Ngày cập nhật 2025-01-19 13:03:00

Thách Thức Nghề Nhân Sự Tại Việt Nam Trong Thời Đại Số

Thách thức nghề nhân sự tại Việt Nam đang ngày càng trở nên nổi bật trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay. Các chuyên viên nhân sự đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, từ việc tìm kiếm và giữ chân nhân tài đến việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc và các yêu cầu về chuyên môn. Hãy cùng Tanca xem qua các thách thức mà nghề phải đối mặt và các giải pháp đi kèm ngay trong bài viết dưới đây!

Sự phát triển của thời đại kỹ thuật số và nghề quản trị nhân sự

quản trị nhân sự

Trong thời đại công nghệ 4.0, kỹ thuật số đã và đang thay đổi cách chúng ta làm việc, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân sự. Sự phát triển của công nghệ không chỉ cải thiện hiệu quả làm việc mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho nghề nhân sự, giúp nghề quản trị nhân sự tiếp cận đến nhiều yếu tố tích cực.

Tăng cường hiệu quả tuyển dụng

Công cụ tuyển dụng trực tuyến: Các nền tảng như LinkedIn, Indeed giúp nhà tuyển dụng tiếp cận ứng viên tiềm năng nhanh chóng.

Hệ thống ATS (Applicant Tracking System): Sàng lọc hồ sơ tự động, tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng tuyển dụng.

Quản lý nhân sự hiệu quả

Phần mềm HRM (Human Resource Management): Quản lý thông tin nhân viên, chấm công, lương thưởng, chế độ phúc lợi chính xác.

Dữ liệu nhân sự dễ dàng lưu trữ và phân tích: Giúp nhà quản trị đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.

Phát triển năng lực nhân viên

E-learning và đào tạo trực tuyến: Nhân viên dễ dàng tiếp cận kiến thức mới mà không cần rời khỏi nơi làm việc.

Nền tảng học tập tích hợp AI: Cung cấp khóa học cá nhân hóa, phù hợp với yêu cầu và trình độ của từng nhân viên.

Tăng cường giao tiếp và kết nối

Công cụ giao tiếp trực tuyến: Email, chat, video call giúp kết nối nhân viên ở các văn phòng, chi nhánh khác nhau dễ dàng.

Nền tảng quản trị dự án và công việc: Trello, Asana giúp tăng cường sự phối hợp và hiệu quả làm việc nhóm.

Cải thiện môi trường làm việc

Làm việc linh hoạt: Công nghệ cho phép làm việc từ xa và làm việc tại nhà, tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Ứng dụng hỗ trợ sức khỏe: Giúp nhân viên duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn.

Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu

Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI): Nhận diện xu hướng, dự báo nhu cầu nhân sự, xây dựng chiến lược phù hợp.

Khảo sát nhân viên và đánh giá hiệu suất: Cải thiện chính sách và văn hóa trong doanh nghiệp dựa trên dữ liệu thực tế.

Xem thêm:

Thách thức nghề nhân sự tại việt nam

nghề nhân sự

Thay đổi trong cách tương tác

Mạng xã hội như Anphabe, LinkedIn đã tạo ra những thay đổi sâu rộng trong cách tương tác giữa các cá nhân và các công ty sử dụng lao động. Những nền tảng này không chỉ giúp doanh nghiệp và cá nhân kết nối gần nhau hơn mà còn làm tăng tính Mobility (sự thay đổi công việc) của nhân viên một cách nhanh chóng. Điều này đòi hỏi các phòng nhân sự phải phát triển các chương trình và hệ thống linh hoạt, có khả năng thỏa đáp nhanh chóng để giữ chân nhân tài.

Sự phát triển không ngừng của Internet và công nghệ thông tin cũng đã khiến người lao động ngày càng hiểu biết và nắm rõ các chuyên môn nhân sự hơn. Họ trở nên đòi hỏi hơn, yêu cầu các chính sách và giải pháp nhân sự phải nhanh chóng, hiệu quả và không mang tính hình thức. Điều này tạo ra áp lực không nhỏ đối với bộ phận nhân sự, buộc họ phải đổi mới và thích ứng liên tục.

Luân chuyển lao động liên tục

Việc luân chuyển lao động đang trở nên ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực nếu không được quản lý tốt. Chất lượng nhân lực có thể bị giảm sút, dẫn đến năng suất lao động giảm.

Khi những nhân viên có kinh nghiệm và tay nghề cao rời bỏ công ty, việc tuyển dụng liên tục để thay thế họ trở nên cần thiết, gây ra sự mất cân bằng nhân sự trong hệ thống. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn tạo ra áp lực lớn lên bộ phận nhân sự.

Lương thưởng tăng cao

Người quản lý nhân sự thường phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xác định mức lương. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do sự đánh giá không chính xác về kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng của nhân viên. Nhiều khi, những kỹ năng mới của nhân viên đã được nâng cao nhưng lại không được ghi nhận đầy đủ, dẫn đến việc phân tích và xác định mức lương không chính xác.

Ngoài ra, lương thưởng lao động cũng đang gia tăng do nhiều nguyên nhân như lạm phát, chi phí đầu vào, bảo hiểm xã hội và y tế đều tăng cao,.. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải tăng cường phúc lợi cho nhân viên. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho bộ phận nhân sự trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực mà không phải cắt giảm chi phí.

Khó tìm được nhân sự có chuyên môn cao

Cạnh tranh gay gắt về trình độ và chuyên môn trên thị trường lao động và thiếu chính sách linh hoạt trong tuyển dụng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Công ty cần xem xét và áp dụng các chính sách thu hút nhân tài chất lượng cao, bao gồm việc xây dựng mối quan hệ với công ty môi giới, tiến cử trong nội bộ và tận dụng mối quan hệ từ nhân viên hiện tại. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tuyển dụng và cạnh tranh trên thị trường lao động.

Phức tạp trong cân bằng các mối quan hệ

Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn là một vấn đề phức tạp và đầy thách thức. Việc duy trì sự cân bằng giữa các bên không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn cần đến kỹ năng quản trị xuất sắc. Người quản lý nhân sự cần phải có kinh nghiệm và thêm chỉ số EQ cao (lợi thế tốt) để có thể căn bằng trong việc xử lý các mối quan hệ này, nhằm đảm bảo rằng mọi xung đột và mâu thuẫn được giải quyết một cách hài hòa.

Người lao động thiếu sự chủ động

Một trong những nguyên nhân chính khiến nhân viên không phát huy được hết khả năng và sáng tạo trong công việc là do cấp trên thường nắm toàn quyền điều hành và quản lý, thiếu sự phân quyền cho nhân viên.

Điều này làm cho nhân viên không có cơ hội tự xây dựng kế hoạch và phát triển ý tưởng cá nhân. Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin và hướng dẫn kịp thời trong công việc cũng làm giảm hiệu quả và động lực làm việc của nhân viên.

Ngoài ra, trong doanh nghiệp cũng chưa có những chính sách rõ ràng để khuyến khích nhân viên chủ động trong công việc. Việc không phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân dẫn đến sự mơ hồ trong công việc và khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả làm việc.

Gặp nhiều vấn đề trong việc tìm nhân sự cấp cao

Tìm kiếm và lựa chọn đội ngũ lãnh đạo kế thừa gặp khó khăn do sự khác biệt nền tảng và phong cách làm việc giữa ứng viên và công ty. Xuất xứ nhân sự từ công ty nhỏ, tư nhân và công ty nhà nước tạo ra sự đa dạng và thách thức trong quá trình tuyển dụng.

Sự không đồng quan điểm về quản lý và quá trình hoạt động chưa chuyên nghiệp gây khó khăn trong việc lựa chọn ứng viên phù hợp. Xử lý mối quan hệ với nhân viên kỳ cựu cũng là vấn đề phức tạp và yêu cầu sự nhạy bén. Tìm kiếm và chọn lựa đội ngũ lãnh đạo kế thừa đòi hỏi sự đối mặt và vượt qua những thách thức này.

Đòi hỏi liên tục cập nhật kiến thức và thông tin mới

Để đạt được yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các chuyên viên nhân sự cần chủ động nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình. Trong thời gian tới, việc hiểu biết sâu rộng về cấu trúc tổ chức, hệ thống năng lực, quản trị tài năng, xây dựng kế hoạch phát triển nhân viên, và các dịch vụ đánh giá như Assessment sẽ trở nên vô cùng quan trọng.

Việc sở hữu các chứng chỉ quốc tế như SHRM sẽ không chỉ giúp các chuyên viên nhân sự nổi bật trong quá trình tuyển dụng mà còn là điều kiện tiên quyết tại nhiều công ty lớn cả trong nước và quốc tế. Điều này đòi hỏi các chuyên viên phải liên tục cập nhật và cải thiện kỹ năng của mình để không bị tụt lại phía sau trong ngành nhân sự.

Giải pháp đề xuất cho các thách thức trong nghề

giải pháp nhân sự

Tăng cường sự linh hoạt trong quản lý nhân sự

Phân quyền và xác định quyền hạn: Xây dựng cơ cấu phân quyền rõ ràng, cho phép nhân viên có quyền tự chủ trong công việc và phát triển ý tưởng. Điều này giúp nâng cao trách nhiệm và sự sáng tạo của nhân viên.

Cung cấp thông tin kịp thời: Đảm bảo thông tin và hướng dẫn công việc được cung cấp đầy đủ và kịp thời để nhân viên nắm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.

Cải thiện quy trình tuyển dụng và lựa chọn nhân sự

Sử dụng công cụ đánh giá hiện đại: Áp dụng các công cụ và phương pháp đánh giá chuyên nghiệp để lựa chọn ứng viên phù hợp cho các vị trí lãnh đạo. Các công cụ đánh giá này giúp xác định năng lực và khả năng lãnh đạo của ứng viên.

Tạo điều kiện để ứng viên thể hiện quan điểm: Tạo cơ hội cho ứng viên và chủ doanh nghiệp trao đổi về các quan điểm quản lý để tìm ra sự đồng thuận và giải pháp phù hợp.

Xử lý vấn đề với nhân viên kỳ cựu

Tôn trọng và ghi nhận công lao: Đảm bảo ghi nhận và tôn trọng công lao của nhân viên có thâm niên. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến nhân viên kỳ cựu nên được thực hiện một cách khéo léo và công bằng.

Giao tiếp minh bạch: Cung cấp thông tin rõ ràng về lý do và lợi ích của việc thay đổi đội ngũ lãnh đạo để giảm bớt sự phản đối và khó xử.

Đáp ứng nhu cầu cao về kế hoạch phát triển nhân sự

Xây dựng chính sách phát triển nhân viên: Tạo ra các chính sách phát triển nhân viên rõ ràng và có hệ thống, bao gồm đào tạo, thăng tiến và các cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Khuyến khích sáng tạo: Xây dựng môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Tạo điều kiện cho nhân viên đóng góp ý tưởng và cải tiến quy trình làm việc.

Nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn

Đào tạo liên tục: Tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo định kỳ về các lĩnh vực quan trọng như cấu trúc tổ chức, hệ thống năng lực, quản lý tài năng, và xây dựng kế hoạch phát triển nhân viên. Điều này giúp các chuyên viên nhân sự cập nhật kiến thức mới nhất và cải thiện kỹ năng chuyên môn.

Chứng chỉ quốc tế: Khuyến khích và hỗ trợ các chuyên viên nhân sự theo đuổi các chứng chỉ quốc tế như SHRM hoặc HRCI. Việc có chứng chỉ quốc tế không chỉ nâng cao uy tín cá nhân mà còn đáp ứng yêu cầu tuyển dụng tại các công ty lớn.

Thách thức của nghề nhân sự tại Việt Nam đang tạo ra những áp lực không nhỏ cho các chuyên viên trong ngành. Tanca tin rằng việc giải quyết những vấn đề này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả công việc mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đầu tư vào đào tạo và chứng chỉ quốc tế, cùng với việc cải thiện quy trình làm việc và chính sách quản lý nhân sự, sẽ là những bước quan trọng để thỏa đáp  yêu cầu ngày càng cao và khắc phục các thách thức trong ngành nhân sự tại Việt Nam.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan