI

KPI là một công cụ đánh giá hiệu suất công việc rất tốt. Để việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng đạt hiệu quả cao, bạn nên kết hợp cả BSC và KPI trong một chiến dịch. Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu bạn đặt ra mà doanh nghiệp có thể đặt ra KPI khác nhau.

>>> Đọc thêm: KPI là gì? Phần mềm quản lý KPI tốt nhất hiện nay - Tanca

Bước 4. Kết nối các mục tiêu với nhau

Thẻ điểm cân bằng sẽ dùng để đo lường hiệu quả chiến lược, kế hoạch đặt ra. Hãy kết hợp chúng với mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp. Hãy tạo mối liên kết các mục tiêu với nhau để thể hiện nguyên nhân - kết quả. Từ đó, bạn sẽ thấy rõ kết quả đo lường chính xác nhất.

3.2. Lợi ích thẻ điểm cân bằng đối với doanh nghiệp

Hiểu được BSC là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu những lợi ích mà chiến lược này mang lại.

Balanced Scorecard giúp quá trình quản lý của doanh nghiệp tốt hơn

Balanced Scorecard giúp quá trình quản lý của doanh nghiệp tốt hơn

Thẻ cân bằng giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược. Balanced Scorecard cung cấp một bộ khung gắn kết các mục tiêu dựa vào mối quan hệ nhân quả. Kết quả thực hiện mục tiêu sẽ là định hướng chiến lược mà bạn nên theo.

BSC giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp. Dựa vào những chiến lược được vạch ra, bạn có thể triển khai kế hoạch truyền thông. Nên kết hợp giữa truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ.

Balanced Scorecard giúp liên kết nhiều dự án trong doanh nghiệp. Dựa trên chiến lược sẵn có, bạn cần đảm bảo rằng các dự án đều đi theo một hướng. Phân bổ nhân lực nhằm thực hiện đầy đủ các dự án đã nêu ra.

BCS giúp cải thiện hiệu suất báo cáo. Dựa vào thẻ điểm cân bằng, bạn có thể hoàn thiện đề cương báo cáo tổng quan. Với những nội dung đã được hoạch định sẵn, báo cáo của bạn trông thật gọn gàng, rõ nét.

3.3. Khi nào doanh nghiệp cần dùng đến thẻ điểm cân bằng

Trên thực tế, thẻ điểm cân bằng có thể được sử dụng tốt bởi nhiều lĩnh vực, ngành. Có thể kể đến như các tổ chức kinh doanh, Chính phủ; Doanh nghiệp hay đơn vị chăm sóc sức khỏe…

Không có thời điểm chính xác để doanh nghiệp dùng đến thẻ điểm cân bằng. Tuy nhiên, nếu như chiến lược này được thực hiện sớm thì hiệu quả hoạt động của công ty sẽ tăng lên đáng kể. Chiến lược BSC được áp dụng vào các quy trình:

  • Làm rõ và truyền đạt được tầm nhìn dài hạn;
  • Hoạch định kế hoạch, mục tiêu và chiến lược;
  • Liên kết các mục tiêu chiến lược và chỉ tiêu đánh giá;
  • Xúc tiến phản hồi học hỏi mang tính chiến lược.

>>> Đọc thêm: Agenda là gì? Làm thế nào để thực hiện một agenda chuyên nghiệp

4. Mối quan hệ của BSC và KPI 

4.1. BSC và KPI có mối quan hệ như thế nào?

BSC và KPI được ví như nền tảng để doanh nghiệp phát triển. Vận dụng tốt cả hai yếu tố này giúp doanh nghiệp quản lý mọi thứ được tốt hơn. Trong đó, quản lý chiến lược, hiệu suất, công việc, quy trình, nhân sự… là những mối quan tâm hàng đầu.

4.2. Quản lý chiến lược kinh doanh tốt hơn với phần mềm quản lý KPI-OKR-BSC

Có khá nhiều phần mềm được đưa ra nhằm hiện thực hóa chiến lược thẻ điểm cân bằng. Tuy nhiên, về hiệu quả của nó lại chưa được thống kê cụ thể. Do vậy, rất khó để doanh nghiệp có thể tin tưởng để sử dụng. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu về phần mềm KPI-OKR-BSC của Tanca.

Quản lý hiệu quả cần được thực hiện bởi đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và công cụ hỗ trợ đắc lực. Tanca hiểu rõ điều đó và đã giới thiệu đến quý doanh nghiệp phần mềm quản lý siêu hiệu quả.

Tại đây, bạn có cơ hội trải nghiệm 3 giải pháp quản trị hiệu suất của doanh nghiệp. Đó là quản lý bằng OKR (Objective and Key Result), BSC (Balance Scorecard), và KPI (Key Performance Indicator). Tùy thuộc vào mô hình doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn cách thức quản lý phù hợp.

Phần mềm cho phép bạn nhìn thấy chiến lược công ty tổng thể nhất. Cung cấp hệ thống tiêu chí mẫu giúp lãnh đạo dễ hình dung và thiết kế phù hợp với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống này còn kết nối với công việc quản lý, hệ thống lương thưởng để tối ưu tiện ích. 

Mặc dù được ra mắt không lâu nhưng hiệu quả của phần mềm KPI-OKR-BSC đã được đón nhận và đánh giá cao. 

Thông qua bài viết này, Tanca hy vọng bạn hiểu được BSC là gì. Đồng thời cũng nhìn nhận sự cần thiết của chiến lược thẻ điểm cân bằng trong tiến trình phát triển của mỗi doanh nghiệp. 

>>>Đọc thêm:

Flowchart là gì? Cách vẽ biểu đồ Flowchart và lợi ích của Flowchart trong doanh nghiệp

Bản đồ chiến lược là gì? Chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả

5 Cấp độ lãnh đạo John Maxwell là gì? Bí quyết của nhà lãnh đạo tài ba


 

Hà Thị Hương Thảo
Bài viết mới
Bài viết liên quan