Ngày cập nhật 2025-01-21 13:46:31

9 mô hình chiến lược và kế hoạch phổ biến nhất

Theo Sharplin, “Quản lý chiến lược được định nghĩa là việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch liên quan đến các vấn đề quan trọng, mang tính sống còn đối với tổ chức”.

Còn các mô hình lập kế hoạch chiến lược được thiết kế để giúp các tổ chức thực hiện hành động và đạt được mục tiêu. 

Có rất nhiều mô hình lập kế hoạch chiến lược trên mạng xuất hiện chỉ với một vài động tác tìm kiếm. Và chúng làm bạn bối rối, không biết cách phân biệt và áp dụng sao cho hợp lý. Tuy nhiều là thế, nhưng gần như tất cả các mô hình điều được gói trong 9 chiến lược phổ biến ở bài viết này. 

Hãy dành ra 10 phút để đọc bài viết này của Tanca nhé, chắc chắn bạn sẽ không còn gặp khó khăn trong việc nhận biết các mô hình nữa. 

1. Thẻ điểm cân bằng (BSC)

Thẻ điểm cân bằng BSC

BSC là thuật ngữ viết tắt của Balanced Scorecard, dịch ra tiếng việt là “Thẻ điểm cân bằng”. Thẻ điểm cân bằng là một khung quản lý chiến lược được tạo ra bởi Tiến sĩ Robert Kaplan và David Norton. Theo đó, hai giáo sư đã phát hiện một vấn đề khá nghiêm trọng là rất nhiều công ty có khuynh hướng quản lý doanh nghiệp chỉ dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính, nhưng trong thế giới kinh doanh hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý dựa trên một bộ các chỉ số đo lường tốt hơn và hoàn thiện hơn.

Do đó, thẻ điểm cân bằng BSC đề xuất rằng chúng ta phải xem xét một tổ chức từ 4 khía cạnh: Tài chính, Học hỏi - Tăng trưởng, Quy trình nội bộ doanh nghiệpKhách hàng.

Bốn khía cạnh này tạo thành nên một khuôn khổ cho Thẻ điểm cân bằng sắp xếp theo nguyên lý quan hệ nhân quả. Trong đó nhấn mạnh một kết quả tài chính tốt và bền vững phụ thuộc vào sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào khả năng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của họ.

Có nhiều cách để bạn có thể tạo Thẻ điểm cân bằng, bạn có thể sử dụng các phần mềm như Excel, Google sheet, PowerPoint hoặc sử dụng phần mềm báo cáo. 

Xem thêm: Phần mềm ERP là gì? Ưu điểm và cách triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp

2. Bản đồ chiến lược (Strategy Map)

Strategy Map

Bản đồ chiến lược là một công cụ trực quan được thiết kế để truyền đạt rõ ràng kế hoạch chiến lược và các mục tiêu kinh doanh. Theo Kaplan và Norton, đây là cách thức một tổ chức sáng tạo ra giá trị bằng việc kết nối các mục tiêu chiến lược trong mối quan hệ nguyên nhân và kết quả với mỗi yếu tố trong viễn cảnh của thẻ điểm cân bằng. 

Một bản đồ chiến lược đem đến một loạt các lợi ích:

- Cung cấp một bảng trình bày đơn giản, rõ ràng, trực quan và dễ dàng được tham chiếu lại.

- Thống nhất tất cả các mục tiêu thành một chiến lược duy nhất.

- Cung cấp cho mọi nhân viên một mục tiêu rõ ràng cần ghi nhớ trong khi đang hoàn thành các nhiệm vụ.

- Cho phép bạn hiểu rõ hơn những yếu tố nào trong chiến lược cần hoạt động.

- Giúp bạn thấy mục tiêu của mình ảnh hưởng đến những mục tiêu khác như thế nào.

Xem thêm: Mô hình SMART là gì? Lợi ích, cách ứng dụng và ví dụ thực tiễn

3. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT

Một mô hình rất quen thuộc với chúng ta!

Ma trận SWOT là một mô hình cấp cao được sử dụng khi bắt đầu lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức. SWOT là từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được coi là yếu tố bên trong, còn cơ hội và thách thức được coi là yếu tố bên ngoài.

Bất kì một mô hình, hay chiến lược nào cũng tồn tại trong mình những điểm mạnh, điểm yếu của riêng nó. Việc hiểu rõ về ưu nhược điểm và ứng dụng của ma trận SWOT sẽ giúp bạn triển khai kế hoạch một cách tốt hơn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bằng việc tiến hành phân tích mổ xẻ tình hình của doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu thị trường. Bạn sẽ có cơ hội tìm ra các ý tưởng mới đột phá. Từ đó thúc đẩy đổi mới, sáng tạo không ngừng, hạn chế các rủi ro trong tương lai.

Xem thêm: Doanh nghiệp quản trị rủi ro – Phòng bệnh hơn chữa bệnh

4. Mô hình PEST

Mô hình PEST

Giống như SWOT, PEST cũng là một từ viết tắt - nó là viết tắt cho Political (Chính trị), Economic (Kinh tế), Sociocultural (Văn hóa xã hội) và Technological (Công nghệ). Mỗi yếu tố trong số này được sử dụng để xem xét cả một ngành hoặc môi trường kinh doanh và xác định điều gì có thể ảnh hưởng đến tổ chức. Mô hình PEST thường được sử dụng cùng với các yếu tố bên ngoài của ma trận SWOT. 

Tầm quan trọng của việc phân tích môi trường kinh doanh là không thể phủ nhận. Trong đó, PEST chính là một giải pháp cứu cánh khi bạn muốn thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc bắt đầu việc kinh doanh ở một lĩnh vực mới/ địa điểm mới. 

Đôi khi, bạn sẽ thấy mô hình PEST có thêm một vài chữ cái. Ví dụ: PESTEL (hoặc PESTLE) cho biết một tổ chức cũng đang xem xét các yếu tố Environmental (Môi trường) và Legal (Pháp lý). 

Xem thêm: Kaizen là gì? Vai trò của Kaizen trong quản trị doanh nghiệp

5. Kế hoạch khoảng cách (Gap Planning)

Gap Planning

Kế hoạch khoản cách được sử dụng để so sánh một tổ chức hiện đang ở đâu, muốn ở đâu và làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa các tổ chức. Kế hoạch chủ yếu được sử dụng để xác định những khuyết điểm nội bộ cụ thể.

6. Chiến lược Đại dương xanh

Chiến lược Đại dương xanh là một mô hình hoạch định chiến lược xuất hiện trong cuốn sách cùng tên vào năm 2005. Cuốn sách - có tựa đề “Chiến lược Đại dương xanh: Cách tạo không gian thị trường không bị kiểm soát và khiến cạnh tranh trở nên không liên quan” - được viết bởi W. Chan Kim và Renée Mauborgne, các giáo sư tại Viện Quản trị Kinh doanh Châu Âu (INSEAD).

Ý tưởng đằng sau Chiến lược Đại dương xanh là để các tổ chức phát triển trong “không gian thị trường không bị kiểm soát” (Đại dương xanh) thay vì không gian thị trường đã phát triển đến mức bão hòa (Đại dương đỏ). Nếu tổ chức của bạn có thể tạo ra một đại dương xanh, bạn có thể tạo ra một sự gia tăng giá trị lớn cho công ty.

Dưới đây là một biểu đồ so sánh đơn giản từ trang web Chiến lược Đại dương Xanh sẽ giúp bạn hiểu được mình đang làm việc ở đại dương xanh hay đại dương đỏ:

Chiến lược Đại dương xanh

7. Năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter

5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Porter’s Five Forces do Michael Porter tạo ra vào năm 1979, xây dựng xung quanh các lực lượng tác động đến lợi nhuận của một ngành hoặc thị trường. Năm áp lực được đề cập đến là:

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Họ là những cá nhân, công ty doanh nghiệp cùng sản xuất một chủng loại sản phẩm, đang phục vụ cùng một phân khúc khách hàng và cùng thỏa mãn một nhu cầu nào đó giống với bạn. Lực lượng này là yếu tố chính quyết định mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của một ngành.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Họ là những cá nhân, công ty, doanh nghiệp chưa cạnh tranh trong cùng ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành khi có cơ hội. Đây cũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp.

- Nhà cung ứng: Nhà cung ứng là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Nhà cung ứng có thể gây áp lực cho các doanh nghiệp thông qua việc: tăng giá sản phẩm dịch vụ, giảm chất lượng hàng hóa cung cấp, giao hàng không đúng thời gian - địa điểm quy định,…

- Khách hàng: Chúng ta vẫn thường nghe rằng “khách hàng là thượng đế”. Đúng vậy, mỗi một doanh nghiệp muốn thành công họ luôn phải cố gắng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh khi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn hoặc sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt hơn. 

- Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế các loại hàng hóa, dịch vụ khác. Chúng có sự tương đồng về giá trị lợi ích, công dụng. Đặc biệt, các sản phẩm thay thế thường có tính năng, công dụng đa dạng, chất lượng tốt hơn mà giá cả lại cạnh tranh bởi chúng thường là kết quả của những cải tiến về công nghệ. 

8. Khung VRIO

Khung VRIO

Khung VRIO là từ viết tắt của Value (Giá trị), Rarity (Độ hiếm), Imitability (Khả năng bắt chước) và Organization (Tổ chức). Mô hình này giúp doanh nghiệp xây dựng nguồn lực vững chắc và lợi thế cạnh tranh bền vững. 

Cụ thể, dưới đây là bốn thành phần VRIO:

- Giá trị: Nguồn lực của doanh nghiệp chỉ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh khi chúng có giá trị. Có nghĩa là các nguồn lực này có thể khai thác được những cơ hội, vô hiệu hóa được những mối đe dọa trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp;

- Khan hiếm: Nguồn lực phải khan hiếm và đối thủ cạnh tranh khó mà tìm thấy được. Nếu không thì lợi thế tạo ra từ nguồn lực đó sẽ nhanh chóng bị các đối thủ bắt chước. 

- Khả năng bắt chước: Nguồn lực phải khó có thể bị bắt chước một cách y hệt thì mới đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững. Nếu không, chỉ trong một thời gian ngắn, các đối thủ sẽ sao chép sở hữu được nguồn lực cần thiết để triển khai các chiến lược tương tự như của bạn. 

- Tổ chức: Một doanh nghiệp phải tổ chức các hệ thống để quản lý, quy trình, chính sách, cơ cấu tổ chức và văn hóa của riêng mình. 

Khi thực hiện được 4 điều này, bạn sẽ có thể hình thành một tầm nhìn chính xác hơn trong kế hoạch của mình.

9. OKR (Mục tiêu và Kết quả chính)

ORK

OKR là một trong những công cụ lập kế hoạch chiến lược đơn giản, được lựa chọn cho Google, Intel, Spotify, Twitter, LinkedIn và nhiều thành công khác của Thung lũng Silicon.

Đây là phương pháp quản trị bằng mục tiêu (Objective) và các kết quả then chốt (Key Results). OKRs đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tập trung nguồn lực vào những mục tiêu ưu tiên.

- Mục tiêu: Những gì bạn muốn đạt được. Chọn ba đến năm mục tiêu ngắn gọn, truyền cảm hứng và có thời hạn xác định.

- Kết quả: Đặt ba đến năm kết quả chính (chúng phải mang tính định lượng) cho mỗi mục tiêu.

Mô hình này hiệu quả một phần vì tính đơn giản của nó; nó cũng sử dụng hệ thống phân cấp "ngược" hoạt động để thu hút sự chú ý và sự liên kết từ đầu. Bạn bắt đầu bằng cách thiết lập OKR ở cấp nhân viên và sau đó chuyển dần lên qua các cấp quản lý. 

OKR cũng có hiệu quả vì các mục tiêu liên tục được đặt ra, theo dõi và đánh giá lại để các tổ chức có thể nhanh chóng thích ứng khi cần thiết. Đây là một cách tiếp cận lặp đi lặp lại có nhịp độ nhanh.

Xem thêm: Chọn KPI hay OKR? Hướng dẫn cách ứng dụng để tối đa hiệu quả

Trần Viết Quân