Cùng với những yếu tố thể hiện giá trị của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay như: ngành nghề kinh doanh, môi trường làm việc, uy tín thương hiệu. Đối với người lao động, tiền lương gắn liền với họ là nguồn chủ yếu nuôi sống bản thân và gia đình.
Nếu tiền lương nhận được thoả mãn sẽ là động lực kích thích tăng năng lực sáng tạo, tăng năng suất lao động, tạo ra hoà khí cởi mở giữa những người lao động, tạo thành khối đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng quy chế trả lương thưởng, phụ cấp cho người lao động, nhà quản lý nhân sự cần có chính sách về lương, thưởng hợp lý. Tiền lương, tiền thưởng cần được trả đúng với kỳ vọng của người lao động, tiềm lực của công ty và những quy định của Bộ luật Lao Động.
Mới đây, chế độ lương, thưởng đã được quy thành một chương riêng trong Bộ luật Lao Động 2019. Bộ luật có hiệu lực thi hành vào ngày 1-1-2021 và có một số điểm mới về lương thưởng mà nhà quản lý nhân sự cần phải nắm rõ. Cụ thể:
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho Người lao động mỗi khi trả lương
Cụ thể, trong khoản 3 Điều 95 BLLĐ 2019 có quy định: “Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ các nội dung như:
- Tiền lương
- Tiền lương làm thêm giờ
- Tiền lương làm việc vào ban đêm
- Nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)
Xem thêm: Hướng dẫn làm Bảng tính lương excel và cách sử dụng các hàm thông dụng
2. Người sử dụng lao động phải chịu phí mở tài khoản cho Người lao động nếu trả lương qua ngân hàng
Cụ thể theo khoản 2 Điều 96 BLLĐ có quy định: “Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của Người lao động được mở tại ngân hàng thì Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương”.
3. Người lao động sẽ được đền bù một khoản tiền lãi nếu trả chậm lương
Cụ thể, khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019 có quy định: ” Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì Người sử dụng lao động phải đền bù cho Người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương”.
*Số tiền đền bù sẽ được tính theo lãi suất trần huy động có kỳ hạn 1 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định, lãi suất sẽ được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho NLĐ tại thời điểm công bố trả lương.
Xem thêm: Review 10 phần mềm tính lương tốt nhất
4. Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết
Cụ thể, theo mục đ, khoản 1 Điều 112 BLLĐ 2019 quy định như sau: “Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Và ngày lễ Quốc Khánh sẽ được nghỉ 2 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).”
Đây cũng là một trong những điểm mới về lương, thưởng được đề ra trong BLLĐ 2019. Bởi hiện nay, Người lao động chỉ được nghỉ 01 ngày và hưởng nguyên lương vào ngày 02/9.
5. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày và hưởng nguyên lương
Cụ thể tại khoản 2 Điều 137 BLLĐ có quy định: “Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
6. Người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ khác
Cụ thể, trong khoản 2 Điều 94 BLLĐ 2019 có quy định:
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của Người lao động.
- Người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
7. Người lao động được nghỉ việc riêng những vẫn được hưởng thêm lương trong các trường hợp sau
Cụ thể, điều 115 BLLĐ 2019 có quy định: “Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: Nghỉ 03 ngày.
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.”
Tanca - Tự động hóa hệ thống lương cho doanh nghiệp
Khi sử dụng hệ thống Tanca, việc tính lương của doanh nghiệp trở nên tự động.
Chỉ cần tạo các công thức tương tự như trên Excel, các nhà quản lý nhân sự có thể tạo ra các Bảng lương mẫu và mỗi tháng hệ thống sẽ tính toán lương cho cả doanh nghiệp.
Tanca có thể tính lương cho nhiều mô hình, nhiều phòng ban, đồng bộ các bảng lương khác nhau. Tanca cũng có thể tính lương hàng ngày và nhân viên có thể cập nhật Phiếu lương của họ hàng ngày ngay trên điện thoại.
Dùng thử tính năng tính lương tự động của Tanca TẠI ĐÂY.