Ngày cập nhật 2024-09-20 15:45:26

Hiệu Ứng Nhỏ Giọt (Trickle-Down Effect) Trong Marketing Là Gì?

Hiệu ứng nhỏ giọt (Trickle-Down Effect) trong marketing được xem là hiệu ứng có mức độ ảnh hưởng cực kỳ cao nhưng với mức chi phí rất thấp. Vậy bạn đã hiểu đúng về thuật ngữ này chưa? Theo dõi bài viết sau của Tanca để có cái nhìn chi tiết hơn.

Hiệu ứng nhỏ giọt là gì?

Hiệu ứng nhỏ giọt

Hiệu ứng nhỏ giọt (Trickle-Down Effect) trong marketing đề cập đến hiện tượng xu hướng thời trang chảy từ tầng lớp thượng lưu xuống tầng lớp thấp hơn trong xã hội.

Tương tự, nó cũng có thể đề cập đến việc các sản phẩm tiêu dùng mới, khi lần đầu tiên được đưa ra thị trường, đắt tiền và chỉ dành cho những người giàu có, nhưng khi sản phẩm trở nên phổ biến, giá của chúng bắt đầu giảm nên chúng có thể được công chúng chấp nhận rộng rãi hơn.

Cuối cùng, hiệu ứng nhỏ giọt chính là hiện tượng trong đó quảng cáo được lan truyền nhanh chóng bằng truyền miệng hoặc tiếp thị lan truyền.

Xem thêm:

Hiệu ứng nhỏ giọt trong marketing hoạt động ra sao

Trickle-Down Effect

Hiệu ứng nhỏ giọt trong quảng cáo hoạt động với giả định rằng các tầng lớp xã hội bị ảnh hưởng bởi các tầng lớp xã hội cao hơn. Các tầng lớp thấp hơn tìm cách bắt chước thời trang của các tầng lớp cao hơn để khẳng định vị thế của mình, trong khi các tầng lớp cao hơn tìm cách tạo sự khác biệt bằng cách tạo ra hoặc áp dụng các xu hướng thời trang mới.

Hiệu ứng nhỏ giọt phát huy tác dụng khi một quảng cáo quá hấp dẫn, vì tính độc đáo, sự hài hước, giá trị giải trí hoặc một đặc điểm nổi bật khác của nó khiến mọi người hào hứng chia sẻ quảng cáo đó với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của họ. Khi hiệu ứng nhỏ giọt phát huy tác dụng, nó có thể tạo ra mức độ ảnh hưởng lớn cho công ty trong một khoảng thời gian ngắn và trong một số trường hợp với chi phí thấp.

Hiệu ứng nhỏ giọt thường sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và một quảng cáo lan truyền qua các kênh này có thể được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin như một câu chuyện tin tức, giúp quảng cáo được phân phối rộng rãi mà không phải trả chi phí truyền thống như quảng cáo thông qua các kênh chính thống.

Lịch sử của hiệu ứng nhỏ giọt

nhỏ giọt

Hiệu ứng nhỏ giọt có thể bắt nguồn từ thế kỷ 19, với tác phẩm của Rudolf von Jhering -  người đầu tiên viết về truyền bá văn hóa. Ông ấy đã theo dõi cách thời trang được lọc từ tầng lớp thượng lưu đến tầng lớp thấp hơn. Quan điểm then chốt trong công việc của von Jhering là giá trị của thời trang sẽ giảm xuống mức không có gì khi nó được mọi người chấp nhận. Do đó, tầng lớp thượng lưu buộc phải tìm kiếm và áp dụng những xu hướng thời trang mới mà tầng lớp thấp hơn cuối cùng cũng sẽ áp dụng.

Hiệu ứng nhỏ giọt được Thorstein Veblen đưa vào lý thuyết tiêu dùng dễ thấy trong "Lý thuyết về giai cấp nhàn rỗi", cho rằng các cá nhân mua hàng hóa và dịch vụ xa xỉ để phô trương sự giàu có của mình cho người khác. Trong bối cảnh hiện đại hơn, hiệu ứng nhỏ giọt được Grand McCracken áp dụng không phải cho các giai cấp mà cho độ tuổi, sắc tộc hoặc giới tính trong cuốn “Văn hóa và tiêu dùng”.

Trickle Down - Trickle Across - Trickle Up

Hiệu ứng nhỏ giọt có ý nghĩa lý thuyết quan trọng trong thế giới thời trang bởi tính lan rộng của thời trang thường được mô tả như một loại "phong trào".

Cách thức mà những chuyển động này xảy ra có thể được xác định theo nhiều cách. Bên cạnh hiệu ứng nhỏ giọt, thời trang còn có thể dịch chuyển theo chiều ngang hoặc thậm chí hướng lên trên.

Trickle-down: Trong thời trang, thuật ngữ nhỏ giọt mô tả tình huống trong đó những xu hướng cụ thể lần đầu tiên được những người thuộc tầng lớp xã hội cao nhất chấp nhận. Sau đó, theo thời gian, những xu hướng thời trang đó dần dần được những người ở tầng lớp thấp hơn chấp nhận.

Đương nhiên, để hiệu ứng nhỏ giọt phát huy tác dụng, xã hội phải có hệ thống phân cấp cao về khả năng di chuyển đi lên vì hiệu ứng nhỏ giọt mang 2 giả định chính:

  • Những người ở tầng lớp cao nhất của xã hội tìm kiếm sự khác biệt với những tầng lớp thấp hơn do đó họ không ngừng tìm cách "tạo ra xu hướng".
  • Những người ở tầng lớp thấp hơn trong xã hội tìm cách đồng cảm với những thành phần giàu có trong xã hội và do đó họ bắt chước và chạy theo các xu hướng thời trang do tầng lớp trên tạo ra.

Theo Trickle Down, việc bắt chước vẻ ngoài của những người thuộc tầng lớp thượng lưu là một cách tương đối dễ dàng để mọi người thể hiện khả năng thăng tiến. Tuy nhiên, một khi một xu hướng được lan truyền quá rộng rãi, những người ở tầng lớp trên có xu hướng từ chối những xu hướng đó vì cho rằng đã lỗi thời và sau đó sẽ tìm kiếm một xu hướng mới khác.

Trickle-across: Trong Trickle-across, thời trang di chuyển theo chiều ngang giữa các nhóm có cùng cấp độ xã hội. Nói cách khác, những người cùng đẳng cấp tạo ra xu hướng cho nhau. Trong mô hình này, xu hướng thời trang lan truyền rất nhanh từ nhóm này sang nhóm khác.

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một số lý do cho sự lan truyền của thời trang bao gồm các phương pháp truyền thông đại chúng nhanh chóng, các chiến dịch tiếp thị từ cả nhà sản xuất và nhà bán lẻ, và xu hướng tự nhiên theo sau từ chính các nhà thiết kế thời trang.

Trickle-up: Trickle-up ngược lại với Trickle-down. Nghĩa là, các xu hướng thời trang bắt đầu từ các nhóm thu nhập thấp hơn, hay còn gọi là "đường phố", sau đó phát triển dần dần qua hệ thống phân cấp của xã hội.

Nhà thiết kế Chanel là một trong những người ủng hộ mô hình phân phối thời trang Trickle-up. Trên thực tế, nhiều thiết kế của cô đều dựa trên nhu cầu của phụ nữ đi làm là có được những bộ quần áo vừa tiện dụng vừa thoải mái.

Áo khoác, quần kaki và áo phông đều là những ví dụ về quần áo thoải mái và thiết thực ban đầu được mặc bởi tầng lớp lao động và hiện được chấp nhận rộng rãi như trang phục thời trang thường ngày.

Ví dụ về hiệu ứng nhỏ giọt

Một ví dụ hiện đại về hiệu ứng giọt là cách những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như Instagram để thiết lập xu hướng thời trang, đôi khi chỉ với một bài viết.

Chẳng hạn, vào năm 2018, Kim Kardashian đã đăng ảnh cô mặc chiếc váy Yeezy màu hồng neon trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 21 của chị gái cùng cha khác mẹ - Kylie Jenner. Bài đăng đã khơi dậy một xu hướng thời trang lan rộng đến các sàn diễn, thương hiệu thời trang và cửa hàng bán lẻ, với báo cáo về số lượng sản phẩm neon tăng vọt 743% trong thời gian ngắn sau bài đăng của Kardashian.

Kết luận

Hiệu ứng nhỏ giọt (Trickle-Down Effect) trong marketing quả là một hoạt động quảng cáo vô cùng hấp dẫn với các doanh nghiệp. Hiểu được bản chất và cách chúng hoạt động sẽ là chìa khóa giúp các sản phẩm của bạn được lan tỏa rộng rãi hơn. Theo dõi Tanca mỗi ngày để có cơ hội hiểu thêm về các thuật ngữ liên quan trong marketing.

Lê Thị Thuỳ Vi