Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp. Nó có thể làm cho một tổ chức doanh nghiệp phát triển, và cũng có thể lụi tàn nếu thiếu nó. Ngày nay văn hóa trong một công ty đã dần tiến đến mức độ cao nhất, trở thành một thứ rất giá trị mà từ thế hệ này tới thế hệ khác luôn học tập và làm theo.
Nhân viên là công ty - công ty là nhân viên
Một doanh nghiệp chỉ có thể về đích khi tất cả mọi nhân viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… Tất cả đều được hiểu rằng họ là thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây chuyền đang hoạt động. Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo.
Chẳng hạn, Southwest Airlines là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới thực hiện bán cổ phần cho nhân viên. Ngoài một văn hóa cởi mở, nhân viên ở đây đã làm việc một cách hăng say, vì họ đang làm việc cho chính bản thân mình.
Theo nghiên cứu nêu trên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là câu chuyện một sớm một chiều và tùy hứng thích gì làm đấy mà văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng bài bản, đúng quy trình và bao hàm đầy đủ 19 khía cạnh như: các nghi lễ, slogan, phong cách giao tiếp, triết lý kinh doanh…
Khuyến khích nhân viên cống hiến, gắn kết với công ty
Doanh nghiệp cần một sức mạnh tập thể để chống đỡ khó khăn cũng như đạt các mục tiêu lớn. Sức mạnh ấy chỉ đạt được khi công ty có một văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh để tác động tới tất cả các nhân viên ở mỗi phòng ban, mọi chi nhánh.
Một dẫn chứng tiêu biểu cho văn hoá này là Lee Iacocca và nhân viên công ty Chrysler của ông. Năm 1978, khi ông vừa bước chân tới, công ty đang rơi vào tình cảnh phá sản với 130.000 cán bộ công nhân viên có nguy cơ thất nghiệp. Ông và các cộng sự của ông đã đưa vào một văn hoá của sự hy sinh quên mình. Sau đó, ai ai cũng cố gắng làm việc vì sự sống còn của công ty và Chrysler đã lội ngược dòng ngoạn mục.
Chiến thắng mục tiêu doanh số
Quan niệm mới cho lãnh đạo các doanh nghiệp hiện nay là “teamwork is dream work,” tức là chỉ có làm việc tập thể thì giấc mơ thành công của ta mới thành hiện thực. Hay nói một cách khác, khả năng lãnh đạo được đo bằng khả năng lãnh đạo một tập thể.
Thử tưởng tượng khi tất cả mọi người đều tập trung vào một mục tiêu: chiến thắng của công ty thì tất cả họ đều muốn đồng lòng, chung sức để thực hiện. Tinh thần tập thể đều phấn chấn. Đó là chìa khoá cho sự thành công và cũng là chìa khoá cho sự đoàn kết. Và để có được một tập thể chiến thắng ấy chỉ khi có một thứ vũ khí tối thượng: văn hóa doanh nghiệp.
Ngoài 3 điều trên, văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ làm việc của các nhân viên. Việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm:
Bài toán khó về cách quản lý nhân sự hiệu quả