Hệ số lương là gì? Hiểu rõ về hệ số lương không chỉ giúp người lao động nắm bắt được quyền lợi của mình mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý. Trong bài viết này của Tanca, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hệ số lương, cách tính lương cơ bản theo hệ số lương mới nhất năm 2025 và những điểm cần lưu ý.
Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là một chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau. Chỉ số này được xác định dựa trên các yếu tố như trình độ chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm và trách nhiệm công việc. Hệ số lương thường được sử dụng để tính toán mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác.
Trong khu vực nhà nước, hệ số lương được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật và áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức. Trong khi đó, ở khu vực tư nhân, hệ số lương có thể được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và người lao động.
Xem thêm:
Cách tính hệ số lương
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng
Trong đó:
- Mức lương cơ sở: Được điều chỉnh dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội ở thời điểm đó. Mức lương này hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
- Hệ số lương hiện hưởng: được quy định ở từng nhóm cấp bậc sẽ có sự khác nhau. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được xác định theo cách xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang dựa trên bảng hệ số lương được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Ví dụ: Một cán bộ nhà nước có hệ số lương là 3.0. Mức lương cơ bản của cán bộ này sẽ được tính như sau:
Mức lương cơ bản = 2.340.000 x 3.0 = 7.020.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, trong hệ thống nhà nước, lương theo hệ số giữa cán bộ, công chức, và viên chức thường khác biệt một chút so với người lao động trong các doanh nghiệp.
- Ở cấp bộ máy nhà nước: Lương theo hệ số thường đề cập đến mức lương cơ bản chưa tính các khoản phụ cấp.
- Tại các doanh nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp thường không sử dụng phương thức tính lương dựa trên hệ số cơ bản nhưng thường dùng nó làm căn cứ để thiết lập bảng lương tương ứng. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo việc trả lương đúng mức, hợp pháp và đảm bảo đủ để duy trì mức sống và chi phí sinh hoạt tối thiểu của người lao động.
Các bậc hệ số lương cơ bản

Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo Pháp luật tùy theo từng nhóm cấp bậc khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ:
- Trình độ Đại Học: hệ số là 2,34. Mức lương = 1.490.000 x 2,34.
- Trình độ Cao đẳng: hệ số là 2,1. Mức lương = 1.490.000 x 2,1.
- Trình độ Trung cấp: hệ số là 1.86. Mức lương = 1.490.000 x 1,86.
Mức lương cuối cùng mà nhân viên nhận được vẫn có thể thay đổi dựa trên các khoản phụ cấp như phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm,... Mức lương của bậc 1 thường được tính bằng mức lương tối thiểu vùng.
Công thức tính các loại phụ cấp có thể được thực hiện như sau:
- Phụ cấp tính theo lương cơ sở = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng.
- Phụ cấp theo % mức độ hiện hưởng = (Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo + mức phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng.
- Phụ cấp thâm niên vượt khung: áp dụng cho cán bộ công chức đạt bậc lương cao nhất nhưng vẫn làm việc tại cơ quan, đơn vị với nhiều cách tính khác nhau theo đối tượng.
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức lãnh đạo: áp dụng cho những đối tượng kiêm nhiệm nhiều chức danh hoặc đang lãnh đạo cơ quan.
- Phụ cấp khu vực: dành cho cán bộ, công chức làm việc tại vùng sâu, vùng xa hoặc vùng đặc biệt khó khăn.
- Phụ cấp đặc biệt: áp dụng cho cán bộ, công chức làm việc tại các khu vực khó khăn như hải đảo, biên giới.
Bảng hệ số lương viên chức
CHUYÊN GIA CAO CẤP | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 8,80 | 20.592.000 |
Bậc 2 | 9,40 | 21.996.000 |
Bậc 3 | 10,00 | 23.400.000 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI A3.1 | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 6,20 | 14.508.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 15.350.400 |
Bậc 3 | 6,92 | 16.192.800 |
Bậc 4 | 7,28 | 17.035.200 |
Bậc 5 | 7,64 | 17.877.600 |
Bậc 6 | 8,00 | 18.720.000 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI A3.2 | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 5,75 | 13.455.000 |
Bậc 2 | 6,11 | 14.297.400 |
Bậc 3 | 6,47 | 15.139.800 |
Bậc 4 | 6,83 | 15.982.200 |
Bậc 5 | 7,19 | 16.824.600 |
Bậc 6 | 7,55 | 17.667.000 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI A2.1 | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 4,40 | 10.296.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 11.091.600 |
Bậc 3 | 5,08 | 11.887.200 |
Bậc 4 | 5,42 | 12.682.800 |
Bậc 5 | 5,76 | 13.478.400 |
Bậc 6 | 6,10 | 14.274.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 15.069.600 |
Bậc 8 | 6,78 | 15.865.200 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI A2.2 | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 4,00 | 9.360.000 |
Bậc 2 | 4,34 | 10.155.600 |
Bậc 3 | 4,68 | 10.951.200 |
Bậc 4 | 5,02 | 11.746.800 |
Bậc 5 | 5,36 | 12.542.400 |
Bậc 6 | 5,70 | 13.338.000 |
Bậc 7 | 6,04 | 14.133.600 |
Bậc 8 | 6,38 | 14.929.200 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI A1 | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 2,34 | 5.475.600 |
Bậc 2 | 2,67 | 6.247.800 |
Bậc 3 | 3,00 | 7.020.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 7.792.200 |
Bậc 5 | 3,66 | 8.564.400 |
Bậc 6 | 3,99 | 9.336.600 |
Bậc 7 | 4,32 | 10.108.800 |
Bậc 8 | 4,65 | 10.881.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 11.653.200 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI A1 | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 2,1 | 4.914.000 |
Bậc 2 | 2,41 | 5.639.400 |
Bậc 3 | 2,72 | 6.364.800 |
Bậc 4 | 3,03 | 7.090.200 |
Bậc 5 | 3,34 | 7.815.600 |
Bậc 6 | 3,65 | 8.541.000 |
Bậc 7 | 3,96 | 9.266.400 |
Bậc 8 | 4,27 | 9.991.800 |
Bậc 9 | 4,58 | 10.717.200 |
Bậc 10 | 4,89 | 11.442.600 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI B | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 1,86 | 4.352.400 |
Bậc 2 | 2,06 | 4.820.400 |
Bậc 3 | 2,26 | 5.288.400 |
Bậc 4 | 2,46 | 5.756.400 |
Bậc 5 | 2,66 | 6.224.400 |
Bậc 6 | 2,86 | 6.692.400 |
Bậc 7 | 3,06 | 7.160.400 |
Bậc 8 | 3,26 | 7.628.400 |
Bậc 9 | 3,46 | 8.096.400 |
Bậc 10 | 3,66 | 8.564.400 |
Bậc 11 | 3,86 | 9.032.400 |
Bậc 12 | 4,06 | 9.500.400 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI C1 | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 1,65 | 3.861.000 |
Bậc 2 | 1,83 | 4.282.200 |
Bậc 3 | 2,01 | 4.703.400 |
Bậc 4 | 2,19 | 5.124.600 |
Bậc 5 | 2,37 | 5.545.800 |
Bậc 6 | 2,55 | 5.967.000 |
Bậc 7 | 2,73 | 6.388.200 |
Bậc 8 | 2,91 | 6.809.400 |
Bậc 9 | 3,09 | 7.230.600 |
Bậc 10 | 3,27 | 7.651.800 |
Bậc 11 | 3,45 | 8.073.000 |
Bậc 12 | 3,63 | 8.494.200 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI C2 | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 2,00 | 4.680.000 |
Bậc 2 | 2,18 | 5.101.200 |
Bậc 3 | 2,36 | 5.522.400 |
Bậc 4 | 2,54 | 5.943.600 |
Bậc 5 | 2,72 | 6.364.800 |
Bậc 6 | 2,90 | 6.786.000 |
Bậc 7 | 3,08 | 7.207.200 |
Bậc 8 | 3,26 | 7.628.400 |
Bậc 9 | 3,44 | 8.049.600 |
Bậc 10 | 3,62 | 8.470.800 |
Bậc 11 | 3,80 | 8.892.000 |
Bậc 12 | 3,98 | 9.313.200 |
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI C3 | ||
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 1,35 | 3.159.000 |
Bậc 2 | 1,53 | 3.580.200 |
Bậc 3 | 1,71 | 4.001.400 |
Bậc 4 | 1,89 | 4.422.600 |
Bậc 5 | 2,07 | 4.843.800 |
Bậc 6 | 2,25 | 5.265.000 |
Bậc 7 | 2,43 | 5.686.200 |
Bậc 8 | 2,61 | 6.107.400 |
Bậc 9 | 2,79 | 6.528.600 |
Bậc 10 | 2,97 | 6.949.800 |
Bậc 11 | 3,15 | 7.371.000 |
Bậc 12 | 3,33 | 7.792.200 |
Một số câu hỏi liên quan
Khi nào lương theo hệ số được điều chỉnh tăng?
Cách tính lương theo hệ số dựa vào 2 yếu tố chính: Mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hưởng. Hệ số lương cao thường tương ứng với bậc lương cao hơn, đồng thời thường phản ánh trình độ chuyên môn của người lao động. Do đó, khi mức lương cơ sở tăng, hệ số lương của người lao động cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo để phản ánh trình độ và kinh nghiệm làm việc của họ.
Hiện nay còn áp dụng cách tính lương hệ số theo bằng cấp không?
Hiện nay, hệ số lương của các cơ quan Nhà nước vẫn tuân thủ ba bậc chính: lao động có bằng Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Công thức tính và các hệ số này đều được điều chỉnh theo quy định mới nhất ban hành vào năm 2019. Trình độ học vấn của người lao động sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại vào ngạch công chức và bậc lương tương ứng trong bảng hệ số lương hiện hành.
Lương theo hệ số có phải mức lương thực lãnh?
Trong lĩnh vực công chức và viên chức nhà nước, cách tính lương theo hệ số thường có sự khác biệt so với người lao động trong các doanh nghiệp.
- Trong cơ quan nhà nước: lương theo hệ số thường đại diện cho mức lương cơ bản mà không bao gồm các khoản phụ cấp.
- Tại các doanh nghiệp: lương theo hệ số thường được sử dụng để xác định mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lương theo hệ số không phải là số tiền cuối cùng mà người lao động nhận được sau khi tính đến các khoản phụ cấp và chế độ khác.
Khi nào sẽ tiến hành bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương?
Trong Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đã xác định các yếu tố cụ thể để định hình bảng lương mới. Thay vì sử dụng mức lương cơ sở và hệ số lương hiện tại, bảng lương mới được thiết kế với mức lương cơ bản là một số tiền cụ thể. Đồng thời, chế độ hợp đồng lao động được điều chỉnh theo quy định của Bộ Luật Lao động mà không áp dụng bảng lương công chức, viên chức cho những người thực hiện công việc thừa hành, phục vụ.
Ngoài ra, mức lương tối thiểu của công chức, viên chức được xác định không thấp hơn mức lương tối thiểu của lao động sau đào tạo trong lĩnh vực doanh nghiệp. Quan hệ tiền lương được mở rộng để xác định mức lương cụ thể, tiếp cận với quan hệ tiền lương trong lĩnh vực doanh nghiệp.
Trong hoàn cảnh này, Chủ tịch Quốc hội đã nhấn mạnh việc thực hiện cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024, với gợi ý áp dụng từ ngày 01/7/2024 nếu không có sự thay đổi. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tối ưu hóa hệ thống tiền lương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công bằng và bền vững trong lĩnh vực lao động và xã hội.
Tại sao phải bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương theo Nghị quyết 27?
Trong Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đã đưa ra đánh giá rằng chính sách tiền lương trong lĩnh vực công đang đối diện với nhiều khó khăn do hệ thống bảng lương chưa phản ánh chính xác vị trí công việc, chức danh và trách nhiệm lãnh đạo. Hệ thống này được cho là quá tập trung vào việc bình quân hóa mức lương, không đảm bảo cuộc sống và không khuyến khích sự phát triển của nhân tài, đồng thời không thúc đẩy nguồn động viên để cải thiện chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
Quy định về mức lương cơ sở kèm theo hệ số được đánh giá là không phản ánh chính xác giá trị thực của tiền lương, gây ra sự mơ hồ và thiếu minh bạch trong việc xác định mức lương công bằng và hợp lý.
Kết luận
Hệ số lương là gì? Là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mức lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động. Hãy luôn cập nhật các thông tin mới nhất để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động. Theo dõi Tanca mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích trong công việc và cuộc sống.