Quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là công việc dễ dàng đối với những nhà lãnh đạo bởi trong quá trình quản lý sẽ luôn luôn xuất hiện những vấn đề và tình huống khác nhau cần xử lý. Những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có thêm những thông tin hữu ích để điều hành hiệu quả hơn.
1. Tổ chức và phân công công việc hợp lý
Người quản trị giỏi là người biết chọn và dùng người chuẩn xác, biết sử dụng đúng nhân sự để giao việc, trao quyền cho họ thực hiện những công việc nằm trong thế mạnh của họ. Đối với những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đa quốc gia việc phân công công việc hợp lý này càng đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng mà đòi hỏi người lãnh đạo phải tường tận về nhân viên của mình, hiểu rõ thế mạnh, năng lực làm việc của từng cá nhân để đưa ra sự sắp xếp phù hợp.
Bên cạnh đó, việc sâu sát tiến độ và hiệu quả công việc của từng nhân viên, áp dụng các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen, thưởng phù hợp cũng là một trong những cách giúp người quản lý chiếm được thiện cảm của nhân viên từ đó gia tăng sự gắn bó, trung thành của mỗi cá nhân với doanh nghiệp.
Xem thêm: Giao việc là gì? Cách để ủy quyền và giao việc hiệu quả
2. Kiểm soát chặt chẽ các thông tin
Là người đứng đầu, việc nắm bắt được tất cả những thông tin, dữ liệu chung về doanh nghiệp của mình là điều kiện bắt buộc. Những thông tin cần thiết sẽ bao gồm: dòng tiền, số lượng hàng hóa, các khoản nợ, doanh sách hàng tồn kho,….
Đơn cử như đối với thông tin về dòng tiền (nguồn sống của mỗi doanh nghiệp), nhà lãnh đạo bắt buộc phải kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, khoản chi, lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian nhất định.
Từ việc nắm giữ và kiểm soát tốt các dữ liệu này, người lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng quan và đưa ra được những đánh giá chính xác về tình trạng kinh doanh thực tại để từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong cách thức hoạt động, chiến lược kinh doanh.
3. Hoạch định chiến lược kinh doanh chi tiết, khoa học
Ngay từ điểm xuất phát mỗi doanh nghiệp đều đặt ra những sứ mệnh, mục tiêu của riêng mình và một chiến lược khoa học, bài bản sẽ điều hướng giúp doanh nghiệp thực hiện hóa những mục tiêu, sứ mệnh đã đề ra.
Ngoài tính đúng đắn, chiến lược phát triển còn cần được vạch ra chi tiết, rõ ràng và cụ thể: cần phải thực hiện công việc gì, bộ phận phụ trách, nhiệm vụ gì và hiệu quả ra sao, thời gian phân bổ và hoàn tất của từng hạng mục,...
Bên cạnh đó, bản kế hoạch cũng phải dự trù trước những tình huống bất trắc, những mối đe dọa và thách thức có thể xảy ra để đưa ra những giải pháp xử lý tương ứng. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi những mối đe dọa làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tâm lý của nhân viên. Song song đó CEO cũng cần trang bị cho mình những kiến thức về xử lý khủng hoảng một cách bài bản và đầy đủ để giúp doanh nghiệp của vượt qua khủng hoảng nếu không may vướng phải.
Xem thêm: Doanh nghiệp quản trị rủi ro – Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Có thể thấy, sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào quá trình quản trị doanh nghiệp. Vì thế, người lãnh đạo cần nắm rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, quản trị để điều hành bộ máy của mình một cách khoa học và hiệu quả nhất. Hiện nay việc sử dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp cũng là một lựa chọn tối ưu hỗ trợ việc quản trị thêm chính xác, tiết kiệm và nhanh gọn hơn.
Với những bí quyết trên đây phần nào sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn và chính xác hơn vai trò của việc quản trị, từ đó, có những phương pháp đúng đắn và hiệu quả, đem lại thành công cho doanh nghiệp của mình.
>>> Xem thêm:
9 mô hình chiến lược và kế hoạch phổ biến nhất
10 bí quyết quản trị doanh nghiệp của người Nhật
Nhà quản trị doanh nghiệp tham khảo ngay 4 xu hướng chiến lược mới