Chiến lược 4P có thể được xem là thuật ngữ mở rộng của khái niệm Marketing mix. Đơn giản, ngắn gọn nhưng đủ hiệu quả tối ưu là những gì chúng ta muốn nhắc đến nó. Hãy cùng Tanca tìm hiểu thêm về chiến lược này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Marketing mix là gì? Chiến lược 4P
Khi bạn là một Marketer hay chuyên gia marketing thì khái niệm marketing mix đã quá quen thuộc. Marketing mix hay còn gọi là marketing hỗn hợp, dùng để chỉ những công cụ tiếp thị công ty, hướng tới mục tiêu tiếp thị sản phẩm ra toàn thị trường.
Trước đây, marketing mix được chia thành nhiều yếu tố. Bao gồm sản phẩm, kế hoạch marketing, phân phối, giá cả, thương hiệu, bao bì, quảng cáo, khuyến mãi, tính cá nhân hóa… Sau đó, chuyên gia marketing McCarthy đã gói gọn nó vào trong 4 thành phần cơ bản. Đó là sản phẩm, giá, địa điểm, quảng bá. Sau này, giới trong ngành thống nhất gọi marketing mix với tên gọi là chiến lược 4P.
Chiến lược 4P quyết định đến sự thành công của một thương hiệu
Hiện nay, khi thị trường có nhiều thay đổi, chiến lược 4P cũng đã bổ sung thêm để phù hợp. Theo đó, mô hình 4P đã trở thành 7Ps với sự góp mặt của quy trình, con người và bằng chứng vật lý.
Tuy nhiên, dù có thay đổi nhiều đến đâu, marketer vẫn dựa trên tiền đề 4P để phát triển. Thế mới nói, marketing mix nói chung, chiến lược 4P nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Mức độ thành công của việc áp dụng chiến lược này tác động đến doanh thu của doanh nghiệp.
2. 4P trong chiến lược marketing 4P
Trong marketing, các chuyên gia cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Dưới đây là 4P mà bạn cần nắm vững, bởi đây chính là chìa khóa cho doanh thu của bạn.
Tổng quan về marketing mix
2.1. Product
Product- bạn sẽ bán cái gì? Yếu tố đầu tiên trong marketing mix mà bạn cần biết chính là đây.
Hiểu đơn giản, bạn cần phải hiểu mình muốn bán cái gì, nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm ra sao. Sau cùng, bạn phải điều chỉnh mặt hàng mình đang có sao cho phù hợp với những thị hiếu đó.
Người thành công trong kinh doanh là người biết nắm bắt thời cuộc, biết khách hàng cần gì. Càng đáp ứng được nhu cầu của họ, bạn càng có nhiều cơ hội khiến họ mua hàng. Thậm chí, khi tạo dựng được lòng tin, bạn có thể kiếm tìm thêm nhiều khách hàng mới nữa.
Khi xác định sản phẩm của doanh nghiệp, bạn cần phải hiểu một số yếu tố như sau:
- Mặt hàng sản xuất hàng loạt hay theo đơn đặt hàng? Sản phẩm của bạn dành riêng cho từng khách hàng hay giống nhau cho mọi đối tượng?
- Sản phẩm của bạn thuộc hạng mục nào? Đó có thể là hàng tiện dụng, hàng mua sắm, các mặt hàng đặc biệt hay loại hàng thụ động.
- Sản phẩm của bạn là hàng mới hay đã tồn tại từ lâu trên thị trường? Nếu đó là sản phẩm mới, bạn cần giáo dục thị trường, cần cho khách hàng thấy sản phẩm này cần thiết với thị trường của họ.
Ngược lại, nếu như đó là mặt hàng đã sẵn có, bạn cần tạo ra nhiều điều khác biệt. Cần cho họ thấy sản phẩm mà bạn cung cấp tốt hơn về tính năng, giá thành ổn hơn so với đối thủ.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sản phẩm là yếu tố chủ đạo cho mọi doanh nghiệp. Đôi khi, chỉ một lỗi nhỏ cũng khiến người mua từ chối lựa chọn sản phẩm của bạn.
2.2. Price
Khi bàn về giá trong chiến lược 4P, bạn cần xác định được chi phí bỏ ra, chi phí liên quan và khoản lợi nhuận thu vào.
Giá thành sản phẩm quyết định đến số lượng sản phẩm mà bạn bán được. Nếu giá quá thấp, khách hàng dễ nảy sinh nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Hoặc bạn có thể có ít lợi nhuận hơn khi bán chúng. Nhưng nếu giá cao, khách hàng thường sẽ mua ít hơn hoặc số lượng nhỏ hơn.
Vì lẽ đó, khi xác định chi phí sản phẩm, bạn cần xem xét một số yếu tố sau:
- Chi phí của sản phẩm, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi;
- Giá của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh;
- Số tiền khách hàng sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm của bạn.
Một khi đã hiểu rõ những vấn đề này, bạn sẽ xác định được lợi nhuận thu lại được. Khi xác định giá, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi và trả lời chúng như:
- Giá trị mà sản phẩm/ dịch vụ mang đến cho khách hàng là gì?
- Có nên giảm giá cho một số đối tượng khách hàng cụ thể không?
- Mức giá của doanh nghiệp bạn so với đối thủ như thế nào?
- Hình thức thanh toán và thời hạn thanh toán của bạn có những ưu nhược điểm nào?
2.3. Place
4P còn giúp bạn định dạng được địa chỉ bán sản phẩm của mình. Bạn cần hiểu và xác định rõ một vài yếu tố cốt lõi:
- Bạn sẽ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng hay phân phối cho các đại lý?
- Bạn sẽ bán sản phẩm qua các kênh nào? Bán qua internet, qua email hay mở một cửa hàng vật lý?
- Địa điểm mà bạn sẽ mở cửa hàng có thuận tiện để khách ghé qua mua hàng hay không?
Dù bạn chỉ mới là những nhà kinh doanh mới, hay là người đã có kinh nghiệm trước, bạn cần xác định rõ địa điểm bán hàng của mình.
Lựa chọn và thiết lập địa điểm bán hàng. Hãy gây dựng sự tin tưởng của bạn đối với khách hàng bằng một địa điểm bán hàng uy tín.
Lập kế hoạch và quản lý có hiệu quả chuỗi cung ứng. Một quy trình cung ứng liền mạch, hiệu quả được tạo ra nếu bạn làm điều này tốt.
Xuất khẩu. Hãy để doanh nghiệp của bạn thử sức kinh doanh, phân phối các mặt hàng có xuất xứ nước ngoài.
Marketing mix phải vận dụng kết hợp 4 yếu tố
2.4. Promotion
Yếu tố thứ 4 trong chuỗi marketing hỗn hợp này chính là quảng bá sản phẩm. Quảng bá ở đây được hiểu là mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định doanh thu của một doanh nghiệp.
Điều gì làm khách hàng muốn tìm hiểu và mua sản phẩm của bạn? Hẳn là lợi ích, giá thành của nó rồi. Nhưng bên cạnh đó, cần xác định rằng, một sản phẩm nhưng có vô vàn nhà cung cấp. Điểm nhấn quyết định khách tìm đến sản phẩm của bạn chính là niềm tin và ấn tượng.
Muốn có được điều đó, bạn cần thiết lập cho mình một chiến dịch quảng bá sản phẩm. Các phương thức quảng bá hiện nay rất đa dạng. Bạn có thể quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh. Thực hiện quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội hay tham gia vào các buổi triển lãm, hội chợ thương mại. In tờ rơi quảng cáo, marketing trực tiếp bằng điện thoại…
Tùy thuộc vào nguồn ngân sách, khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới. Từ đó, bạn có thể thiết lập chiến lược quảng bá an toàn và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, hãy quan sát và tìm hiểu về những chiêu bài quảng cáo của đối thủ. Hãy biến tấu chúng phù hợp với doanh nghiệp của mình. Hoặc khắc phục những thiếu sót mà đối thủ đang mắc phải.
Thêm nữa, trong quảng bá sản phẩm, bạn cần xác định cho mình một thông điệp riêng. Thông điệp đó cần thể hiện cho người tiêu dùng thấy tầm quan trọng của sản phẩm. Sau đó, thương hiệu của bạn cần có đủ hấp dẫn để khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm đó.
3. Ý nghĩa của chiến lược 4P đối với Marketing
Chiến lược 4p có ý nghĩa cực quan trọng đối với lĩnh vực Marketing. Hãy cùng xem 4P đã tạo ra giá trị gì cho doanh nghiệp nhé.
Tầm quan trọng của chiến lược 4P đối với mỗi doanh nghiệp
Tạo ra sản phẩm mới
Có một điều mà doanh nghiệp muốn áp dụng 4P đều phải biết. Đó là bước nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ phát triển thêm nhiều sản phẩm để phù hợp với thị hiếu.
Nâng cao tính nhận diện và giá trị thương hiệu
Chiến lược 4P giúp sản phẩm của các bạn đến gần hơn với người dùng. Do vậy, các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm là hoạt động không thể thiếu.
Cũng từ đó, nhiều người sẽ biết đến doanh nghiệp của bạn hơn. Tạo đà cho việc mở rộng thị trường sau này.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp
Trên thực tế, thật khó để biến bạn trở thành nhà cung cấp hay sản xuất độc quyền. Khi có quá nhiều nhà sản xuất, bạn cần phải học cách thích ứng và nâng cấp sản phẩm của mình.
Chất lượng, giá cả càng tốt thì càng chiếm ưu thế với đối thủ. Marketing mix sẽ giúp bạn thiết kế giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Chiến lược 4P mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng
Khi thực hiện chiến lược 4P, doanh nghiệp được dịp kiểm tra lại chất lượng hàng hóa của mình. Đồng thời, đưa ra những cải tiến phù hợp với người tiêu dùng. Cho nên, người tiêu dùng cũng được hưởng khá nhiều lợi ích từ chiến dịch này.
4. Bí kíp ứng dụng chiến lược 4P hiệu quả
4.1. Xác định giá trị độc nhất của sản phẩm (Unique selling point)
Điểm bán hàng độc nhất trong 4P chính là giá trị mà chỉ riêng sản phẩm của bạn có. Bạn sẽ phát hiện được điều này khi thực hiện các khảo sát người tiêu dùng. Quá trình này cần khá nhiều thời gian, sự nhanh nhạy và phán đoán chính xác của người thực hiện.
4.2. Thấu hiểu khách hàng
Chân dung khách hàng phải được vẽ ra ngay khi bạn muốn thực hiện chiến lược marketing mix. Bạn cần biết ai sẽ là người mua sản phẩm, vấn đề họ gặp phải và họ cần gì ở bạn. Khi hiểu được nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ dễ dàng đưa ra nhiều offer phù hợp.
4.3. Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ
Những thứ bạn cần tìm hiểu trong mục này chính là chi phí và lợi ích đi kèm. Ví dụ như chính sách ưu đãi, bảo hành,... Bước này giúp bạn định giá sản phẩm của mình chính xác hơn.
4.4. Định vị sản phẩm - xây dựng chiến lược giá phù hợp
Giá sản phẩm được xác định doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, cần đảm bảo mức giá bạn đưa ra có đủ chi phí sản xuất trong đó. Đồng thời, mức giá đó cũng cần đủ sức cạnh tranh với đối thủ của bạn.
4.5. Xác định địa điểm mua bán và kênh phân phối
Sản phẩm không phải được phát triển từ thứ bạn có, mà là phải đến từ thứ khách hàng cần. Hãy thật thông minh khi đưa ra kênh phân phối sản phẩm. Ưu tiên phát triển kênh bán hàng Internet online đối với khách hàng xác định ở phạm vi rộng.
4.6. Xây dựng chiến lược truyền thông
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn cần có chiến lược truyền thông hiệu quả. Tùy thuộc vào mặt hàng mà bạn kinh doanh để đề ra phương án hiệu quả.
Có thể thấy rằng, chiến lược 4P muốn thành công cần sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một khi đã quyết tâm thực hiện chúng, bạn cần có sự chuẩn bị đầy đủ và chỉnh chu. Có như vậy, hiệu quả mang lại mới cao được.
5. Case study: chiến lược 4P của Vinfast có gì nổi bật?
Chiến lược marketing mix của Vinfast sử dụng kết hợp 4 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối) và Promotion (Xúc tiến thương mại).
Vinfast thành công nhờ áp dụng đúng đắn, linh hoạt kế hoạch marketing
Product- Sản phẩm
Cho đến thời điểm hiện tại, Vinfast đã chào thị trường bằng nhiều dòng xe mới. Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình, doanh nghiệp còn có sự hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Magna Steyr và Bosch, AVL, ZF, GROB… Đây đều là những công ty có kỹ thuật sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Nhờ vậy, Vinfast tạo nên sản phẩm ô tô với chất lượng tốt, sánh ngang với nhiều thương hiệu ô tô nổi tiếng khác.
Price- Giá
Về mặt bằng chung, giá ô tô Vinfast được nhận định có đủ sức cạnh tranh với nhiều dòng khác. Việc hiểu rõ phân khúc khách hàng cũng giúp thương hiệu định hình tốt hơn cho mức giá sản phẩm của mình.
Place- Phân phối
Sản phẩm ô tô Vinfast được phân phối bởi hai kênh chính: mua lại kênh phân phối khác và phân phối rộng khắp. Khi đã xác định được chân dung khách hàng chiến lược, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm. Từ đó, việc tiếp cận khách hàng được hiệu quả, tối ưu hơn.
Promotion- xúc tiến thương mại
Chiến lược marketing của Vinfast tập trung vào 4 yếu tố cốt lõi: quảng cáo, sự kiện, marketing trực tiếp và PR. Chiến dịch này được thực hiện rộng khắp trên nhiều mặt trận, nhất là mạng xã hội, báo chí và các diễn đàn.
Chiến lược 4P được áp dụng bởi Vinfast thành công đã giúp họ đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Cũng nhờ đó, hoạt động sản xuất, cung ứng, phân phối sản phẩm được gắn kết, xác định đúng đối tượng tiềm năng và tập trung chăm sóc họ. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Vinfast đã xây dựng thương hiệu vững chắc cho mình không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở quốc tế.
Trên đây là những thông tin cơ bản và hữu ích liên quan đến chiến lược 4P. Hy vọng, thông qua bài viết này, người đọc sẽ có thêm nhiều vốn hiểu biết mới. Đồng thời ứng dụng chúng vào kiến thức thực tiễn nhằm gia tăng giá trị thương hiệu.