Scent Marketing là gì? Liệu bạn đã có nhiều thông tin về chiến lược marketing cho thương hiệu bằng cách sử dụng mùi hương hay chưa? Theo dõi bài viết sau của Tanca để hiểu sâu hơn về phương pháp tiếp thị này.
Scent Marketing là gì?
Tiếp thị mùi hương, còn được gọi là scent marketing, fragrance marketing, olfactory marketing, hoặc ambient scent marketing, là một phương pháp sử dụng mùi hương dễ chịu để nâng cao hình ảnh thương hiệu của công ty, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng doanh thu. Tiếp thị mùi hương cũng có thể kéo dài thời gian khách hàng ở trong cửa hàng.
Hình thức tiếp thị tinh tế này cho phép các công ty kết nối với khách hàng của họ ở mức độ tình cảm. Nó được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, hãng hàng không và nhiều ngành khác. Tiếp thị mùi hương không chỉ đơn giản là phát mùi của sản phẩm trong cửa hàng. Có nhiều yếu tố liên quan đến việc tạo ra chiến dịch tiếp thị mùi hương hiệu quả, từ việc chọn loại mùi hương sử dụng, đến việc lựa chọn vị trí và phương pháp phân phối mùi hương. Ví dụ, nhiều công ty thực phẩm, nhà sản xuất sản phẩm làm đẹp và chất tẩy rửa gia dụng in mùi hương lên nhãn bao bì để thúc đẩy việc bán hàng.
Xem thêm:
Vì sao nên áp dụng Scent Marketing?
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo ra trải nghiệm mua hàng đáng nhớ và kết nối cảm xúc với người tiêu dùng trở nên vô cùng quan trọng để thuyết phục khách hàng chi tiêu và xây dựng sự trung thành với thương hiệu.
Trong số 5 giác quan của con người, khứu giác gây xúc cảm mạnh nhất và nhanh nhất. Từ những thông tin mà SmartScent đã cung cấp về "Scent Marketing là gì", bạn chắc chắn đã nhận ra tầm quan trọng của nó. Bằng cách sử dụng mùi hương, thương hiệu có thể ngay lập tức kết nối với khách hàng và tạo ra những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt, đồng thời tạo ra trải nghiệm mua hàng đáng nhớ.
Scent Marketing có khả năng thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu và nâng cao nhận thức về giá trị và nhận diện thương hiệu.
Các hình thức Scent Marketing
Có những hình thức của Scent Marketing nào? Hãy cùng Glints khám phá trong phần này.
- Aroma Billboard: Hình thức này đảm bảo một mùi hương đồng nhất trên toàn bộ không gian kinh doanh. Ngay từ khi khách hàng bước vào cửa hàng, họ sẽ trải nghiệm một mùi hương đặc trưng của thương hiệu, để tạo ấn tượng tốt hơn trong hành trình của họ.
- Thematic: Hình thức này liên quan đến việc sử dụng mùi hương liên quan đến sản phẩm kinh doanh. Ví dụ, các quán cà phê có thể sử dụng hương cà phê rang để thu hút khách hàng.
- Ambient smells: Đối với hình thức này, doanh nghiệp sử dụng các loại tinh dầu để khử mùi khó chịu trong cửa hàng, đặc biệt là trong nhà hàng, quán ăn, và các địa điểm tương tự, nhằm giữ không khí trong cửa hàng luôn tươi mới và trong lành.
- Signature smells: Hình thức này tạo ra một mùi hương đặc trưng, khiến khách hàng liên tưởng ngay đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của nó mỗi khi gặp mùi hương đó. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, cần phải có quá trình nghiên cứu và lựa chọn cẩn thận.
Lợi ích của Scent Marketing
Scent marketing thu hút khách hàng
Mùi hương có khả năng thu hút và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của con người. Ví dụ, khi đi qua một con phố với mùi hương cà phê thơm phức, chắc hẳn bạn sẽ tò mò và quan sát xem có quán cà phê nào xung quanh.
Trong lĩnh vực sản phẩm ăn uống, mùi hương đóng vai trò kích thích sự thèm ăn của con người. Do đó, đây là một hình thức tiếp thị mang lại hiệu quả thu hút khách hàng tốt.
Scent marketing thúc đẩy hành vi của khách hàng
Mùi hương có thể thay đổi cảm nhận và tương tác của khách hàng với môi trường xung quanh. Một mùi hương tốt có thể cải thiện tâm trạng, làm cho khách hàng từ trạng thái không tốt trở nên tốt hơn. Khách hàng hài lòng với mùi hương xung quanh có thể trở nên mở lòng hơn khi xem xét sản phẩm và dịch vụ bổ sung.
Ví dụ, quán cà phê và trà là một điển hình. Rất nhiều người cho biết họ thích mùi hương của hạt cà phê rang ngay cả khi họ không uống cà phê tại đó. Sử dụng mùi hương cà phê rang để thu hút khách hàng có thể thuyết phục họ mua bánh ngọt hoặc đồ uống không chứa cà phê. Điều này đặc biệt hiệu quả trong những ngày lạnh ở miền bắc hoặc tại Đà Lạt. Hoặc trong những ngày mưa, mùi hương này có thể mang lại cảm giác ấm áp đặc biệt.
Scent marketing giúp giữ chân khách hàng
Để nói một cách đơn giản, mọi người thường thích ở những nơi có mùi thơm dễ chịu. Nhân viên bán hàng bất động sản sử dụng mùi hương để tạo cảm giác như ở nhà, từ đó tăng sự thoải mái và giữ khách hàng ở lại lâu hơn. Địa điểm với mùi thơm dễ chịu sẽ thu hút khách hàng tiềm năng ở lại lâu hơn.
Việc khách hàng ở trong cửa hàng của bạn trong thời gian dài tăng khả năng mua sản phẩm của bạn. Trong thời gian này, hoạt động tiếp thị tại cửa hàng sẽ bao gồm tư vấn, giới thiệu các lợi ích của sản phẩm và nhân viên bán hàng có thời gian để giới thiệu các chương trình khuyến mãi và các sản phẩm khác.
Ví dụ, một khách hàng đến cửa hàng của bạn cùng với một người bạn mà không có ý định mua bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, sau một thời gian quan sát bạn của họ, họ bắt đầu quan tâm đến một số mặt hàng cụ thể hoặc xem giá cả. Khi khách hàng ở trong cửa hàng của bạn trong thời gian dài, bạn có thể chuyển đổi khách hàng không tiềm năng thành khách hàng tiềm năng và khách hàng sẽ tìm thấy niềm vui trong việc khám phá nhiều sản phẩm hơn.
Scent marketing nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Tiếp thị mùi hương mang lại nhiều lợi ích cho chủ cửa hàng. Nó không chỉ tác động đến hành vi mua hàng mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm phong phú.
Một ví dụ điển hình là Williams-Sonoma, một công ty nổi tiếng tại Mỹ chuyên kinh doanh nội thất và đồ dùng nhà bếp. Ngay cả khi bạn không ở gần cửa hàng và đã không đến đó trong nhiều năm, bạn có thể tưởng tượng được "mùi" chào đón khi bước vào bên trong.
Williams-Sonoma chủ yếu bán các sản phẩm liên quan đến nấu ăn và trang trí nhà bếp. Tuy nhiên, hầu hết các cửa hàng của họ lại mang mùi thơm mạnh của các loại thảo mộc, chanh và dầu ô liu. Thông thường, các cửa hàng đặt các thiết bị tạo mùi xung quanh để tạo ra một trải nghiệm thực tế, khiến khách hàng có cảm giác muốn nấu ăn, từ đó tăng khả năng mua hàng.
Hãy suy nghĩ về toàn bộ hành trình của khách hàng liên quan đến quá trình mua hàng. Bạn đang tạo ra một trải nghiệm đa giác quan, kết hợp cả khứu giác, thị giác và các giác quan khác để tạo thành một trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.
Scent marketing giúp tạo sự khác biệt của thương hiệu
Ấn tượng về mùi hương có khả năng ghi sâu vào tâm trí khách hàng, kéo dài sau vài tháng, thậm chí sau vài năm kể từ khi họ rời khỏi cửa hàng của bạn.
Tiếp thị mùi hương đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Bằng cách sử dụng mùi hương đặc trưng, bạn có thể kết nối thương hiệu mình với tâm trí khách hàng. Ngay cả khi họ không nghĩ về sản phẩm cụ thể của bạn, nếu thương hiệu của bạn gợi nhớ mùi hương, khả năng khách hàng sẽ trở lại cửa hàng của bạn là rất cao. Mùi hương đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác và ký ức, đóng góp vào trải nghiệm độc đáo và đặc biệt cho khách hàng.
Scent marketing tăng hiệu suất công việc của nhân viên
Sử dụng scent marketing/tiếp thị bằng mùi hương không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng của bạn, mà còn cho nhân viên làm việc trong môi trường đó.
Một môi trường có mùi thơm có thể làm cho nhân viên tỉnh táo và hiệu quả hơn. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ ít gặp lỗi hơn và luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng.
Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi có mùi thơm. Điều này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn khi tiếp đón khách, và họ sẽ không phải đối mặt với những khách hàng vô lễ hoặc khó tính.
Tất nhiên, những nhân viên làm việc hiệu quả và hữu ích cũng là một lợi ích lớn cho doanh nghiệp của bạn. Khách hàng sẽ cảm thấy hạnh phúc với những người họ gặp và có khả năng quay lại lần sau hoặc giới thiệu bạn cho bạn bè của họ. Đây là một cách tuyệt vời để đạt được hai mục tiêu cùng một lúc.
Scent marketing kiểm soát mùi khó chịu từ sản phẩm / cửa hàng
Không ai muốn khi khách hàng bước vào cửa hàng mà phải chịu đựng những mùi khó chịu. Đó có thể là mùi từ sản phẩm của bạn, mùi của gạch, sơn, nguyên vật liệu và nhiều loại khác. Điều này đặc biệt dễ nhận thấy qua mùi vải trong cửa hàng quần áo hay mùi dầu chiên từ nhà hàng.
Nếu bạn không áp dụng scent marketing, những mùi hương này có thể tạo ra trải nghiệm không tốt cho khách hàng. Bằng cách kiểm soát mùi hương trong doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ có quyền quyết định mùi thơm mà khách hàng trải nghiệm.
Những lĩnh vực có thể sử dụng Scent Marketing
Ứng dụng Scent Marketing rất linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, giúp bạn tăng cường giá trị cá nhân và thương hiệu, đồng thời mang lại hiệu quả đáng kể cho hoạt động kinh doanh của bạn.
- Ngành thời trang: sử dụng mùi hương dễ chịu và mang đặc trưng riêng sẽ làm cho khách hàng ở lại cửa hàng lâu hơn. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ chi tiêu nhiều hơn. Thực tế, 59% khách hàng đã chứng minh rằng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn khi có tác động của mùi hương.
- Nhà hàng và khách sạn: khách hàng luôn đánh giá không gian có mùi hương sang trọng và đẳng cấp hơn. Điều này tạo cho họ một ấn tượng tốt và khuyến khích họ trải nghiệm dịch vụ một cách tốt hơn.
- Bất động sản: việc sử dụng máy tạo mùi hương trong các căn nhà mẫu giúp tạo ra một không gian ấm cúng và dễ chịu, thúc đẩy cảm xúc tích cực và khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định mua. Một nghiên cứu bất ngờ đã chỉ ra rằng 75% cảm xúc của con người được chi phối bởi khứu giác.
- Sức khỏe và thẩm mỹ: mùi hương có tác dụng trấn an tinh thần và giảm căng thẳng, mang lại sự thư giãn và cải thiện tâm trạng cho khách hàng.
- Tòa nhà văn phòng: việc sử dụng mùi hương trong phòng họp VIP sẽ giúp đối tác đánh giá cao sự chuyên nghiệp, đẳng cấp và phong cách của bạn.
Cách triển khai Scent Marketing
Có nhiều cách khác nhau để áp dụng Scent Marketing. Các công ty có thể sử dụng mùi hương để thu hút khách hàng mới, tạo ra trải nghiệm thương hiệu gắn kết và ảnh hưởng đến nhân viên. Theo iCHARM, Scent Marketing có thể được phân loại thành bốn dạng chính:
Aroma billboard
Điều này thường được người ta liên tưởng đến khi nói đến hình ảnh marketing thông qua mùi hương. Đó là khi một công ty kết hợp một mùi hương mạnh, gây chú ý với thương hiệu của họ. Mùi hương này có thể được sử dụng như một loại "biển quảng cáo vô hình", xuất hiện đồng nhất ở mọi địa điểm và tạo nên sự nhận diện cho thương hiệu.
Ví dụ cụ thể là chuỗi cửa hàng Bloom, họ áp dụng scent marketing bằng cách sử dụng bảng quảng cáo có mùi thịt nướng.
Thematic
Mùi hương dạng này thường liên quan đến loại hình kinh doanh mà bạn đang áp dụng. Chúng có tính tinh tế hơn so với các aroma billboard thơm và thường mang tính chung chung hơn. Ví dụ, các spa thường sử dụng mùi hương tươi mát để tạo cảm giác "feeling" cho dịch vụ của họ. Nói chung, khi sử dụng mùi hương theo chủ đề, bạn nên lựa chọn một loại mùi mà khi khách hàng ngửi thấy, họ sẽ cảm nhận được ngay bạn đang kinh doanh lĩnh vực gì.
Ambient smells
Đây là những mùi hương rất tinh tế và dễ chịu. Đôi khi chúng được sử dụng để "che đậy" mùi hôi hoặc mang lại hương thơm cho khu vực kinh doanh của bạn. Ví dụ, các phòng tắm công cộng ở trung tâm thương mại thường sử dụng các mùi hương trong dạng Ambient smells. Những mùi này thường nhẹ nhàng và dễ chịu.
Signature smells
Nhiều cơ sở bán lẻ hoặc cửa hàng thời trang thường sử dụng mùi hương đặc trưng của riêng mình. Đôi khi đó là một loại nước hoa mà thương hiệu bán, hoặc một mùi hương được liên kết với một người nổi tiếng, tạo ra một cảm giác đặc biệt. Trong trường hợp này, một mùi hương duy nhất thường được sử dụng và khiến cho việc chuyển đến một nơi khác cũng kích hoạt lại ký ức. Abercrombie & Fitch, với cửa hàng của họ mang mùi hương đặc trưng, là một ví dụ tuyệt vời về cách một công ty sử dụng mùi hương để tạo sự đặc trưng.
Kết luận
Với những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp qua bài viết trên, hy vọng đã giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn cho câu hỏi Scent Marketing là gì? Đừng quên theo dõi Tanca mỗi ngày để thường xuyên đọc được những bài viết thú vị khác về marketing.