Ngoài yếu tố về lương, thưởng…thì phúc lợi cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nhân viên có gắn bó lâu dài với công ty hay không.
Vậy, phúc lợi là gì? Vai trò, ý nghĩa của các chính sách phúc lợi đối với người lao động và doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp đang có chính sách phúc lợi hiệu quả?
Để trả lời những câu hỏi này, hãy cùng Tanca tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Những khái niệm liên quan đến phúc lợi
1.1 Phúc lợi là gì?
“Phúc lợi” được hiểu là các loại bảo hiểm, các chính sách liên quan đến sức khỏe, sự an toàn và chế độ đãi ngộ. Bên cạnh các quyền lợi nhân viên được hưởng theo quy định của Pháp luật, doanh nghiệp thường xây dựng thêm các chính sách phúc lợi và đãi ngộ riêng phù hợp với quy mô, văn hóa và khả năng tài chính của họ.
Các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, tổ chức phi lợi nhuận phải chi trả các khoản nhất định để cung cấp phúc lợi cho người lao động, tuy nhiên NLĐ sẽ không nhận trực tiếp và không gắn liền với thực hiện công việc.
Đa phần các doanh nghiệp sẽ lựa chọn 1 trong 2 hình thức là trả toàn bộ hoặc một phần chi phí để mua bảo hiểm cho nhân viên. Số tiền đó họ sẽ không được nhận trực tiếp mà sẽ được nhận lợi ích từ chính những chương trình bảo hiểm mang lại.
Phúc lợi thường chiếm tới 30% thù lao tài chính của người lao động. Và hiện nay, ở nhiều quốc gia phát triển, khi tiền lương của nhân viên ở ngưỡng cao thì doanh nghiệp có xu hướng tăng phúc lợi lên để thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp mình.
1.2 Quỹ phúc lợi
Đối với mỗi doanh nghiệp đều có những quỹ phúc lợi riêng để hỗ trợ cho nhân viên của mình trong những trường hợp đặc biệt. Đây là những khoản chi trực tiếp dành cho người lao động và có hóa đơn, chứng từ theo quy định của nhà nước:
- Quỹ phúc lợi để chi cho đám hiếu, hỷ của bản thân cũng như gia đình của người lao động.
- Quỹ phúc lợi để chi cho những kỳ nghỉ mát, dưỡng và chữa trị dành cho người lao động.
- Chi phí hỗ trợ đi lại cho các ngày lễ, tết của người lao động cùng những khoản chi phí khác có tính phúc lợi theo quy định của Bộ Tài Chính.
- Dùng để chi cho các hoạt động training, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn dành cho người lao động tại cơ sở doanh nghiệp.
- Chi phí hỗ trợ việc gia đình của người lao động phải chịu ảnh hưởng từ thiên tai, tai nạn, ốm đau.
- Quỹ phúc lợi để dành cho các khoản khen thưởng các thành tích học tập tốt của con cái người lao động.
- Và tất cả các khoản chi trích từ quỹ phúc lợi này không được phép vượt quá 1 tháng lương của người lao động trên thực tế trong năm.
1.3 Lương phúc lợi
Lương phúc lợi có thể hiểu là lương tháng thứ 13 dành cho người lao động.
Đây là khoản lương thưởng mà người lao động đã thỏa thuận từ ban đầu với doanh nghiệp và sẽ nhận được vào cuối năm hoặc vào thời điểm nhất định theo hợp đồng và thỏa thuận đôi bên.
Số tiền thưởng này sẽ được căn cứ vào kết quả lao động, sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp cũng như mức độ hoàn thành công việc của người lao động như thế nào?
Nếu như doanh nghiệp đó gặp vấn đề thua lỗ hay nhân viên không hoàn thành công việc được giao thì nhân viên sẽ không nhận được khoản tiền đó.
1.4 Tài sản cố định phúc lợi
Tài sản cố định là những tư liệu sản xuất, được dùng trong kinh doanh, có giá trị lớn và được sử dụng vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau. Các tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm được coi là những tài sản cố định.
Và tài sản cố định phúc lợi được hiểu là những tài sản vật chất các doanh nghiệp dành cho người lao động, có trích khấu hao theo quy định của bộ tài chính như sau:
- Những tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, ngoại trừ một số tài sản được sử dụng trong các hoạt động phúc lợi để phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp (không tính những tài sản cố định là nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà thay đồ, WC, nhà để xe, phòng y tế, xe đưa đón người lao động, các cơ sở đào tạo, nhà ở cho người lao động do chính doanh nghiệp đầu tư xây dựng)
- Đối với trường hợp tài sản cố định được sử dụng trong các hoạt động phúc lợi để phục vụ cho người lao động của các doanh nghiệp có người tham gia sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó có thể căn cứ vào thời gian cũng như tính chất của việc sử dụng các tài sản cố định và thực hiện trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của chính doanh nghiệp.
1.5 Nhà nước phúc lợi
Nhà nước phúc lợi được hiểu là một mô hình chính phủ và nhà nước đóng một vai
trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra và bảo vệ công ăn việc làm cho người lao
động, đảm bảo cho nền an sinh xã hội, cụ thể là:
- Việc nhà nước cung cấp đầy đủ các dịch vụ phúc lợi cho người dân.
- Đây là mô hình lý tưởng và nhà nước đóng vai trò chính trong việc chịu trách nhiệm cho toàn bộ những phúc lợi của công dân. Trách nhiệm ở đây mang tính toàn diện, tất cả mọi phúc lợi đều được cân nhắc thật kỹ lưỡng, chắc chắn và phù hợp với mọi đối tượng.
- Nhà nước phúc lợi đảm nhiệm việc cung cấp phúc lợi xã hội không chỉ do riêng nhà nước mà còn có thể do một nỗ lực kết hợp giữa nhiều dịch vụ của chính phủ hay các nhà có tâm huyết, những người tự nguyện, công ty, tổ chức cá nhân...
Xem thêm: Tìm hiểu công thức, cách tính tiền lương trong doanh nghiệp
2. Các loại phúc lợi người lao động
2.1 Chế độ phúc lợi bắt buộc
Chế độ phúc lợi bắt buộc là các chế độ tối thiểu mà các tổ chức, doanh nghiệp phải đưa ra theo đúng yêu cầu của pháp luật. Chế độ phúc lợi bắt buộc bao gồm những loại như: Các loại BHXH, BHYT và BHTN…
Tại Việt Nam, các loại phúc lợi bắt buộc bao gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người lao động cũng như toàn bộ công dân là: trợ cấp về ốm đau, tai nạn trong quá trình lao động, bệnh tật nghề nghiệp, trợ cấp thai sản, hưu trí.
Quy định cụ thể theo Bộ luật lao động về chế độ phúc lợi này như sau:
- Những tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ đóng 15% so với tổng quỹ lương của người lao động
- Người lao động sẽ phải đóng 5% so với tiền lương mỗi tháng được nhận.
- Quy định về việc hỗ trợ của nguồn lực
- Quy định về tiền sinh lời của các quỹ
- Một số quy định về các nguồn khác
2.2 Chế độ phúc lợi tự nguyện
Chế độ phúc lợi tự nguyện chính là các loại phúc lợi mà tổ chức, doanh nghiệp tự đưa ra phù hợp với khả năng kinh tế của họ cũng như năng lực của người lao động và có sự quan tâm của các lãnh đạo ở đó.
Phúc lợi tự nguyện bao gồm:
- Các loại phúc lợi bảo hiểm:
+ Bảo hiểm sức khỏe - Loại bảo hiểm dùng để chi trả cho việc ngăn chặn cá bệnh tật của người lao động
+ Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm dùng để chi trả cho gia đình, người thân của người lao động khi người lao động qua đời
+ Bảo hiểm cho người mất khả năng lao động - Loại bảo hiểm dành cho người lao động mất đi khả năng lao động nhưng không ảnh hưởng đến công việc mà họ đang làm.
- Các loại phúc lợi đảm bảo:
+ Bảo đảm về thu nhập - tức là những khoản tiền để trả cho người lao động khi họ mất đi việc làm với lý do từ phía doanh nghiệp, tổ chức như cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô hoạt động, giảm cầu sản xuất…
+ Bảo đảm hưu trí - Là những khoản tiền trả cho người lao động khi họ làm việc tại công ty, doanh nghiệp đến một độ tuổi nhất định và cần phải nghỉ hưu theo quy định về số năm làm việc tại công ty.
Xem thêm: Hệ thống lương 3p - Khái niệm, tầm quan trọng và cách tính
3. Vai trò của phúc lợi
3.1 Đối với người lao động
- Các chính sách phúc lợi mang đến cho người lao động cảm giác an tâm và thoải mái làm việc, giúp tăng năng suất, hiệu suất, hiệu quả công việc cũng như mức độ hài lòng qua việc đảm bảo cho họ và gia đình họ được bảo vệ và hỗ trợ khi cần thiết.
- Người lao động cũng sẽ tự hào về công ty, tổ chức, doanh nghiệp nếu cảm thấy hài lòng về mức bảo hiểm đã đạt được.
- Nhân viên có bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tàn tật có thể được bảo đảm thêm về thu nhập trong trường hợp bị bệnh nặng hoặc tàn tật.
3.2 Đối với các doanh nghiệp
Với các tổ chức, doanh nghiệp thì việc có các chính sách phúc lợi mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển như:
- Các chính sách phúc lợi là công cụ để người sử dụng lao động có thể thu hút cũng như giữ chân được các nhân tài, những nhân viên có trình độ, năng lực nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp cao và góp phần thúc đẩy, phát triển doanh nghiệp
- Chính sách phúc lợi cũng giúp các doanh nghiệp có thể quản trị được những rủi ro cao với chi phí khá thấp, đồng thời cũng làm giảm đi những gánh nặng về tài chính.
- Những điều kiện mà chính sách phúc lợi đưa ra giúp năng suất làm việc của nhân viên sẽ được cải thiện hơn khi họ chắc chắn đảm bảo được vấn đề an sinh cho bản thân cũng như gia đình của họ qua các thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Các chi phí bảo hiểm sẽ được khấu trừ thuế như các chi phí của công ty, doanh nghiệp của họ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong quá trình hoạt động.
4. Những xu hướng phúc lợi năm 2021
4.1 Hỗ trợ cho nhân viên làm việc từ xa
Có lẽ không phải nhắc nhiều tới lợi ích của việc cho nhân viên làm việc từ xa: Không chỉ là biện pháp tạm thời phòng tránh dịch bệnh mà hoàn toàn xứng đáng là một mô hình doanh nghiệp “siêu lợi nhuận”.
Ngoài ra, đây là một chính sách phúc lợi phổ biến ở nhiều doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển.
Người lao động có cơ hội việc làm linh hoạt, họ không cần thiết phải đến trực tiếp công ty mà có thể làm việc ở bất kỳ đâu họ muốn, chỉ cần đảm bảo tốt về chất lượng, hiệu quả công việc đúng quy định.
Chính sách này tạo ra tâm lý thoải mái, môi trường tự do dành cho người lao động. Còn các nhà quản lý cũng không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức để giám sát trực tiếp, đốc thúc khiến nhân viên chịu nhiều căng thẳng, áp lực và làm giảm hiệu quả công việc.
Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng, những người làm việc tại nhà và ít khi đến công ty dường như lại gắn kết với công việc và công ty nhiều hơn so với những người ngày ngày đến công ty mà không làm được việc.
Thế nên, các doanh nghiệp hãy cân nhắc thử nghiệm và tạo điều kiện cho những ai có nhu cầu làm việc tại nhà.
4.2 Cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo khối lượng công việc của người lao động ngày càng nhiều, khiến họ gặp các vấn đề về thể chất mà và thậm chí cả tinh thần.
Điều này có thể tác động không tốt đến năng suất và chất lượng công việc của doanh nghiệp.
Do đó, hiện nay rất nhiều công ty đã triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe dành cho nhân viên của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn thường xuyên tổ chức các chương trình, hoạt động tập thể giúp cho nhân viên để giảm bớt những căng thẳng, stress ngay chính tại nơi làm việc.
4.3 Xóa bỏ các quy định về trang phục nếu cần thiết
Một trong những xu hướng phúc lợi đang được khá nhiều công ty áp dụng chính là xóa bỏ các quy tắc về đồng phục tại môi trường làm việc.
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều cho phép nhân viên ăn mặc tự do, thoải mái, chỉ cần đảm bảo phù hợp với văn hóa công ty.
Do đó, các công ty hãy tạo điều kiện cho nhân viên cảm thấy tự do, thoải mái mà nhờ đó thể hiện được sự sáng tạo trong công việc.
4.4 Khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động tình nguyện
Việc thường xuyên tham gia các hoạt động tình nguyện hay sự kiện xã hội giúp thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên trong công ty, cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Hơn nữa, việc cho phép các nhân viên tham gia hoạt động tình nguyện còn thể hiện được văn hóa tốt đẹp của doanh nghiệp. Nhờ đó mà mang đến những ảnh hưởng tích cực của các doanh nghiệp đến cộng đồng.
Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều công ty thường xuyên kết nối và tổ chức cho nhân viên đến vùng sâu xa, những nơi khó khăn để giúp đỡ, tặng quà. Những buổi tình nguyện vẫn sẽ được tính là những ngày đi làm và hưởng lương bình thường, hơn nữa còn được thưởng thêm.
Đây là chính sách khá hay mà các doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng.
4.5 Hỗ trợ ăn trưa cho nhân viên tại văn phòng
Mặc dù đó chỉ là một phúc lợi bên lề nhưng cũng giúp cho nhân viên thoải mái hơn rất nhiều thay vì việc buổi trưa phải về nhà nấu cơm hay buổi sáng phải thức dậy quá sớm để chuẩn bị bữa trưa mang đi.
Hỗ trợ ăn trưa cũng giúp nhân viên có nhiều thời gian nghỉ ngơi và khi làm việc sẽ không cảm thấy mệt mỏi, năng suất cao hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi các đồng nghiệp cùng nhau ăn trưa và trò chuyện sẽ góp phần gắn kết mối quan hệ tốt hơn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.
5. Tạm kết
Chúng ta đang sống trong thời kỳ biến động với nhiều sự thay đổi lớn xảy ra liên tiếp. Đặc biệt năm 2021, nhiều sự kiện và biến cố đã làm thay đổi cách thức và điều kiện làm việc của nhiều người lao động.
Các lựa chọn phúc lợi sẽ đa dạng hơn và nhân viên cũng có thể linh hoạt hơn khi sử dụng. Vì vậy, hãy thiết kế chính sách phúc lợi linh hoạt giúp giải quyết được vấn đề cá nhân hóa cho từng nhân viên đồng thời tối ưu hóa chi phí đầu tư phúc lợi từ doanh nghiệp.
>>> Xem thêm:
Các quy định về lương, thưởng sẽ được áp dụng trong năm 2021
Hướng dẫn làm Bảng tính lương excel và cách sử dụng các hàm thông dụng