Ngày cập nhật 2024-11-21 15:58:18

Năng lực là gì? Cách nâng cao năng lực cho bản thân

Năng lực là gì?

Năng lực là gì

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học Năng lực (Competency) là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.

Các dạng năng lực

Tâm lý học chia năng lực thành 2 dạng khác nhau là năng lực chung và năng lực chuyên môn:

- Năng lực chung sẽ cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau, ví dụ như năng lực phán xét tư duy, năng lực khái quát hoá, năng lực tưởng tượng,...

- Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học,...

Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung.

Trong thực tế, mọi hoạt động muốn có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình. 

Năng lực của con người được ví như như một tảng băng trôi, bao gồm 2 phần: phần nổi và phần chìm.

- Phần nổi chiếm 10% – 20%: Đây là nền tảng được giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng, cảm xúc thật,… có thể nhìn thấy được thông qua các hình thức quan sát, phỏng vấn, đánh giá và theo dõi sổ sách.

- Phần chìm chiếm 80% – 90%: Là phong cách tư duy (Thinking style), đặc tính hành vi (Behavioral traits), sở thích nghề nghiệp (Occupational interests), sự phù hợp với công việc (Job fit),… còn tiềm ẩn, chỉ được phát hiện và phát huy trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Xem thêm: DISC là gì? Cách ứng dụng DISC trong công việc và cuộc sống

Phân biệt năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo

Phân biệt năng lực

Chúng ta rất dễ nhầm lẫn năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo với nhau, vì thế đầu tiên hãy nắm rõ khái niệm đã nhé:

- Trí thức là những hiểu biết thu nhân được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống của mình. .

- Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thức tế để tiến hành một hoạt động nào đó.

- Kỹ xảo là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức và việc mình đang làm. 

Cần thấy rằng giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cos quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực tư duy không thể phát triển cao ở người có trình độ học vấn thấp. Năng lực tổ chức không thế có được ở người chưa hề quản lý, điều hành một đơn vị sản xuất, kinh doanh cụ thể. 

Do vậy khi đánh giá năng lực của một người cần phải căn cứ vào hiệu quả sản xuất hoàn thành công việc là chính, đồng thời cũng cần biết được trình độ học vấn và quá trình công tắc của người đó nữa.

Xem thêm: Design Thinking là gì? 5 Bước trong quy trình Design Thinking

Vai trò của năng lực

Năng lực là một trong những yếu tố quan trọng đối với con người, cụ thể:

- Năng lực giúp chúng ta góp phần giải quyết, hoàn thành những vấn đề phát sinh nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn

- Năng lực giúp chúng ta tiếp thu những kiến thức vận dụng vào áp dụng công việc một cách linh hoạt, phát triển các kỹ năng, trau dồi vốn hiểu biết của mình.

Hầu hết mọi hoạt động và công việc trong cuộc sống đều cần đến năng lực ở trình độ nhất định. Năng lực sẽ tạo điều kiện hoàn thành công việc tốt hơn, mở rộng con đường sự nghiệp trong tương lai.

Vì thế, bản thân bạn phải tìm cách nâng cao năng lực cho bản thân, còn những nhà tuyển dụng sẽ cần tìm cách để đánh giá năng lực của nhân viên một cách chính xác nhất. 

Cách nâng cao năng lực cho bản thân

Cách nâng cao năng lực

1. Lên kế hoạch mỗi ngày

Dành một chút thời gian mỗi tối để lập kế hoạch công việc rõ ràng cho ngày mai là điều cực kỳ hữu ích. Bản kế hoạch những việc cần làm sẽ tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian suy nghĩ. Quan trọng hơn là bạn sẽ không bỏ lỡ công việc nào mà mình đã lên kế hoạch trước. 

Và khi bạn lên trước kế hoạch sẽ có thêm thời gian để nghĩ ra giải pháp thực hiện hiệu quả nhất. Đây là thói quen tốt mọi người có thể thử duy trì hàng ngày.

2. Chuẩn bị trước các phương án

Khi làm một công việc nào đó, cần chuẩn bị trước các phương án, trường hợp có thể phát sinh xảy ra. Từ đó, đưa ra các cách giải quyết phù hợp nhất, dần dần việc đưa ra phương án đó sẽ tạo thành một thói quen dù có phát sinh những việc gì khó thì chúng ta cũng đã sẵn sàng xử lý.

3. Học cách nói “không”

Những người có năng lực cao thường rất tập trung trong công việc. Từ chối những công việc không phù hợp, không cần thiết, không hữu ích đối với bạn sẽ giúp bạn tập trung vào công việc chính hiệu quả hơn.

Hãy mạnh dạn nói không với những cuộc hẹn vô bổ, những lời rủ rê không cần thiết, bạn sẽ có thời gian để hoàn thành những công việc quan trọng của mình.

4. Thử sức ở một vai trò mới

Khả năng tiềm ẩn trong con người bạn là vô cùng rộng lớn mà bạn khó có thể hình dung được. Vì vậy đừng bao giờ tự giới hạn bản thân trong một phạm vi nhất định. Hãy thử sức nghiên cứu những công việc mới, thử sức trong một lĩnh vực mới.

Tiếp xúc, học hỏi đa dạng trong môi trường khác nhau, từ đó tạo nền móng vững chắc về kiến thức hỗ trợ phát triển năng lực.

>>> Xem thêm: 

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách ứng dụng trong Kinh doanh, Marketing và Nhân sự

Nguyên tắc Pareto là gì? Hiểu và áp dụng nguyên tắc 80/20 hiệu quả

Kaizen là gì? Vai trò của Kaizen trong quản trị doanh nghiệp

Trần Viết Quân