Ngày cập nhật 2024-12-26 14:55:03

Quy trình sa thải nhân viên đúng luật cho doanh nghiệp

Cách để sa thải nhân viên đúng luật như thế nào? Ai trong doanh nghiệp có thẩm quyền sa thải nhân viên? Hình thức xử lý kỷ luật vi phạm sa thải người trái pháp luật lao động? Mức phạt bao nhiêu? Đây là những vấn đề mà nhiều nhà quản lý doanh nghiệp, người lao động quan tâm. Cùng Tanca tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sa thải là gì?

sa thai la gi

Sa thải có thể là một hình thức kỷ luật nhân sự theo quy định của pháp luật. Sa thải là việc tạm dừng hoặc chấm dứt vĩnh viễn hợp đồng lao động của một nhân viên hay phổ biến hơn là một nhóm nhân viên do các vi phạm.

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất trong 3 hình thức xử lý kỷ luật lao động tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có quyền sử dụng hình thức kỷ luật này khi người lao động vi phạm nội quy, kỷ luật lao động. Hoặc có hành vi không phù hợp gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, hình ảnh, lợi ích của doanh nghiệp.

Trước khi bị sa thải, người lao động sẽ phải trải qua các hình thức kỷ luật như cảnh cáo, kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển đổi vị trí công việc. Cuối cùng là xem xét kỷ luật sa thải.

Xem thêm: Phúc Lợi Nhân Viên Khi Đi Làm

Công ty sa thải nhân viên trong trường hợp nào?

truong hop sa thai cong ty

Điều 125 Bộ luật Lao động quy định, năm 2019, khi người lao động vi phạm một trong các lỗi sau đây thì doanh nghiệp có quyền sa thải:

  • Hành vi tham nhũng tại nơi làm việc
  • Các hành vi trộm cắp, đánh bạc tại nơi làm việc
  • Có hành vi sử dụng chất kích thích (ma túy) tại nơi làm việc
  • Cố ý gây thương tích tại nơi làm việc
  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp
  • Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp
  • Hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc hành vi đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp
  • Hành vi quấy rối tình dục
  • Người lao động đã bị xử lý theo hình thức kỷ luật như kéo dài thời hạn nâng lương/sa thải mà vẫn tái phạm trong thời gian chưa xóa bỏ các kỷ luật cũ.
  • Tự ý nghỉ việc 5 ngày liên tục trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng.

Trong đó, lý do chính đáng có thể kể đến là thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; bản thân hoặc thân nhân ốm đau có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định chi tiết trong nội quy lao động.

Xem thêm: Mẫu quy chế lương thưởng mới nhất

Ai có thẩm quyền sa thải người lao động?

nguoi co quyen sa thai nhan vien

Khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động cũng phải bảo đảm họ tuân thủ các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động. Đặc biệt, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động phải được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp.

Theo hướng dẫn tại điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý sa thải NLĐ có thể là một trong những người sau đây:

  • Người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động bên phía doanh nghiệp
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức này.
  • Đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải cũng là người ký quyết định sa thải người lao động sau khi doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Nếu người xử lý kỷ luật sa thải hoặc người ký quyết định sa thải không đúng thẩm quyền thì việc xử lý kỷ luật sa thải của doanh nghiệp đối với người lao động là không đúng quy định. Doanh nghiệp có thể bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động.

Xem thêm: Tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc chuẩn

Làm sao để sa thải nhân viên đúng luật?

cach sa thai nhan vien dung luat

Khi sa thải người lao động, doanh nghiệp cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, hướng dẫn tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cần thực hiện việc xử lý kỷ luật sa thải người lao động như sau:

Về thời gian thực hiện:

Trước khi đưa ra quyết định sa thải nhân viên, doanh nghiệp cần có một khoảng thời gian đánh giá và nhận xét. Thời hạn này được quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động như sau:

  • Hình thức vi phạm thông thường: Có thời gian là 6 tháng kể từ ngày vi phạm
  • Các hình thức vi phạm liên quan đến tài sản, bí mật doanh nghiệp: Thời hiệu là 12 tháng kể từ ngày vi phạm.
  • Trong một số trường hợp, thời hiệu trên có thể được kéo dài nhưng không quá 60 ngày

Các bước hợp pháp để sa thải một nhân viên:

Bước 1: Xác nhận vi phạm

Nếu doanh nghiệp phát hiện vi phạm ngay: lập ngay biên bản vi phạm, thông báo cho tổ chức có đại diện của người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi.

Phát hiện sau khi xảy ra vi phạm: Công ty cần thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của nhân viên.

Bước 2: Họp kỷ luật

Sau khi xác nhận hành vi vi phạm, doanh nghiệp cần họp để xử lý kỷ luật sa thải:

Trước khi họp: Doanh nghiệp cần thông báo về thời gian, nội dung, địa điểm họp xử lý kỷ luật. Cùng với đó là thông tin người bị xử lý, hành vi vi phạm đối với tổ chức mà người lao động làm đại diện, cơ sở mà người lao động là thành viên…ít nhất 5 ngày làm việc.

Thủ tục kỷ luật buộc thôi việc:

  • Kiểm tra thành phần tham dự: Cuộc họp chỉ được tiến hành khi tất cả những người có liên quan đều có mặt tại cuộc họp.
  • Trong buổi làm việc, doanh nghiệp cần chứng minh hành vi vi phạm của nhân viên.
  • Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản và các thành viên dự họp phải thông qua biên bản.
  • Biên bản hợp lệ khi có đầy đủ chữ ký của các thành viên dự họp, nếu không ký phải ghi rõ lý do.

Bước 3: Ra quyết định sa thải

Sau khi thông qua biên bản kỷ luật sa thải, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động của công ty sẽ ra quyết định sa thải, quyết định này phải được ban hành trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Bước 4: Thông báo sa thải

Sau đó, quyết định sa thải sẽ được gửi cho người lao động hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Xem thêm: Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên mới

Quy định xử phạt khi sa thải nhân viên trái pháp luật lao động

quy dinh ve sa thai nhan vien

Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp sa thải trái pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc người lao động trái quy định thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:

- Xử lý kỷ luật buộc thôi việc nhưng không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật: Từ 5 - 10 triệu đồng (điểm đ khoản 2 Điều 19).

Doanh nghiệp buộc phải nhận công nhân trở lại làm việc, đồng thời trả đủ lương cho công nhân. Tiền lương sẽ tương ứng với số ngày nghỉ việc nếu vi phạm. (Điểm a Khoản 4 Điều 19)

- Doanh nghiệp giải quyết cho người lao động nghỉ việc trong thời gian nghỉ điều dưỡng, nghỉ ốm: bị phạt từ 20 – 45 triệu đồng (Khoản 3 Điều 19)

Doanh nghiệp sẽ phải công khai xin lỗi người lao động. Đồng thời thanh toán toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu vi phạm gây tổn hại về thân thể cho người lao động.

- Doanh nghiệp sa thải người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy doanh nghiệp: phạt từ 20 – 45 triệu đồng (Khoản 3 Điều 19).

Doanh nghiệp buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc. Đồng thời trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với số ngày người lao động nghỉ việc (điểm a khoản 4 Điều 19).

Trên đây là những thông tin về việc cho nhân sự thôi việc. Hy vọng những chia sẻ của Tanca sẽ giúp bạn xây dựng quy trình sa thải nhân việc đúng luật. Tránh gây tổn thất tài sản và uy tín doanh nghiệp, tương lai sự nghiệp của nhân viên. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài biết.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan