Ngày cập nhật 2024-10-17 20:50:55

Target là gì? Doanh nghiệp có cần target đúng thị trường?

Target là gì? Trong ngôn ngữ kinh doanh và tiếp thị, khái niệm "target" đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đối tượng mục tiêu của một chiến lược hay một chiến dịch cụ thể. Vậy thì làm cách nào để xác định được "target" cho doanh nghiệp của mình? Hãy cùng Tanca tìm hiểu ngay bài viết bên dưới!

Target là gì?

Target

Thị trường mục tiêu là một nhóm người cụ thể có những đặc điểm chung mà doanh nghiệp hướng đến để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Đây là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị, giúp các công ty hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng và xây dựng kế hoạch tiếp thị nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

Việc xác định target là bước không thể thiếu trong mọi dự án kinh doanh, bất kể đó là một tập đoàn lớn trong danh sách có hàng trăm nhân viên hay một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Biết rõ thị trường mục tiêu của bạn sẽ tạo điều kiện cho sự thành công.

Xem thêm: Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate - CR)

Ví dụ về thị trường mục tiêu

Công ty đồ chơi trẻ em

  • Thị trường Target: Trẻ em từ 3 đến 8 tuổi và các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này.
  • Đặc điểm chung: Yêu thích đồ chơi, phụ huynh có thu nhập từ trung bình đến cao, quan tâm đến giáo dục và sự phát triển của con cái.

Cửa hàng thời trang cao cấp

  • Thị trường Target: Phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi sống ở các thành phố lớn.
  • Đặc điểm chung: Thu nhập cao, quan tâm đến phong cách và thời trang, sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm thời trang chất lượng cao.

Dịch vụ giao đồ ăn nhanh

  • Thị trường Target: Người trẻ tuổi từ 18 đến 30 sống ở các khu vực đô thị.
  • Đặc điểm chung: Bận rộn, ít thời gian nấu nướng, thích sự tiện lợi, có xu hướng sử dụng các ứng dụng di động để đặt hàng.

Phòng tập gym

  • Thị trường Target: Nam và nữ từ 20 đến 45 tuổi.
  • Đặc điểm chung: Quan tâm đến sức khỏe và thể hình, có thu nhập ổn định, sống ở gần khu vực phòng tập, có thời gian và động lực để tập luyện thường xuyên.

Hiểu thêm về các loại Target

Target Audience

Là nhóm người mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức nhắm đến và muốn tương tác, tiếp cận, tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến họ. Đây là những người có những đặc điểm chung như sở thích, nhu cầu, tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, hay bất kỳ yếu tố nào khác mà doanh nghiệp nhận thấy là quan trọng để hướng đến và tạo sự tương tác hiệu quả với mong muốn biến họ từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thật sự.

Target Facebook Ads

là quá trình lựa chọn và định hướng đối tượng mục tiêu cho các quảng cáo trên nền tảng Facebook. Điều này cho phép bạn xác định một nhóm người cụ thể mà bạn muốn hiển thị quảng cáo, dựa trên các tiêu chí mà đội ngũ marketing đã đặt ra đối với chiến lược marketing.

Mục tiêu của việc sử dụng Target Facebook Ads là để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn được hiển thị cho những người có khả năng quan tâm và phản hồi tích cực. Bằng cách chọn một target audience phù hợp, bạn có thể tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng và nâng cao hiệu quả tiếp thị của mình trên Facebook.

Sales Target

Đây là mục tiêu doanh số bán hàng mà một doanh nghiệp hoặc một nhân viên bán hàng đặt ra để đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó thường được xác định dựa trên các yếu tố như doanh thu, số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được bán ra, khách hàng mới thu hút, hay bất kỳ chỉ số nào khác liên quan đến hoạt động bán hàng.

Mục tiêu của sales target là để cung cấp một mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho nhân viên bán hàng hoặc doanh nghiệp, giúp họ tập trung và định hướng công việc của mình để đạt được mục tiêu doanh số. Sales target cũng thúc đẩy sự đo lường và theo dõi tiến độ, giúp quản lý và nhân viên bán hàng biết liệu họ đang tiến tới hoặc đạt được kết quả kinh doanh hay không.

Xem thêm:

Target có thật sự quan trọng với doanh nghiệp?

mục tiêu

Trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc xác định và tập trung vào một thị trường mục tiêu cụ thể (target market) là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp đạt được thành công bền vững. Vậy, target có thật sự quan trọng với doanh nghiệp? Câu trả lời chắc chắn là có, và xem tiếp bài viết dưới đây để biết lý do tại sao:

Tăng cường hiệu quả tiếp thị

Xác định target market giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, từ đó tạo ra các chiến lược tiếp thị chính xác và hiệu quả hơn. Thay vì lãng phí nguồn lực để tiếp cận mọi người, doanh nghiệp có thể tập trung vào những nhóm người có khả năng mua hàng cao nhất. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ

Khi biết rõ chân dung khách hàng mục tiêu là những ai, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ. Sản phẩm được thiết kế đúng với sở thích và yêu cầu của khách hàng sẽ có sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn, từ đó tăng doanh số bán hàng và độ hài lòng của khách hàng.

Cải thiện chiến lược truyền thông

Việc xác định rõ target market cho phép doanh nghiệp tạo ra các thông điệp tiếp thị cá nhân hóa và chọn lựa các kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Điều này giúp tăng cường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và nâng cao khả năng tương tác với khách hàng.

Tăng cường khả năng cạnh tranh

Trong thị trường đầy cạnh tranh, việc hiểu rõ và phục vụ tốt hơn một nhóm khách hàng cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh. Khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm và phục vụ tốt hơn, từ đó tăng khả năng trung thành với thương hiệu.

Dự đoán xu hướng và hành vi tiêu dùng

Bằng cách nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể dự đoán được các xu hướng và hành vi tiêu dùng trong tương lai. Điều này giúp họ chuẩn bị và điều chỉnh chiến lược kinh doanh kịp thời, tránh rủi ro và nắm bắt cơ hội mới.

4 phân khúc thị trường mục tiêu

thị trường mục tiêu

Phân khúc thị trường là quá trình chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn nhằm xác định các phân đoạn tiềm năng để phát triển thị trường. Thông qua phân khúc, các marketer có thể xác định các đặc điểm quan trọng trong thị trường Target và tập trung các hoạt động tiếp thị vào nhu cầu, sở thích và tính cách của khách hàng.

Để giúp bạn định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, phần dưới đây chứa mô tả về bốn loại phân khúc thị trường phổ biến nhất. Mỗi loại phân khúc có đặc điểm riêng và mang đến cái nhìn riêng về thị trường target. Tuy nhiên, các chuyên gia marketing thường sẽ đánh giá và kết hợp nhiều phân khúc lại với nhau để tạo nên bức tranh tổng quát hơn về khách hàng tiềm năng của họ.

Nhân khẩu học

Phân khúc nhân khẩu học phân loại người tiêu dùng dựa trên các đặc điểm cụ thể, chẳng hạn như độ tuổi hoặc mức thu nhập. Phân khúc này cung cấp cái nhìn thực tế về người tiêu dùng như những con người thực ngoài đời, thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến. Thường thì loại phân khúc này được sử dụng tốt nhất cho các chiến lược tiếp thị từ doanh nghiệp đến khách hàng (B2C).

Các đặc điểm điển hình cần xem xét trong quá trình phân khúc nhân khẩu học bao gồm:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Dân tộc
  • Xu hướng tính dục
  • Mức thu nhập
  • Quy mô hộ gia đình
  • Trình độ học vấn
  • Vị trí địa lý

Phân khúc tâm lý

Phân khúc tâm lý học phân loại người tiêu dùng dựa trên những đặc điểm tâm lý và tính cách cá nhân của họ, chẳng hạn như cách nhìn nhận giá trị và thái độ về vấn đề nào đó. Khác với phân phúc nhân khẩu học sẽ mô tả người tiêu dùng là ai, phân đoạn tâm lý học sẽ cho ta cái nhìn và hiểu hơn về những động cơ đằng sau việc mua hàng của họ. Phân đoạn này hữu ích cho cả hoạt động tiếp thị từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C) và từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B).

Các đặc điểm tâm lý và tính cá nhân phổ biến để xem xét trong phân đoạn tâm lý học bao gồm:

  • Giá trị cá nhân
  • Niềm tin tôn giáo
  • Quan điểm
  • Thái độ
  • Hoài bão
  • Thiên hướng chính trị
  • Lối sống

Phân đoạn hành vi

Phân khúc hành vi phân loại người tiêu dùng dựa trên các hành vi của họ xung quanh sản phẩm hoặc dịch vụ, chẳng hạn như khi nào họ quyết định mua và cách họ sử dụng chúng. Bằng cách tập trung vào hành vi của người tiêu dùng, phân khúc hành vi cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách người tiêu dùng tương tác với doanh nghiệp, giúp các nhà tiếp thị cải thiện hiệu quả của các nỗ lực tiếp thị. Thông thường, loại phân khúc này hữu ích cho cả 2 chiến lược tiếp thị từ doanh nghiệp đến khách hàng (B2C) và tiếp thị từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B).

Các lĩnh vực phổ biến để xem xét trong phân đoạn hành vi bao gồm:

  • Tần suất sử dụng
  • Dịp sử dụng
  • Sự yêu thích với thương hiệu
  • Các lợi ích cần thiết

Phân đoạn doanh nghiệp

Phân đoạn theo đặc tính doanh nghiệp sẽ phân loại các công ty và doanh nghiệp thành một nhóm các thuộc tính chung, chẳng hạn như lĩnh vực đang hoạt động và số lượng nhân viên. Trong thực tế, phân đoạn theo đặc tính doanh nghiệp tương tự như phân đoạn dân số học, chỉ khác là nó tập trung vào các đặc điểm của các doanh nghiệp thay vì cá nhân. Do đó, nó được sử dụng duy nhất cho hoạt động tiếp thị từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B).

Các thuộc tính phổ biến để xem xét trong phân đoạn theo đặc tính doanh nghiệp bao gồm:

  • Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
  • Vị trí địa lý
  • Quy mô
  • Trạng thái hoặc cấu trúc
  • Hiệu suất

Chiến lược marketing để target thị trường mục tiêu

Một loạt các chiến lược cho phép bạn tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến thị trường mục tiêu. Thông thường, những chiến lược này được chia thành từ thị trường mục tiêu rộng nhất đến hẹp nhất và cụ thể nhất.

Tiếp thị hàng loạt (Mass marketing)

Tiếp thị hàng loạt là một chiến lược tiếp thị mà bỏ qua việc phân khúc thị trường và thay vào đó quảng cáo đến số lượng lớn nhất có thể người tiêu dùng. Khác với các nỗ lực tiếp thị khác, tiếp thị hàng loạt không tạo ra các chiến dịch khác nhau cho các phân khúc thị trường khác nhau mà thay vào đó chạy một chiến dịch duy nhất cho toàn bộ thị trường.

Chiến lược tiếp thị hàng loạt đặc biệt phù hợp cho các công ty bán các sản phẩm hoặc dịch vụ có sức hấp dẫn rộng lớn. Ví dụ, các công ty dầu khí, công ty viễn thông và nhà sản xuất muối, đường thường chỉ áp dụng chiến lược tiếp thị hàng loạt vì hầu hết thị trường đều cần sử dụng sản phẩm của họ.

Tiếp thị theo phân khúc

Tiếp thị phân khúc là một chiến lược tiếp thị trong đó một doanh nghiệp tạo ra những chiến dịch tiếp thị khác nhau để thu hút các đối tượng target khác nhau. Bằng cách phân biệt các chiến dịch tiếp thị của mình, các doanh nghiệp có thể truyền đạt một cách hiệu quả hơn về giá trị của mình đến các phân khúc thị trường khác nhau một cách tốt nhất.

Để tiếp cận các phân khúc đa dạng, tiếp thị theo phân khúc đòi hỏi các doanh nghiệp phải dành nhiều ngân sách hơn cho việc tạo ra những chiến lược tiếp thị khác nhau. Dạng chiến lược marketing này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp bán hàng hay cung cấp dịch vụ cho một thị trường mục tiêu nhất định bao gồm các đối tượng target khác nhau.

Tiếp thị trong thị trường ngách

Đây là một chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ tập trung tất cả các nỗ lực tiếp thị của mình vào một thị trường mục tiêu cụ thể và khác biệt. Tiếp thị trong thị trường ngách thường nhắm đến những khoảng trống trong thị trường, nơi mà nhu cầu của khách hàng cụ thể hiện tại không được đáp ứng.

Các doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo được tập trung mạnh mẽ hướng đến thị trường cụ thể của họ. Những chiến lược này thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ mong muốn gia nhập một thị trường đã quá đông đúc nhưng vẫn còn tồn tại một số khoảng trống cụ thể trong nhu cầu hiện tại không được đáp ứng.

Ví dụ:

Một cửa hàng thời trang có mục tiêu cung cấp quần áo thời trang cho các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, thị trường thời trang hiện tại đang bị dư thừa và đầy cạnh tranh. Trong trường hợp này, thị trường ngách sẽ là thị trường thời trang bigsize, nơi cung cấp những dạng quần áo với kích cỡ lớn hơn trung bình dành cho các chị em. Thị trường ngách này tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có kích thước cơ thể lớn hơn trung bình và thường không được phục vụ đầy đủ trên thị trường chung. Cửa hàng có thể tập trung vào tạo ra những thiết kế và sản phẩm thời trang đáp ứng nhu cầu đặc biệt của thị trường ngách này, từ đó thu hút và phục vụ một đối tượng khách hàng đặc thù.

Tiếp thị vi mô

Tiếp thị vi mô (Tiếp thị siêu nhỏ) là một chiến lược tiếp thị tập trung vào một phân khúc hẹp của thị trường. Thông thường, đối tượng của chiến dịch tiếp thị siêu nhỏ được xác định bằng các đặc điểm như tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý hoặc giới tính.

Đây là một nỗ lực tiếp thị đặc biệt dành cho một nhóm nhỏ, và có thể đòi hỏi nhiều chi phí hơn so với các chiến lược tiếp thị khác như tiếp thị đại chúng. Tuy nhiên, tiếp thị siêu nhỏ thường phù hợp với đối tượng mục tiêu nơi giá trị thu được từ việc tiếp cận họ lớn hơn chi phí cần bỏ ra.

Ví dụ:

Một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn hải sản cao cấp, nhằm mục tiêu vào một phân khúc nhỏ của thị trường ẩm thực. Thay vì tiếp thị rộng rãi cho tất cả mọi người, nhà hàng này tập trung vào một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể, như những người yêu thích hải sản tươi sống, hoặc những người quan tâm đến ẩm thực sang trọng, cao cấp.

Nhà hàng này có thể sử dụng những chiến dịch tiếp thị siêu nhỏ bằng cách tập trung vào các kênh quảng cáo như truyền hình trực tiếp, trang web, hoặc các sự kiện ẩm thực chuyên biệt để tiếp cận một nhóm đối tượng mục tiêu riêng biệt của doanh nghiệp.

Tóm lại, "Target là gì?" không chỉ là một câu hỏi đơn giản mà còn là chìa khóa để mở ra cơ hội thành công trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị. Tanca nghĩ rằng, bằng cách hiểu rõ đối tượng mục tiêu và phản ánh đúng nhu cầu của họ, đội ngũ có thể phát triển và mở rộng sự ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết bên trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích!

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan