Ngày cập nhật 2024-12-22 09:51:34

Leadership là gì? Những yêu cầu cần có của khả năng Leadership

Leadership là gì?

Leadership là gì

Leadership có nghĩa là khả năng lãnh đạo, là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với một nhà điều hành, nhà quản lý. Khả năng lãnh đạo là khả năng xác lập hướng đi, sử dụng các kỹ năng của mình, dẫn dắt đội ngũ nhân viên của mình thực hiện công việc để đạt được mục tiêu hoạt động của tổ chức một cách xuất sắc nhất có thể.

Nếu một Leader sở hữu khả năng lãnh đạo thì không có lý do gì mà bộ máy hoạt động doanh nghiệp lại hoạt động không hiệu quả. Đó là lý do mà Leadership luôn là điều mà một nhà lãnh đạo cần quan tâm và không thể thiếu trong suốt quá trình công tác của mình.

Những yêu cầu cần có của khả năng Leadership

khả năng Leadership

1. Biết cách quản lý công việc

Bạn có biết bí quyết đầu tiên mang lại sự thành công của một nhà quản lý là gì không? Đó chính là biết phân chia công việc cùng với việc sắp xếp thời gian làm việc của mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. 

Đối với bất cứ một tổ chức hoạt động kinh doanh nào cũng vậy, dù quy mô lớn hay nhỏ thì vài trò, chức năng và trách nhiệm của một Leader là như nhau. Bạn phải chắc chắn các thành viên trong team đang làm gì, làm như thế nào, có khó khăn gì không… Điều này cực kỳ quan trọng vì bạn phải nắm tiến độ dự án để báo cáo cấp trên và có phương án sẵn cho tình huống xấu.

Đương nhiên khối lượng công việc cũng rất lớn, nếu không quản lý công việc tốt thì bạn không thể quản lý được đội ngũ nhân viên.

Xem thêm: Top 7 phần mềm quản lý công việc phổ biến nhất

2. Hiểu rõ team của bạn

Để giao việc đúng cách cho nhân viên, bạn phải hiểu rõ từng điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong team. Với thành viên mới, hãy trao đổi kỹ trước khi giao việc. Dĩ nhiên khi giao việc đúng chuyên môn sẽ giải quyết mau lẹ hơn, nhưng đôi lúc cũng cần giao những việc thử thách hơn.

Cần lập danh sách bao gồm các thông số mà bạn có thể quản lý thành viên theo từng tiêu chí về kỹ năng, thế mạnh của thành viên để bố trí công việc dễ dàng hơn.

3. Luôn có trách nhiệm với nhân viên

Với vai trò là một Leader thì không thể bỏ qua được yếu tố này. Trách nhiệm không chỉ với công việc mà conf với với chính đội ngũ nhân viên của mình. Họ không phải chỉ là cấp dưới mà còn là những người cộng sự cùng trên một chiến tuyến vượt qua mọi thử thách và khó khăn của thương trường.

Và bạn là một nhà điều hành, thì những vấn đề trong bộ máy phải là người nắm rõ nhất, kể cả những rủi ro. Nên nhận trách nhiệm cũng là một trong những điều mà một Leader cần hiểu.

4. Khả năng thúc đẩy, truyền cảm hứng cho nhân viên

Động lực là chìa khóa cho thành công, nó có thể thúc đẩy sự gắn kết mạnh mẽ của nhân viên, hiệu suất làm việc và sự sáng tạo trong công việc.

Theo các nghiên cứu chuyên sâu, động lực sẽ giúp nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân của mình, tạo tiền đề để nhân viên đó có thể học hỏi và phát triển hết tiềm lực của bản thân.

Với vai trò là người lãnh đạo, bạn không chỉ phải giữ động lực cho bản thân mà còn cần biết cách truyền động lực cho nhân viên của mình.

Hãy tạo động lực cho nhân viên bằng cách khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích nhân viên khi họ làm tốt công việc của mình. Thường xuyên tổ chức các bài tập xây dựng đội nhóm và tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm gắn kết và làm quen với nhau. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nên cung cấp cho nhân viên của mình cơ hội phát triển. 

5. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình là kỹ năng quan trọng mà một người lãnh đạo cần có. Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội.

Với team của mình, bạn phải giao tiếp cởi mở với từng thành viên bằng cách trực tiếp hay gián tiếp (chat, email), cùng tham gia vào hoạt động của team, chia sẻ ý tưởng và thực hiện với nhau. Chính điều này giúp team bạn gắn kết hơn và bạn có thêm sự tin tưởng từ mọi người.

Trong những cuộc họp bạn cần thể hiện được kỹ năng thuyết trình và thuyết phục với các đối tác và khách hàng. 

6. Đưa ra quyết định

Đây là một thử thách trong kỹ năng lãnh đạo. Khi đối mặt với quyết định 50 – 50, bạn phải chọn 1. Bạn phải có quyết định đúng để không gây ảnh hưởng đến tập thể. Để đưa ra quyết định chính xác và kịp thời, bạn nên:

- Thu thập thông tin càng nhiều càng tốt để đánh giá chính xác ưu và nhược của mỗi phương án.

- Chọn phương án bạn cảm thấy tự tin nhất, nhưng nếu vẫn chưa có thì nên thảo luận với toàn team, bao gồm cả cấp trên.

- Dám chấp nhận thất bại nếu bạn đã quyết định sai và rút bài học kinh nghiệm.

Các câu hỏi thường gặp về Leadership

câu hỏi về Leadership

1. Leadership có phải là một chức danh không?

Leadership không và chẳng liên quan gì đến thâm niên hay vị trí cấp độ trong cơ cấu phân cấp của doanh nghiệp. Khả năng lãnh đạo sẽ không tự động xảy ra hoặc có được khi bạn đang đạt đến một chức vụ hay mức thu nhập cố định nào cả.

Thực tế thì Leadership là yếu tố mà ai cũng có thể có, bất cứ là một vị trí công việc nào cũng vậy. Bởi Leadership là khả năng một ai đó có thể tập hợp được những kỹ năng quản lý, khả năng làm việc độc lập, chủ động trong công việc và có tính tác động lên hiệu quả công việc của người khác.

2. Làm thế nào để nhân viên tự trau dồi khả năng Leadership

Trong phạm vi cá nhân thì lãnh đạo bản thân chính là điều khó khăn nhất và là bước đầu tiên trong chuỗi Leadership. Chỉ khi chúng ta đã đủ tự tin cho chính bản thân mình vào khuôn phép, và đảm bảo rằng những khuôn phép đó sẽ mang lại quả với chính bản thân mình.

Xem thêm: 6 kỹ năng quản lý công việc cần ghi nhớ

3. Leadership có phải là management?

Câu trả lời là không. Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm và phạm trù khác nhau, không thể nào đi chung trong cùng một khái niệm được. Nếu nhóm bạn có 20 người dưới bạn, bạn là một quản lý và bạn phải quản lý mọi thứ từ việc lên kế hoạch, đo lường, giám sát, hỗ trợ, đôn đốc, nhắc nhở,…bạn đang là một người quản lý tốt. 

Những nhà lãnh đạo họ không làm như thế, Leadership là lãnh đạo, đó là một quá trình ảnh hưởng đến đội nhóm, nhằm tối đa khả năng và nỗ lực của mọi người để giúp bạn và nhóm đạt được mục tiêu. (Theo khái niệm của ông Kevin Kruse viết trên tạp chí Forbes)

>>>Xem thêm:

Giao việc là gì? Cách để ủy quyền và giao việc hiệu quả

Kaizen là gì? Vai trò của Kaizen trong quản trị doanh nghiệp

Năng lực là gì? Cách nâng cao năng lực cho bản thân

Trần Viết Quân
Bài viết mới
Bài viết liên quan