Ngày cập nhật 2024-12-22 22:40:21

Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên mới, đầy đủ nhất

Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc là phương pháp đánh giá năng lực của nhân viên hiệu quả, chính xác nhất. Tuy nhiên, để xây dựng mẫu phiếu đánh giá phù hợp đòi hỏi các nhà quản trị phải có cái nhìn bao quát và cân nhắc nhiều yếu tố.

Bài viết dưới đây của Tanca sẽ gợi ý cho bạn những tiêu chí cần thiết để đánh giá nhân viên và mẫu phiếu đánh giá chi tiết. Theo dõi ngay nhé!

Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc là gì?

tieu chuan danh gia cong viec

Bảng tiêu chuẩn đánh giá là cách thức đánh giá năng lực làm việc của nhân viên mà các nhà quản lý thường sử dụng. Để áp dụng hiệu quả phương pháp này, bạn bắt buộc phải xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp.

Tùy theo ngành nghề cũng như vị trí làm việc, bộ phận của từng công ty mà nội dung của phiếu đánh giá nhân viên sẽ có những tiêu chí khác nhau. Bạn có thể tham khảo mẫu tiêu chí có sẵn và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Mẫu thông báo tăng lương chuẩn

Các tiêu chí đánh giá nhân viên

cac tieu chi danh gia nhan vien

Đánh giá nhân viên là một cách tuyệt vời để giúp các thành viên trong nhóm của bạn hiểu được cách họ đang làm trong công việc. Bạn có thể tập trung vào những lĩnh vực thành công, những nơi họ cần cải thiện và liệu họ có đạt được mục tiêu hay không.

Điều cần thiết là đo lường hiệu suất của nhân viên dựa trên các tiêu chí cụ thể, giúp họ xác định được điểm cần cải thiện.

Mặc dù đánh giá nhân viên của mỗi doanh nghiệp sẽ có các yếu tố cụ thể cho ngành và mô tả công việc phù hợp. Nhưng có một số tiêu chí bao quát mà bạn nên sử dụng trong đánh giá hiệu suất của nhân viên.

Chất lượng công việc

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất của một nhân viên. Chất lượng công việc là một phạm trù chung có thể là các khía cạnh như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và năng suất.

Khi đánh giá chất lượng công việc, hãy nhìn tổng thể bức tranh lớn và cân nhắc các chi tiết nhỏ. Chẳng hạn như nhân viên đã đạt được bao nhiêu mục tiêu của công ty. Ngoài ra, hãy bao gồm các đánh giá cụ thể liên quan đến một dự án mà nhân viên đã làm tốt hoặc những yếu tố cần cải thiện.

Các chỉ số KPIs

Tiêu chí để đánh giá hiệu suất của nhân viên nên bao gồm các yếu tố định lượng như KPIs. Trong khi phần lớn các tiêu chí khác đều là định tính và chủ quan. Thì các mục tiêu họ đã đạt được và thành tích sẽ khách quan hơn, có thể đo lường được bằng những con số rõ ràng.

Năng suất làm việc

Tiêu chí đánh giá nhân viên này rất quan trọng vì nó xem xét số lượng công việc của nhân viên trong một thời kỳ cụ thể. Để công việc kinh doanh của bạn thành công, bạn cần một nhóm làm việc hiệu quả và năng suất.

Nếu một số người mất nhiều thời gian so với người khác để hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản. Doanh nghiệp của bạn sẽ có nguy cơ bỏ lỡ các cơ hội bán hàng quan trọng.

Dựa theo mức trung bình trong ngành của bạn đối với các nhiệm vụ hoặc từng nhiệm vụ cụ thể theo tính chất công việc mà bạn đang đánh giá. Từ đó xem xét các nhân viên của bạn có đang đáp ứng được hay không.

Đồng thời luôn ưu tiên chất lượng công việc khi xem xét năng suất. Bởi vì ai đó làm việc nhanh đến mức nào cũng không quan trọng nếu công việc không mang lại giá trị.

Sự sáng tạo, động lực phát triển

Nhân viên cần phải luôn chủ động và thúc đẩy bản thân hoàn thành tốt công việc. Họ biết mình đang làm gì và phải làm gì mà không cần đợi quản lý thúc giục họ. Đây cũng được xem là tiêu chí hàng đầu trong quá trình đánh giá nhân viên.

Một cá nhân có năng lực, một đội ngũ làm việc sáng tạo, chủ động phát triển sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian và tiền bạc cho quản lý vi mô.

Kỹ năng teamwork và lãnh đạo

Dù nhân viên có đang ở vị trí lãnh đạo hay không thì kỹ năng lãnh đạo cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một biểu hiện dễ nhận thấy của kỹ năng leader đó chính là việc nhân viên có khả năng phối hợp, làm việc hiệu quả với đồng nghiệp và đội nhóm.

Ngoài ra, hãy cân nhắc đến việc liệu nhân viên có biết cách giúp đỡ đồng nghiệp không. Họ có khả năng tạo niềm tin, cung cấp phản hồi tích cực và khuyến khích những người trong nhóm hay không….

Khả năng giải quyết vấn đề

Bất kể nhân viên của bạn làm công việc gì, có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả là điều cần thiết. Nhân viên cần biết cách ứng phó trong một tình huống khó khăn mà không cần đến sự giúp đỡ của quản lý.

Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo và có đủ nguồn lực cần thiết để xử lý các vấn đề trong vai trò của họ một cách tốt nhất. Trong phần đánh giá nhân viên của bạn, hãy thảo luận xem họ phản ứng như thế nào với các tình huống căng thẳng.

Kỹ năng giao tiếp

Các tiêu chí đánh giá hiệu suất cũng nên bao gồm khả năng giao tiếp của nhân viên với người quản lý, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác. Bên cạnh đó lắng nghe cũng là một phần quan trọng của giao tiếp hiệu quả.

Phản hồi từ đồng nghiệp và khách hàng

Phản hồi từ những người khác trong tổ chức cùng rất cần thiết khi đánh giá nhân viên. Nếu nhân viên có vai trò quản lý, hãy hỏi cấp dưới của họ mức độ hiệu quả của nhân viên với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Nếu nhân viên có vị trí thường xuyên làm việc với khách hàng, bạn có thể tiếp cận và xin feedback từ khách hàng. Là chủ doanh nghiệp, bạn có thể không thể nhìn bao quát bức tranh lớn về hiệu suất của nhân viên nếu không xem xét cách người khác nhìn nhận họ.

Tự đánh giá hiệu suất

Tạo cơ hội để nhân viên của bạn tự đánh giá chính mình cùng là một tiêu chí cần thiết trong bảng đánh giá hiệu suất nhân viên. Từ đó  có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc về chất lượng công việc và khả năng đạt được mục tiêu của họ.

Đây cũng là một cách tốt để hiểu những gì nhân viên tự cho là điểm yếu và điểm mạnh của họ. Nhờ đó các nhà lãnh đạo có thể hiểu hơn về nhân viên của minh.

Xem thêm: Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Phương pháp tạo bảng đánh giá công việc

phuong phap tao bang danh gia

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Tham khảo ngay 3 phương pháp đánh giá tốt nhất và phổ biến nhất:

Sử dụng thang đo

Với phương pháp này, người đánh giá sẽ căn cứ vào ý kiến ​​chủ quan để cho điểm ở từng tiêu chí. Hầu hết các hội đồng đánh giá đều có thang điểm tối đa là 10 điểm.

Để có thể sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả, bạn nên có một kế hoạch làm việc chi tiết và tính toán thời gian hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên để so sánh và cho điểm.

So sánh theo từng cặp

Đây là phương pháp mà người quản lý phải chọn hai nhân viên để tiến hành đánh giá. Thông qua việc đánh giá ưu nhược điểm của từng người, người quản lý sẽ thấy được điểm mạnh của cả hai.

Từ đó, người quản lý sẽ xem xét để đánh giá xem nhân viên nào là người hoàn thành công việc tốt hơn.

Quản lý mục tiêu

Với phương pháp này, người quản lý và nhân viên sẽ cùng nhau đặt ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong công việc sau này. Khi đó, ban lãnh đạo sẽ đánh giá năng lực của nhân viên dựa trên kết quả công việc mà nhân viên đó mang lại.

Xem thêm: Mẫu quy chế thưởng phạt trong công ty

Một số lưu ý khi xây dựng bảng đánh giá công việc

Nên đánh giá hàng tháng thay vì hàng quý, hàng năm. Bởi vì, đánh giá thường xuyên giúp nhà quản lý theo dõi được tiến độ và hiệu quả công việc để có những điều chỉnh kịp thời.

Không nên để khoảng thời gian đánh giá quá lâu vì dễ dẫn đến tình trạng tồn đọng, không giải quyết được các công việc phát sinh.

Trong bảng đánh giá kết quả công việc cần đưa ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc phương pháp đánh giá để nhân viên tự đánh giá, đưa ra giải pháp khắc phục những tồn tại, v.v.

Mẫu tiêu chuẩn đánh giá công việc

Tùy theo ngành nghề cũng như vị trí làm việc, bộ phận của từng công ty mà nội dung của các phiếu đánh giá nhân viên sẽ có sự khác nhau. Hãy tham khảo bảng tiêu chí mẫu dưới đây của Tanca. Đồng thời chỉnh sửa nội dung, các tiêu chí đánh giá sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Quá trình đánh giá hiệu suất nhân viên đòi hỏi người quản lý phải luôn theo sát, phân tích và có nhìn khách quan về công việc cũng như toàn bộ nhân sự.

Bên cạnh đó, việc này cũng cần diễn ra thường xuyên vì nếu để quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng, phát sinh nhiều vấn đề khiến kết quả đánh quả đánh giá không được chính xác.

Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian và nguồn lực để tổ chức đánh giá thường xuyên thì sao? Phần mềm quản lý nhân sự Tanca sẽ là giải pháp công nghệ tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Sở hữu các tính năng quản lý nhân sự nổi bật, kết hợp công nghệ AI hiện đại, giao diện trực quan giúp bạn dễ dàng hơn trong công tác quản trị nhân sự. Nhờ đó việc xây dựng các bảng đánh giá nhân viên định kỳ sẽ chính xác, đầy đủ và hiệu quả hơn. Xem thêm thông tin về phần mềm tại đây.

Qua bài viết trên Tanca đã giới thiệu đến quý bạn đọc mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc với các tiêu chí khách quan và phương pháp cụ thể. Theo dõi trang chủ của chúng tôi để tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý nhân sự, công việc và tìm đọc thêm nhiều kiến thức quản trị bổ ích.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan