Ngày cập nhật 2024-04-24 10:49:16

5 Cấp độ lãnh đạo John Maxwell là gì? Bí quyết của nhà lãnh đạo tài ba

Mỗi chúng ta khi sinh ra trên đời đều mang một sứ mệnh riêng. Chúng ta vừa là nhà lãnh đạo, vừa là người hành động để hoàn thành sứ mệnh đó. Tìm hiểu về sứ mệnh lãnh đạo giúp chúng ta hiểu hơn về bản thân, đồng thời, khám phá thêm nhiều ẩn số mới trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình. 5 cấp độ lãnh đạo được đưa ra bởi John Maxwell sẽ khiến bạn phải bất ngờ về tầm ảnh hưởng của nó.

1. Nhà lãnh đạo là gì theo John Maxwell

1.1. Đôi nét về John Maxwell

John Maxwell được biết đến với vai trò là nhà sáng lập tập đoàn INJOY. Tập đoàn này mang trên mình sứ mệnh tìm kiếm, khơi dậy tố chất cá nhân và tiềm năng lãnh đạo bên trong con người bạn.

John Maxwell là tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng theo thống kê của New York Times hay Business Week. Những điều ông nói đều rất thực tế với đời sống con người. Ông luôn muốn tìm kiếm sự đột phá trong cách nghĩ, cách sống, cách làm để tập trung phát triển thành người có tố chất lãnh đạo.

Nếu bạn là tín đồ yêu thích tư tưởng của John Maxwell, hẳn bạn đã nhẵn mặt với nhiều tự sách như Phát triển kỹ năng lãnh đạo, Để hôm nay trở thành kiệt tác…

1.2. Định nghĩa nhà lãnh đạo theo John Maxwell

Suốt nhiều thế kỷ qua, khi con người bắt đầu thành lập ra nhiều tổ chức, doanh nghiệp, lợi ích luôn phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng để làm được điều đó, bạn cần rất nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là tố chất của người lãnh đạo.

Thậm chí, có nhiều người đã đưa ra hoài nghi về năng lực lãnh đạo của mình khi không mang lại lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp. Và rồi, John Maxwell đã đưa ra một cái nhìn mới về nhà lãnh đạo.

các cấp bậc trong thang đo quản trị

Theo đó, John Maxwell cho rằng nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng. Ảnh hưởng ở đây đơn thuần là việc lời nói, cử chỉ và hành động của bạn có thể làm thay đổi nhận thức của người khác. Một nhà lãnh đạo chân chính cần đảm bảo được ba yếu tố quan trọng. Đó là khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. 

Bản thân mỗi người khi sinh ra đã là nhà lãnh đạo của riêng mình. Họ có sẵn những tố chất đó, nhưng lại chưa biết khai thác đúng cách. Bởi lẽ đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 cấp độ lãnh đạo để giúp con người đánh giá về khả năng lãnh đạo, hiểu và tìm cách gia tăng cấp độ ảnh hưởng.

2. 5 Cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

5 cấp độ lãnh đạo được John Maxwell trình bày từ cao đến thấp và nó thể hiện đặc điểm riêng của một nhà lãnh đạo tài ba. Hãy cùng Tanca tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của từng cấp độ và nắm rõ được bản thân đang ở đâu trong thang đo cấp độ này nhé.

các mức độ trong thang đo lãnh đạo

2.1. Cấp độ 1: Bàn về chức vụ hay quyền hành

Bạn đang đứng ở đâu? Bạn nắm trong tay quyền năng gì? Nhiều người thường coi nhẹ vấn đề này, và lý lẽ của họ chính là miễn mình nói đúng thì ai cũng nghe. Nhưng thực tế không phải vậy. Và triết lý của nhà lãnh đạo không cho phép bạn nghĩ như vậy.

Trong 5 cấp độ lãnh đạo, chức vụ là cấp độ thấp nhất, cơ bản nhất mà mỗi nhà lãnh đạo cần đạt được. Nhà lãnh đạo sử dụng quyền năng của mình để buộc cấp dưới phục tùng mọi mệnh lệnh mà mình đưa ra. John Maxwell nói rằng: “Ảnh hưởng của lãnh đạo không được mở rộng vượt qua ranh giới công việc của người lãnh đạo. Người lãnh đạo ở càng lâu tại cấp độ này càng có thể có được những lợi ích cá nhân nhưng sự tín nhiệm của nhân viên lại càng giảm”. Khi bạn là sếp, là cấp trên, ai cũng đều nghe theo chỉ thị của bạn. Nhưng nếu bạn xem đây là công cụ để điều khiển người khác, chắc chắn rằng, tầm ảnh hưởng mà bạn đang cố gắng xây dựng không bao giờ hình thành.

2.2. Cấp độ 2: Nhường chỗ cho sự cho phép

Giờ đây, mỗi quyết sách do nhà lãnh đạo đưa ra không chỉ dựa trên chức vụ, quyền hạn của mình nữa. Họ học cách lắng nghe, chia sẻ với những người cộng sự của mình. Sự quan tâm, tôn trọng những đóng góp mà nhân viên đưa ra góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa sếp và nhân viên.

Một khi mối quan hệ trong một tập thể được xây dựng tốt, không khí làm việc sẽ trở nên dễ chịu hơn. Mỗi cá thể riêng biệt trong đó nhìn nhận được việc họ nên làm và lợi ích mang lại cho họ. Họ cố gắng làm tốt phần việc của mình để khẳng định giá trị bản thân. Nhờ đó, năng suất công việc sẽ tăng lên nhiều lần.

Tuy nhiên, đừng quá tin rằng nếu như chúng ta cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp thì kết quả sẽ tích cực hơn. Ngược lại, nhân viên lại càng cho rằng bạn đang trao cho họ niềm thương cảm không đáng có.

   >> Đọc thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả, tránh sai lầm không đáng có

2.3. Cấp độ 3: Quá trình sản xuất

Tại sao 5 cấp độ lãnh đạo lại đề cập đến sản xuất? Đây được xem là giai đoạn nhà lãnh đạo tạo ra năng suất lao động cao. Nói cách khác, chính họ tự phá bỏ lớp vỏ bọc về quyền hành, chức vụ. Họ hòa mình vào tập thể chung, cùng nhau cố gắng vì mục đích nhất định. Cùng nhau tạo ra giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp.

Cấp độ càng cao, tầm vóc của nhà lãnh đạo càng lớn. Cấp độ 3 đòi hỏi người thực hiện phải thật nhiệt thành, dám xả thân vì nó.

Thực tế cho thấy, có nhiều người không thể sản xuất ra kết quả, dù rằng họ đã trải qua cấp 1 và cấp 2 một cách tuyệt vời. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc bạn chưa thực sự hòa mình vào tập thể. Bạn thiếu một chút cố gắng và nỗ lực, hay đơn giản chỉ là bạn thiếu đi những kỹ năng làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không thể cứ mãi giẫm chân tại chỗ thể này được. Hãy giẫm đạp lên mọi thứ, vượt qua giới hạn của bản thân để chinh phục nhiều đỉnh cao mới của nhà lãnh đạo nhé

2.4. Cấp độ 4: Tập trung vào phát triển con người

Ở giai đoạn kế tiếp này, chúng ta sẽ chuyển định hướng từ việc cùng đồng hành thành những nhà phát triển. Tại sao phải làm thế ư? Thật đơn giản, bởi con người là yếu tố quan trọng sống còn của bất kì tổ chức nào. Và nếu như không có rèn luyện, kiến thức con người sẽ dần thu hẹp lại. Như vậy thì làm sao có thể tiếp tục gia tăng năng suất lao động cho công ty.

Trong 5 cấp độ lãnh đạo thì việc phát triển con người đòi hỏi những nhà lãnh đạo phải có thời gian, công sức và tiền bạc để tìm ra giải pháp. Người xưa thường nói, con người chỉ phát huy tiềm năng tốt nhất khi được làm điều mình thích. Hiểu nôm na thì, mỗi người sẽ có những tố chất riêng. Và sức sáng tạo mạnh mẽ nhất cũng được đặt ở đó. Do vậy, nhà lãnh đạo hãy tạo điều kiện cho những người làm việc phù hợp với khả năng của mình.

Suy cho cùng, phát triển con người không chỉ mang lại giá trị tốt đẹp hơn cho công ty. Nhân viên cũng sẽ đánh giá cao và thầm cảm phục người đã mang cho mình cơ hội đó. Đây mới là thành công mà một nhà lãnh đạo giỏi cần hướng tới.

   >> Đọc thêm: Chính sách thưởng phạt là chưa đủ để khuyến khích nhân viên

2.5. Cấp độ 5: Đạt đến đỉnh cao của lãnh đạo

Sau khi áp dụng mọi chiến thuật từ dễ đến khó, nhà lãnh đạo đạt được đến cảnh giới cao nhất. Ở cấp độ này, nhà lãnh đạo cần có kỹ năng phản xạ tốt và một chút tố chất bẩm sinh.

Nhà lãnh đạo cấp 5 thường là người tầm ảnh hưởng rất lớn, vượt xa phạm vi của một công ty, doanh nghiệp nhỏ. Họ biết tận dụng những điểm mạnh của mình, đồng thời, hạn chế lộ ra những thiếu sót không đáng có. 

Càng ở cấp độ cao, nhà lãnh đạo càng nỗ lực gấp nhiều lần để thành công. Đừng xem đỉnh cao là nấc thang để ghé ngủ qua cơn say. Thay vào đó, hãy hành động để đỉnh cao mãi không bao giờ bị xói mòn.

3. Những yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi

Theo bạn, điều gì tạo nên nhà lãnh đạo giỏi? Và đây là câu trả lời. Nhà lãnh đạo giỏi cần hội tụ nhiều yếu tố. Trong đó, có 5 yếu tố tiên quyết để phác họa chân dung nhà lãnh đạo. Và tất cả những thứ này đều dựa trên 5 cấp độ lãnh đạo chúng ta đã tìm hiểu ở trên.

một nhà lãnh đạo giỏi

Nhà lãnh đạo giỏi biết cách đào tạo người khác

Nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là người có năng lực xuất trúng, hiểu đúng, đủ, sâu lĩnh vực và mình dẫn dắt. Họ biết cách huấn luyện cho những chiến binh của mình ngày càng trở nên xuất chúng hơn.

Nhà lãnh đạo giỏi sẽ là người mở ra con đường, vạch rõ hướng đi cho nhân viên của mình. Họ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho người khác với mong muốn tạo thành một tập thể gắn kết, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp.

Sẵn sàng giao việc cho nhân viên

Nhà lãnh đạo giỏi không phải lúc nào cũng ôm tất cả mọi việc vào người. Sau đó lại phân bổ cho nhân viên cấp dưới. Đây là cách lãnh đạo vô cùng thụ động.

Thay vào đó, nhà lãnh đạo xuất chúng sẽ sẵn sàng giao việc cho nhân viên. Không sợ rằng họ làm sai. Thay vào đó, hãy học cách tin tưởng và tạo động lực cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. Bạn biết đấy, khả năng của con người là có hạn. Nhưng nếu mỗi người đóng góp một chút công sức, hẳn rằng công việc của mình sẽ thật suôn sẻ biết bao.

Nhìn nhận vấn đề dựa trên kết quả công việc

Mục tiêu hướng đến mà mỗi doanh nghiệp đặt ra thường cao hơn nhiều lần so với khả năng thực tế. Nhân viên cảm thấy ngộp thở với suy nghĩ này. Khi đó, nhà lãnh đạo hãy cùng nhân viên ngồi lại, nhìn nhận khả năng đồng thời đưa ra cách mang lại kết quả lại càng quan trọng.

Quan tâm đến nhân viên nhiều hơn

Doanh nghiệp của bạn hoạt động có tốt không là nhờ vào bộ máy nhân viên. Bạn nên hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng của nhân viên thay vì cứ chăm chăm xem nhân viên sẽ đưa lại lợi ích nào cho công ty. 

Trong tầm nhìn chiến lược của công ty, kế hoạch đào tạo, chương trình ngoại khóa gắn kết nhân viên phải luôn được đầu tư chú trọng.

   >> Đọc thêm: 3 quy tắc giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả

3. Tạm kết 

5 cấp độ lãnh đạo của tác giả John Maxwell đã giúp chúng ta hiểu hơn về chân dung của một nhà lãnh đạo xuất chúng. Bạn đang ở cấp độ nào? Dù thế nào đi nữa, hãy cứ cố gắng hoàn thiện mình mỗi ngày. Để trở thành nhà lãnh đạo xuất chúng cần phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Hãy cứ tự tin và kiên định với lựa chọn của mình nhé.

   >>> Đọc thêm:

5 hình thức chấm công hiện đại nhà quản trị cần cập nhật ngay

10 điều tối kỵ trong quản trị nhân sự

Bí kíp quản trị: nghệ thuật xử lý với 5 kiểu nhân viên thường gặp

Hà Thị Hương Thảo
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm