Ngày cập nhật 2025-01-15 12:48:58

Doanh nghiệp quản trị rủi ro – Phòng bệnh hơn chữa bệnh

quản trị rủi ro

Không hẳn tất cả các rủi ro đều mang ý nghĩa tiêu cực, có hại cho doanh nghiệp mà ngược lại, nếu có những dự phòng trước, doanh nghiệp dễ dàng biến rủi ro thành cơ hội kinh doanh. Quản trị rủi ro doanh nghiệp cần phải là một chiến lược quan trọng, tương tự như các chiến lược kinh doanh hay nhân sự khác của doanh nghiệp.

Vậy, quản trị rủi ro là gì? Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả mà bạn nên biết?,... Hãy cùng tìm hiểu tất cả trong bài viết sau của Tanca nhé!

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?

Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) là một chiến lược kinh doanh dựa trên kế hoạch nhằm xác định, đánh giá và chuẩn bị cho bất kỳ nguy hiểm và các tiềm năng khác đối với thảm họa. Đây là một quá trình cải tiến liên tục và vô cùng cần thiết. Kế hoạch quản trị rủi ro thường được thực hiện bởi những vị trí cấp cao của doanh nghiệp (có thể là giám đốc điều hành, chuyên gia tài chính, cố vấn nhân sự,…).

Trong doanh nghiệp, rủi ro có thể chia thành 4 nhóm sau: 

- Rủi ro chiến lược: Đây là các rủi ro xuất phát từ các vấn đề liên quan đến quản trị, môi trường kinh doanh, các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư… (kế hoạch và phân bổ nguồn lực, sáp nhập, mua lại, thoái vốn, môi trường kinh doanh, truyền thông và quan hệ với các bên liên quan…).

- Rủi ro hoạt động: Đây là các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trong hoạt động hàng ngày, rủi ro tới từ các quy trình, hệ thống, con người và văn hóa,… hay do ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài. 

- Rủi ro tài chính: Là các rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính, bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác (như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanh khoản, tín dụng…).

- Rủi ro tuân thủ: Là các rủi ro có liên quan tới việc chấp hành các quy định/nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng/cam kết (môi trường kiểm soát, đạo đức, gian lận, quy định trong hợp đồng,…

Nếu bạn cũng cởi mở với những rủi ro và quản trị nó để tạo ra cơ hội tích cực, bạn có thể làm cho dự án được tiến hành thông minh hơn, sắp xếp hợp lý và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Xem thêm: Mô hình Canvas là gì? Lợi ích và cách ứng dụng trong kinh doanh

Vì sao doanh nghiệp cần quản trị tốt rủi ro?

quản trị rủi ro

Thông thường, rủi ro sẽ có những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Trong khi đó, sự không chắc chắn là trung tâm của rủi ro. Bạn không thể tuyên bố một cách chắc chắn rằng một sự kiện có khả năng xảy ra hay không. Ngoài ra, bạn có thể không thể lường trước được mọi hậu quả của nó nếu sự việc không may xảy ra.

Thế nên, mục đích chính của quản trị rủi ro tại doanh nghiệp là xác định và thực hiện các chiến lược nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để đảm bảo sự liên tục trong kinh doanh. Rủi ro được quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp:

- Tăng khả năng dự đoán các sự kiện bất ngờ.

- Cải thiện việc ra quyết định.

- Tăng độ tin cậy của các báo cáo rủi ro.

- Củng cố niềm tin của các nhà đầu tư và khách hàng.

- Nhận dạng lỗ hổng hiệu quả.

- Định nghĩa các chiến lược ứng phó sự cố phù hợp hơn.

Ngược lại, những doanh nghiệp không có một chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả hoặc không có phương án dự phòng trong những trường hợp cực đoan nhất sẽ có nguy cơ phải chịu đựng những hậu quả vượt quá khả năng phản ứng của doanh nghiệp đó. Thậm chí có thể sụp đỗ nếu rủi ro xảy ra là quá lớn.

5 bước quản trị rủi ro tại doanh nghiệp

1. Dự đoán rủi ro có thể xảy đến

Một chiến lược quản trị rủi ro phù hợp có thể giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng dự đoán tương lai, phát hiện sớm sự xuất hiện các mối đe dọa đến sự phát triển của doanh nghiệp nhằm đề ra phương án đối phó hiệu quả nhất.

Để có thể dự đoán được sự cố, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải có đầy đủ dữ liệu, báo cáo để để đưa ra được phân tích chi tiết nhất những rủi ro có thể xảy ra. Trước khi lập kế hoạch, bạn cần phải suy nghĩ không chỉ là tình hình hiện tại của công ty mà cả các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, ngay có khi tình huống đó dường như không thể xảy ra.

Như phần đầu bài viết có nói, rủi ro cũng có thể đại diện cho cơ hội nên nếu doanh nghiệp có khả năng dự đoán chúng thì có nghĩa là có thêm một cơ hội để đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp của bạn.

2. Xác định thứ tự ưu tiên cho các loại rủi ro

Đánh giá rủi ro cần được xem xét tổng hợp ở 2 yếu tố: (1) mức độ ảnh hưởng, (2) khả năng xảy ra. Tùy thuộc tình hình mà cân nhắc sử dụng phương pháp đánh giá theo định tính (sử dụng ma trận dạng bảng với mỗi cột là 1 yếu tố với các mức độ khác nhau của từng yếu tố) hay định lượng (sử dụng chấm điểm và trọng số tương ứng cho từng yếu tố).

Tất cả các yếu tố trong doanh nghiệp đều có thể được đánh giá để quy về mức độ rủi ro tương ứng, từ nhẹ đến gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp cả thương hiệu lẫn lợi ích kinh tế. Xác định được mức độ sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được thang bậc ưu tiên xử lý nếu chẳng may một hoặc nhiều rủi ro cùng xảy ra. 

Xem thêm: Mô hình SMART là gì? Lợi ích, cách ứng dụng và ví dụ thực tiễn

3. Xác định vai trò của từng thành viên trong chiến lược 

Thiết lập vai trò và trách nhiệm phù hợp với khả năng của từng thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả. Chiến lược quản trị rủi ro không chỉ ảnh hưởng đến các quy trình của công ty mà còn cả văn hóa của công ty.

Tại sao? Bởi vì việc thực hiện một kế hoạch kiểm soát sẽ dễ dàng hơn nhiều khi mà tất cả các tác nhân tham gia đều bị thuyết phục về tầm quan trọng của các chiến lược nhằm đảo bảo sự thành công của doanh nghiệp. Mặt khác, điều quan trọng là không đánh giá thấp sự cần thiết phải xác định một nhóm quản trị rủi ro có liên quan đến sự lãnh đạo và kỹ năng của người quản lý.

4. Tuyên truyền nội bộ về chiến lược quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp nên tất cả những người liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nên nhận thức được các biện pháp tại chỗ để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các sự kiện không lường trước được.

Chiến lược quản trị rủi ro nên được truyền tải rõ ràng cho cả nhân viên nói chung và các cấp quản lý cấp cao để mọi người đều biết được tính cấp bách của vấn đề cũng như xác định được nhiệm vụ của mình trong chiến lược đó.

Xem thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Cách xây dựng chiến lược hiệu quả

5. Đầu tư một công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp

Việc sử dụng những công cụ quản trị doanh nghiệp lỗi thời và hạn chế khả năng làm việc có thể là rào cản để doanh nghiệp xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro hoàn hảo. Các công ty đi đầu trong công nghệ đã sử dụng chuyển đổi số như là một yếu tố để duy trì khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường.

Nếu những gì bạn muốn là đạt được kết quả thực sự hiệu quả cả về kết quả kinh doanh lẫn sự hài lòng của khách hàng thì đầu tư vào một giải pháp quản trị toàn diện doanh nghiệp là hiệu quả nhất. Các phần mềm quản trị doanh nghiệp hiện nay đa phần đều có khả năng đo lường, phân tích và trích xuất mọi báo cáo cần thiết phục vụ công tác hoạch định chiến lược, quản trị rủi ro tại doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

Leadership là gì? Những yêu cầu cần có của khả năng Leadership

Design Thinking là gì? 5 Bước trong quy trình Design Thinking

9 mô hình chiến lược và kế hoạch phổ biến nhất

Trần Viết Quân
Bài viết mới
Bài viết liên quan