Ngày cập nhật 2025-01-22 01:38:41

Remarketing là gì? Các nguyên tắc thực hiện Remarketing hiệu quả

Remarketing mang đến nhiều lợi ích, giúp gia tăng lợi nhuận, thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân họ để doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu các sản phẩm. Nếu bạn là Marketer nhất định đừng bỏ qua phương pháp tiếp thị tuyệt vời này. Vậy Remarketing là gì? Tại sao các thương hiệu phải sử dụng nó? Nguyên tắc hoạt động của chiến dịch digital marketing này như thế nào. Theo dõi bài viết dưới đây của Tanca.

Remarketing là gì?

remarketing la gi

Chiến dịch tiếp thị lại giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh 

Remarketing là gì? Remarketing hay còn gọi là tiếp thị lại, được sử dụng nhiều trong các chiến dịch Email Marketing. Mục đích để gợi ý, nhắc nhở (remind) khách hàng về hành động đột ngột hủy bỏ hoặc quên thanh toán sản phẩm trong giỏ hàng mà họ đã thực hiện trước đó. 

Trong quá trình triển khai các chiến dịch Marketing, doanh nghiệp cũng dùng Remarketing để thực hiện các chiến lược upsell - gia tăng doanh số bán hàng hoặc cross sell - bán chéo sản phẩm. Với cách này, giúp gia tăng doanh số bán hàng từ nhiều sản phẩm khác nhau.  

Bên cạnh đó, Remarketing còn được sử dụng để tiếp thị và chăm sóc khách hàng tại các thời điểm và giai đoạn khác nhau trong quá trình họ sử dụng sản phẩm. Hoặc để cá nhân hóa để phù hợp với hành vi của từng khách hàng khi họ truy cập vào website/ landing page.

Ví dụ cụ thể về Remarketing là gì?

Khi bạn cần mua mỹ phẩm chăm sóc da. Bạn lên internet tìm kiếm và tìm thấy một trang web chuyên các sản phẩm skincare. Bạn xem review, đọc kỹ thông tin và sẵn sàng thêm sản phẩm đó vào giỏ hàng thanh toán. 

Nhưng vì một lý do nào đó, bạn đã rời khỏi trang mà vẫn chưa hoàn tất việc mua hàng. Sau đó bạn dần quên, lúc này bạn sẽ nhận được email thông báo từ website mỹ phẩm nhắc nhở bạn về đơn hàng vẫn còn trong giỏ. 

Đây được đánh giá là một hình thức tiếp thị tinh tế. Vì thông qua email bạn có thể gửi cho khách hàng coupon, hay lời chúc mừng để họ nhanh chóng hoàn tất việc mua hàng. Và khi có được dữ liệu email của bạn, brand sẽ thường xuyên gửi cho bạn những chương trình khuyến mãi / giảm giá hàng tháng… hoặc cho bạn biết về sản phẩm mới ra mắt của họ. 

Hình thức tiếp thị lại không tốn quá nhiều chi phí nhưng vẫn giữ thương hiệu của bạn ở thật lâu trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Bạn vẫn giữ được liên lạc với họ, họ vẫn thường xuyên cập nhật tin tức về sản phẩm của bạn.

Phân biệt Remarketing và Retargeting 

Trong thời đại kỹ thuật số, có rất nhiều công cụ giúp bạn đơn giản hóa việc tiếp thị lại với khách hàng mục tiêu - người đã từng tương tác với thương hiệu của bạn. Chẳng hạn như họ từng ghé thăm site của bạn, click vào quảng cáo trả phí ( PPC - Pay Per Click) hay điền vào một form đăng ký nhận quảng cáo/ mua hàng,...

Bạn hoàn toàn có thể chủ động thực hiện một chiến dịch đưa sản phẩm của bạn xuất hiện trước mặt họ một lần nữa. Sự xuất hiện của Remarketing và Retargeting sẽ giúp bạn rút ngắn được quá trình này. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn 2 khái niệm này là một. 

Retargeting hay còn được biết đến là hình thức quảng cáo bám đuôi. Chiến dịch này tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng các Paid Ads (quảng cáo trả phí) với phần lớn là dạng quảng cáo hiển thị (Display Ads). Doanh nghiệp sẽ đặt quảng cáo và hiển thị nó dựa trên các hoạt động trực tuyến của người dùng trên website của bạn. 

Có nghĩa rằng một user từng ghé qua site của bạn, dữ liệu truy cập của họ sẽ được lưu lại trên cookie. Theo đó bạn sẽ nhắm quảng cáo sản phẩm của mình tới họ trên các site khác mà họ truy cập. Tức là với chiến dịch này bạn có thể nhắm mục tiêu tới khách hàng dù họ đã thoát khỏi site của bạn, dù họ đang ở bất kỳ đâu trên internet. 

Tóm lại, điểm khác biệt giữa retargeting và remarketing là gì? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ:

- Remarketing tập trung chủ yếu vào giỏ hàng, “bám đuôi” đến khi nào chuyển đổi thành đơn hàng. 

- Retargeting sẽ tập trung chủ yếu vào độ phủ sóng, mục đích để giữ thương hiệu trong tâm trí khách hàng thật lâu, thu hút một lần nữa quay trở lại site của bạn. 

Tùy vào từng trường hợp mà các marketer sẽ lựa chọn chiến lược phù hợp nhất. Mục đích cuối cùng vẫn là gia tăng lượt chuyển đổi thành sale. 

Tại sao doanh nghiệp cần remarketing?

Hơn 90% doanh nghiệp chọn chiến lược quảng cáo bám đuôi

Hơn 90% doanh nghiệp chọn chiến lược quảng cáo bám đuôi 

Tạo thêm cơ hội giúp gia tăng giá trị chuyển đổi

Lý do các doanh nghiệp phải remarketing là gì? Lợi thế lớn nhất mà remarketing mang đến cho doanh nghiệp chính là đối tượng tiếp cận của nó. Các hình thức quảng cáo ngày nay đều mang một điểm chung là thu hút khách hàng mới bằng cách tạo ra nhu cầu. 

Nhưng phương pháp tiếp thị lại thì hoàn toàn khác, nó dành cho những người thực sự cần và thực sự quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Bởi vì họ đã từng tìm hiểu sản phẩm, thông tin trên site của bạn. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để họ đưa ra quyết định mua. Khách hàng thường sẽ tìm kiếm thông tin ở nhiều kênh khác trước khi chọn mua. 

Tại thời điểm này, các doanh nghiệp cần tiếp thị lại ngay lập tức để giành lại khách hàng tiềm năng (Potential customer) trước khi họ mua hàng từ trang web của đối thủ cạnh tranh. Bằng cách xuất hiện trước mặt họ thường xuyên, khách hàng có thể dễ dàng nhấp vào mẫu remarketing của bạn và chọn mua sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng. Đây chính là điểm ăn tiền phút chót, thúc đẩy họ mua hàng.

Thu thập dữ liệu khách hàng để tạo ra tài sản giá trị 

Có thể bạn chưa biết Remarketing chính là sự bổ trợ hiệu quả nhất cho SEM và SEO. Khi site của bạn nhận được lưu lượng truy cập ổn định từ SEM và SEO, bạn nên thêm cookie từ những user này vào danh sách khách hàng trong chiến dịch tiếp thị lại của mình. 

Tiếp thị lại sẽ rất tốt cho các trang web có mức độ hiển thị cao, traffic lớn nhưng tỷ lệ thoát khỏi trang cao. Ngoài ra, mỗi đợt tiếp thị lại cũng có thể giúp bạn phân biệt từng nhóm khách hàng và việc thêm đoạn mã tiếp thị lại vào các Landing page là rất quan trọng đối với bạn.

 Bằng cách tiếp thị lại có thể thu thập các thông tin khách hàng chẳng hạn như email, số điện thoại,...dữ liệu này sẽ hữu ích sau khi chiến dịch kết thúc.

>>> Đọc thêm: 12 cách đơn giản để xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng

Đối tượng mà remarketing nhắm đến 

 Đối tượng mục tiêu của chiến dịch tiếp thị lại

 Đối tượng mục tiêu của chiến dịch tiếp thị lại

Bên dưới đây là những nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu mà các các quảng cáo bám đuôi hướng đến: 

- Nhóm khách hàng đã truy cập vào website của bạn nhưng không thực hiện các hành vi mang tính chuyển đổi (đăng ký, đặt hàng, thanh toán…)

- Nhóm khách hàng đã truy cập vào website của bạn N lần ( N là giá trị bạn tự hạn định)

- Nhóm khách hàng đã từng chi tiêu một khoản tiền nhất định cho các sản phẩm trên site của bạn.

- Nhóm khách hàng đã truy cập vào site của bạn không thông qua các hình thức quảng cáo của Google. 

Cách thức hoạt động của remarketing là gì?

Quy trình hoạt động của remarketing

Quy trình hoạt động của chiến lược tiếp thị lại 

Khi bạn truy cập vào bất cứ site nào, bạn sẽ bị lưu cookie trên trang đó. Cookie là một bản ghi được tạo và lưu trên trình duyệt khi người dùng truy cập vào một trang web. Hiểu đơn giản đây chính là dấu vết của bạn khi bạn đến một nơi nào đó trên internet. Cụ thể trường hợp này là một website. 

Các dữ liệu cookie này giúp các Marketer biết được bạn đã truy cập trang nào, bạn xem sản phẩm hoặc dịch vụ nào, bạn xem bao nhiêu trang và bạn ở lại trang đó trong bao lâu…

Có vẻ như bạn đang nghĩ mình bị theo dõi và cảm thấy khá sợ hãi vì thông tin cá nhân của bạn dường như đã bị đánh cắp?  Tuy nhiên, đừng quá lo lắng danh tính cá nhân của bạn không liên quan vì khi bạn truy cập trang web của họ, họ sẽ gán cho bạn một ID mới (nói một cách đơn giản, bạn sẽ nhận được một mã số riêng khi vào trang web của họ. 

Theo đó, những người điều hành, quản trị site đó sẽ chỉ biết là có 1 khách hàng có ID như vậy từng ghé thăm website mà không biết rằng cụ thể đó là ai. Tiếp đó, các marketer có thể phân phát quảng cáo tiếp thị lại cho những người đã truy cập trang web dựa trên ID mà người dùng đã để lại. 

Tóm lại quy trình hoạt động của quảng cáo bám đuôi như sau: 

  • Bạn sẽ phải nhúng một đoạn mã remarketing vào site của mình (tạm gọi là website A)
  • Khi người dùng truy cập vào web của bạn, Cookie của họ sẽ được lưu lại trên trình duyệt. 
  • Sau đó người dùng rời khỏi website của bạn, lang thang trên internet, click vào website B (nơi cho phép hiển thị quảng cáo của Google)
  • Sau đó Google căn cứ vào thông tin trên trình duyệt để hiển thị quảng cáo của web A trên web B. 

Lợi ích của remarketing là gì?

Hiện nay remarketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Digital Marketing của các doanh nghiệp. Vậy tại sao nó lại được sử dụng phổ biến đến vậy? Cùng khám phá xem lợi ích của remarketing là gì nhé!

Luôn tương tác với khách hàng mục tiêu

Khoảng 96% khách hàng truy cập vào website và rời đi mà không thực hiện chuyển đổi, 49% phải truy cập một trang web khoảng 2 đến 4 lần trước khi có quyết định mua hàng. Như bạn thấy, nếu bạn không thực hiện tiếp thị lại thì khả năng mất những khách này là rất cao. Vì nó giúp bạn theo dõi người dùng từ trang này sang trang khác, từ đó chạy quảng cáo để nhắc họ quay lại trang của bạn.

Tiết kiệm chi phí marketing 

Quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị cho những người muốn xem chúng. Vì vậy sẽ có nhiều người nhấp vào quảng cáo của bạn hơn và bạn sẽ chi ít tiền hơn cho những quảng cáo và lưu lượng truy cập chất lượng. 

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Hiện tại, khoảng 43% doanh nghiệp sử dụng tiếp thị lại để tăng nhận diện thương hiệu trực tuyến. Sử dụng quảng cáo bám đuôi, bạn có thể sớm xây dựng nhận thức về thương hiệu trong quá trình mua hàng.

Tạo cơ hội chuyển đổi

Traffic website của bạn sẽ tăng đáng kể bằng cách hiển thị quảng cáo của bạn cho khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm trên Google. Số lần khách hàng tiềm năng nhìn thấy quảng cáo của bạn khi họ sẵn sàng mua hàng rất quan trọng. 

Những người truy cập trang web của bạn lần thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư có nhiều khả năng mua hàng hơn vì họ đã duyệt qua trang web của bạn và họ sẽ cảm thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn quen thuộc và đáng tin cậy hơn. 

Giành khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh

Tiếp thị lại giúp quảng cáo của bạn bật lên trên trình duyệt của khách hàng sau khi họ truy cập trang web của bạn hoặc tìm kiếm một từ khóa cụ thể trên Google. Thậm chí ngay cả khi họ truy cập trang web của đối thủ cạnh tranh, và nhắc họ quay lại với website bạn để mua hàng.

Xây dựng niềm tin vào sự phát triển

Việc khách hàng thường xuyên nhìn thấy một hoặc nhiều quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang bán. Tâm lý chung họ sẽ tin rằng chắc hẳn doanh nghiệp của bạn đang chi rất nhiều tiền cho các chiến dịch quảng cáo để có thể xuất hiện trước mặt họ như thế này. 

>>> Đọc thêm: Cách Starbucks chinh phục khách hàng trên toàn thế giới

Bán thêm, bán kèm các mặt hàng

Bằng cách đặt các đoạn code remarketing tại giai đoạn khách hàng thực hiện  hành vi chuyển đổi trê site hoặc ở trang “Thank you” (trang cảm ơn người dùng khi họ đăng ký thành công dịch vụ hoặc đặt hàng). Thì bạn sẽ nhận được danh sách khách hàng đã chuyển đổi. 

Lần tới khi bạn muốn bán thứ khác, có liên quan hoặc không đến những  sản phẩm cũ của mình. Thì bạn càng tiếp tục đưa ra các quảng cáo và ưu đãi hấp dẫn, thì khả năng họ quay lại càng cao. Theo đó lượt mua các sản phẩm khác của bạn cũng cao hơn rất nhiều.

Nguyên tắc để chiến dịch remarketing hiệu quả 

nguyên tắc remarketing hiệu quả

Làm thế nào để thực hiện quảng cáo bám đuôi hiệu quả 

Nguyên tắc để thực hiện hiệu quả chiến dịch remarketing là gì? Cùng khám phá 4 nguyên tắc “vàng” bên dưới: 

Nhấn mạnh các mục tiêu của thương hiệu

Trên thực tế là người dùng thực sự không thích nhấn vào các landing page thông qua các quảng cáo trên facebook, Instagram.... Do đó, bạn cần thiết lập những quảng cáo đơn giản, có nhắc tên thương hiệu để gây ấn tượng với người dùng. 

Nói chung, quy tắc chính là phải ngắn gọn, trọng tâm và đơn giản. Đừng đưa ra bất cứ điều gì quá phức tạp, vì người dùng sẽ không muốn dành nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin bạn cung cấp.

Đưa ra những sản phẩm mà khách hàng thực sự quan tâm

Để có thể đưa ra sản phẩm mà khách hàng quan tâm, bạn có thể nắm bắt thông tin về các lựa chọn sản phẩm mà họ đã xem trong lần cuối cùng họ truy cập trang web. Khi họ nhìn thấy một quảng cáo, nó sẽ nhắc nhở khách hàng về những sản phẩm họ đã xem và có nhiều khả năng đặt hàng hơn. 

Sử dụng remarketing cấp thiết, kịp thời

Tất cả các công cụ quảng cáo sản phẩm online đều cần phải nhanh chóng, kịp thời để đánh trúng tâm lý người tiêu dùng. Khi bạn đã xác định remarketing là gì, bạn hãy dùng phương pháp tiếp cận khách hàng bằng cách nêu giới hạn thời gian và số lượng có hạn. Điều này làm khơi dậy nỗi sợ hãi hết hàng cho những khách hàng và họ sẽ mua ngay sản phẩm của bạn.

Sử dụng các mã giảm giá và coupon

Sự tồn tại của Internet dẫn đến những thay đổi liên tục trong hành vi của người dùng. Việc so sánh giữa các địa chỉ bán hàng ngày càng trở nên dễ dàng hơn và khách hàng có thể xem sản phẩm của các đơn vị khác với mức giá cạnh tranh hơn. Do đó, hãy đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn đối thủ bằng những mã giảm giá, coupon hấp dẫn.

>>> Đọc thêm:

Chiến lược 4P trong marketing là gì? 

Mô hình SMART là gì? Lợi ích, cách ứng dụng và ví dụ thực tiễn 

Hiệu ứng chim mồi và những chiến lược Marketing

 

Hà Thị Hương Thảo
Bài viết mới
Bài viết liên quan