Ngày cập nhật 2025-02-12 13:34:47

Mô Hình Kirkpatrick - 4 Cấp Độ Đánh Giá Hiệu Quả Đào Tạo

Mô hình Kirkpatrick đã trở thành công cụ hữu ích giúp các tổ chức đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc về chương trình đào tạo của mình. Hiệu quả đào tạo không chỉ được đo lường bằng sự hoàn thành khóa học mà còn cần xem xét đến sự thay đổi và tiến bộ của người học. Theo chân Tanca để hiểu rõ hơn về mô hình này.

Mô hình Kirkpatrick là gì?

Kirkpatrick là gì

Mô hình Kirkpatrick là một công cụ phân tích và đánh giá kết quả đào tạo thông qua 4 cấp độ. Mô hình này chia quá trình đánh giá thành bốn cấp độ, từ phản ứng ban đầu của người học đến tác động dài hạn đối với tổ chức. Mô hình này được nghiên cứu bởi cựu giáo sư Đại học Wisconsin, Donald Kirkpatrick, vào năm 1959. Sau đó, ông đã cập nhật thêm về công cụ này vào các năm 1975 và 1993.

Mỗi cấp độ trong mô hình Kirkpatrick đại diện cho một thước đo chính xác về hiệu quả của chương trình đào tạo. Sau này, mô hình được phát triển thêm bởi con trai của người sáng lập, James Kirkpatrick, và vợ là Wendy Kayser Kirkpatrick.

Năm 2016, James và Wendy đã tiến hành sửa đổi và làm rõ lý thuyết ban đầu. Đồng thời, họ giới thiệu mô hình Kirkpatrick thế giới mới trong cuốn sách cùng tên. Bổ sung quan trọng được nhấn mạnh trong mô hình mới là tầm quan trọng của việc đào tạo phù hợp với công việc hàng ngày trong doanh nghiệp.

Xem thêm:

4 cấp độ Kirkpatrick

4 cấp độ
  • Cấp Độ 1: Phản Ứng (Reaction)

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi trong hành vi và cách ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc.

Phương pháp: Khảo sát, phỏng vấn cấp trên và đồng nghiệp, theo dõi và ghi nhận những cải tiến trong hiệu suất làm việc.

Ở cấp độ này, bạn cần ghi lại toàn bộ phản ứng của nhân viên đối với khóa đào tạo. Sự gắn kết của nhân viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Do đó, khảo sát này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chính xác về những gì đang diễn ra và những điều cần cải thiện.

  • Cấp Độ 2: Học Tập (Learning)

Mục tiêu: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học sau khóa đào tạo.

Phương pháp: Sử dụng các bài kiểm tra trước và sau khóa học, đánh giá năng lực thực hành, phản hồi từ giảng viên và người học.

Tại cấp độ này, bạn có thể đo lường chính xác những gì nhân viên đã học trong quá trình đào tạo. Để thấy rõ hiệu quả, bạn nên kiểm tra nhân sự của mình cả trước và sau khóa đào tạo để có đánh giá rõ ràng nhất.

Để thực hiện việc này, bạn có thể áp dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua các bài thi. Để đảm bảo tính khách quan và giảm bớt mâu thuẫn, bạn cần xác định trước quy trình chấm điểm rõ ràng và minh bạch.

  • Cấp Độ 3: Hành Vi (Behavior)

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi trong hành vi và cách ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc.

Phương pháp: Khảo sát, phỏng vấn cấp trên và đồng nghiệp, theo dõi và ghi nhận những cải tiến trong hiệu suất làm việc.

Cấp độ tiếp theo trong mô hình Kirkpatrick là đánh giá xem nhân viên có áp dụng được những điều họ đã học vào thực tiễn hay không. Quá trình này yêu cầu thời gian quan sát và đánh giá hàng tuần hoặc hàng tháng, vì vậy bạn cần kiên nhẫn.

Để đo lường hành vi, bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn, ghi lại những quan sát thực tế hoặc tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện. Việc thiếu thay đổi trong hành vi không có nghĩa là đào tạo không hiệu quả; nguyên nhân có thể do điều kiện hiện tại chưa tạo ra môi trường lý tưởng để thấy được sự chuyển biến.

  • Cấp Độ 4: Kết Quả (Results)

Mục tiêu: Đánh giá kết quả tổng thể của chương trình đào tạo đối với mục tiêu kinh doanh và chiến lược của tổ chức.

Phương pháp: Đo lường tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất làm việc, cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Đây là cấp độ cuối cùng trong mô hình Kirkpatrick, dành riêng cho việc đo lường kết quả trực tiếp. Ở cấp độ này, hiệu quả học tập được đánh giá dựa trên kết quả kinh doanh của tổ chức.

Tuy nhiên, các chỉ số đánh giá cần được thiết lập trước khi tiến hành đào tạo để đảm bảo độ chính xác cao nhất.

Kết luận

Mô hình Kirkpatrick cung cấp cho các tổ chức một công cụ mạnh mẽ và toàn diện để đo lường và cải tiến chương trình đào tạo, đảm bảo rằng chương trình đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập của nhân viên mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo dõi Tanca mỗi ngày để đọc thêm nhiều kiến thức về kinh tế hữu ích khác.

Lê Thị Thuỳ Vi