Ngày cập nhật 2024-03-29 00:41:28

Tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc chuẩn, mới nhất

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức đều đặt ra các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc nhằm đánh giá năng lực, xếp loại và lựa chọn ứng viên phù hợp. Các tiêu chí này tùy thuộc vào tính chất công việc, cách thức kinh doanh và văn hóa của mỗi doanh nghiệp.

Tham khảo ngay một số mẫu phiếu đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc, giúp các nhà quản trị tìm kiếm được nguồn nhân lực tiềm năng, chất lượng. Theo dõi chi tiết hơn qua bài viết dưới đây của Tanca.

Đánh giá nhân viên thử việc là gì?

danh gia nhan vien thu viec la gi

Vị trí nhân viên thử việc là vị trí đầu tiên mà ai cũng phải đảm nhận khi bước chân vào bất cứ công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào.

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về công việc thử việc. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng thử việc. Ngoài ra các bên có thể dừng hợp đồng trước thời hạn nếu cảm thấy không phù hợp.

Đánh giá nhân viên thử việc là quá trình doanh nghiệp nhìn nhận năng lực, tác phong làm việc của ứng viên. Kết quả đánh giá sẽ dựa trên ý kiến của người quản lý trực tiếp cũng như các đồng nghiệp khác.

Căn cứ vào các yếu tố chủ quan và khách quan, doanh nghiệp sẽ quyết định có ký hợp đồng lao động chính thức với nhân viên thử việc hay không.

Xem thêm: Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên mới

3 tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc quan trọng

tieu chi danh gia nhan vien

Tùy vào văn hóa công ty, tính chất công việc mà tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chí này đều được xây dựng dựa trên 3 yếu tố cốt lõi như sau:

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức là tiêu chí đánh giá giúp bạn khai thác thông tin về khả năng tư duy của ứng viên. Quá trình đánh giá kiến ​​thức cũng sẽ giúp bạn xác nhận rằng thông tin về bằng cấp trong đơn xin việc là chính xác.

Mặc dù đây không phải là tiêu chí tiên quyết để đánh giá nhân viên nhưng các nhà quản lý cũng không nên bỏ qua.

Kỹ năng

Những kỹ năng mà nhà quản lý cần để đánh giá ứng viên trong quá trình làm việc là kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp và đàm phán,… Bên cạnh đó, trong từng công việc cụ thể, người thử việc sẽ cần sở hữu những kỹ năng đặc biệt. 

Hai kỹ năng quan trọng nhất mà mọi nhân viên thử việc phải có là:

Kỹ năng làm việc nhóm: Người quản lý nên quan sát xem nhân viên thử việc có giao tiếp và kết nối tốt với đồng nghiệp hay không. Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá xem ứng viên có đưa ra giải pháp hữu ích, mang tính xây dựng và thực sự yêu thích công việc hay không.

Kỹ năng quản lý thời gian: Đây là kỹ năng rất quan trọng mà nhân viên nào cũng cần phải có. Kỹ năng này sẽ giúp nhà quản lý đánh giá khả năng quản lý công việc, deadline và kiểm soát tiến độ công việc của ứng viên.

Thái độ làm việc

Trong các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc, yếu tố thái độ thường bị các nhà quản lý xem nhẹ. Một nhân viên giỏi sẽ có thái độ đúng mực với cấp trên, quản lý và luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc.

Người quản lý có thể dựa vào hai yếu tố sau để đánh giá thái độ làm việc của ứng viên.

  • Tinh thần trách nhiệm: Nhân viên cần có trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân và công việc chung của doanh nghiệp.
  • Tính kỷ luật: Một nhân viên thử việc không tự giác và bị ràng buộc vào các chính sách, nguyên tắc chung của tổ chức. Thì chắc chắn ứng viên đó không phải là sự lựa chọn đúng đắn của doanh nghiệp.

Xem thêm: Năng lực là gì?

Tại sao cần đánh giá ứng viên sau thời gian thử việc?

  • Đánh giá nhân viên sau khi thử việc là một thao tác giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận một cách chi tiết. Đây cũng là quá trình tổng hợp những quan sát và nhận xét từ người quản lý trực tiếp và đồng nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể kiểm chứng năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng của nhân viên trong thực tế bằng các thông tin trong cuộc phỏng vấn.
  • Hơn nữa, điều này còn giúp công ty đánh giá được sự phát triển của nhân viên để bố trí vị trí làm việc phù hợp. Từ đó có kế hoạch đào tạo nhân viên hợp lý trong tương lai.
  • Các đánh giá, nhận xét sẽ giúp doanh nghiệp biết được ứng viên có phù hợp với vị trí công việc và văn hóa hay không. Để đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối ứng viên.
  • Ngoài ra, quá trình thử việc còn giúp nhân viên tìm hiểu môi trường và thể hiện khả năng của mình. Cũng như xác định khả năng gắn bó với doanh nghiệp đó của họ.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thử việc mới, chuẩn chỉnh

Cách viết đánh giá kết quả thử việc

Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ đánh giá kết quả thử việc sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tuyển dụng. Đồng thời tạo cơ sở cho những nhận xét và đánh giá khách quan nhất.

Dưới đây là một số cách giúp các nhà quản trị đánh giá ứng viên sau khoảng thời gian thử việc:

Tổ chức làm bài test năng lực

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các bài kiểm tra năng lực vào quá trình đánh giá nhân viên thử việc. Bài kiểm tra này sẽ giúp công ty đánh giá ứng viên trên các yếu tố chỉ số IQ (tư duy), EQ (chỉ số cảm xúc), tính cách và năng lực của ứng viên.

Điều này giúp nhà tuyển dụng hạn chế việc mất đi những ứng viên tiềm năng, chảy máu chất xám.

Mẫu phiếu đánh giá nhân viên thử việc

Việc đánh giá nhân viên thử việc là một khâu quan trọng trong quy trình tuyển dụng của một doanh nghiệp. Nội dung của phiếu đánh giá sẽ bao gồm những công việc mà ứng viên đã làm và tổng số điểm được chấm dựa trên các tiêu chí đã đặt ra.

phieu danh gia nhan vien thu viec
danh gia nhan vien thu viec

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc bằng tiếng Anh

Tham khảo mẫu phiếu đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc bằng tiếng Anh ngay sau đây:

Đơn vị………………………..

HR Dept/ phòng nhân sự

ASSESSMENT FORM AFTER THE TRIAL PERIOD/ bảng đánh giá sau thời gian thử việc 

Apply for office and indirect staffs and other managers/ Áp dụng cho nhân viên và cấp quản lý

Full-name/ Họ tên………………………

Dept/ Bộ phận …………………………

Job title/ vị trí công việc: ……………………..

Available date/ ngày nhận việc: …….

Direct Manager/ người quản lý trực tiếp:…………….

Job title/ chức vụ……………….

A. Current working assignments - Order of priority/ Các nội dung công việc đang thực hiện - Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

NO./STT

Main Assignments/ Nhiệm vụ chính 

Secondary Assignments/ Công việc phụ

1

  

2

  

3

  

4

  

……

  

B. Assessment of the direct manager - Maximum point is 10/ Quản lý trực tiếp đánh giá - Tối đa 10 điểm.

NO./STT 

Compare with work requirement/ So với yêu cầu hoạt động 


 

Assessment/ Phần nhận xét

Points/ Điểm số

1

Complex/ Tính phức tạp

  

2

Workload – Amount of working hour in a day/ Số ngày, giờ thực hiện công việc 

  

3

Creative, lively/ Tính sáng tạo

  

4

Coordinate, organized/ Tính phối hợp

  

5

Sense of Responsibility/ Tinh thần trách nhiệm 

  

6

Disciplinary/ Tính kỷ luật

  

7

Achieved results/ Kết quả đạt được

  

8

Experiences of solution/ Kinh nghiệm xử lý tình huống

  

9

Professional skills/ Kỹ năng chuyên môn 

  

10

Ability to manage, control/ Khả năng điều hành, quản lý 

  

Total of maximum point - 100/ Tổng điểm tối đa - 100

Rank/ Xếp loại 

  

C. Comments, Assessments and Proposals of Manager/ Đánh giá, nhận xét và đề xuất của ban lãnh đạo

1. Overall Assessments/ Nhận xét chung 

Strengths/ Tích cực

Weakness/ Hạn chế

Prospects/ Triển vọng

….

….

2. Proposals/ Đề xuất

Date/ Ngày

Signature/ Chữ ký

  

D. Approval of Board of General Manager/ Xét duyệt ban lãnh đạo

Date/ Ngày 

Signature/ Chữ ký

  

Bài viết trên đã giới thiệu đến quý bạn đọc tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc cũng một số mẫu đánh giá cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm quản lý nhân sự Tanca giúp chuẩn hóa quy trình đánh giá ứng viên sau thời gian thử việc khách quan, hiệu quả.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm