Ngày cập nhật 2024-04-23 23:49:57

Trí tuệ cảm xúc EQ - chìa khóa dẫn bạn đến thành công

Bên cạnh IQ, kỹ năng chuyên môn thì trí tuệ cảm xúc (EQ) đang dần trở thành điều kiện quan trọng giúp bạn thành công và thăng tiến trong công việc. Sở hữu chỉ số EQ cao là sẽ là công cụ tuyệt vời giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ xã hội, đạt được mục tiêu nghề nghiệp của như sống hạnh phúc hơn. 

Trong bài viết sau đây, hãy cùng Tanca khám phá xem khái niệm trí tuệ cảm xúc là gì? Làm thế nào để rèn luyện được kỹ năng này cũng như tầm quan trọng của nó trong đời sống hiện đại. 

1. Trí tuệ cảm xúc là gì?

<img src="https://lh3.google.com/u/0/d/16nRjtDT_4VC8a1G_NTEan7kcRbrqKokA=w1920-h902-iv1" class="a-b-ta-Ua" alt="Displaying Không có tiêu đề (594 × 390 mm).gif" aria-hidden="true">

Tìm hiểu về khái niệm trí tuệ cảm xúc/EQ

Trí tuệ cảm xúc là gì? Trí tuệ cảm xúc tiếng Anh là Emotional Quotient/ Emotional Intelligence, viết tắt là EQ/EI. Đây được hiểu là khả năng nhận thức và thấu hiểu được cảm xúc của chính mình và người khác. Đồng thời có thể quản lý, kiểm soát những cảm xúc đó điều hướng nó đến những suy nghĩ và hành động tích cực. 

2. Lịch sử nghiên cứu của trí tuệ cảm xúc

định nghĩa trí tuệ cảm xúc

Sự hình thành của thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc”

Trí tuệ cảm xúc - Emotional Intelligence hay EI thực chất là một thuật ngữ khá xa lạ và không phổ biến trong những thập niên trước. Chẳng ai biết đến trí tuệ cảm xúc là gì. Tuy nhiên hơn 20 năm trở lại đây, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn về chỉ số cảm xúc EQ. Dưới đây là lược sử quá trình nghiên cứu vấn đề này. 

Từ 1930s, chuyên gia tâm lý học Edward Thorndike đã định nghĩa khái niệm “Social Intelligence” (trí thông minh xã hội) là khả năng hòa đồng với mọi người. 

Đến những năm 1940, David Wechsler - nhà tâm lý học người Mỹ đã đề xuất rằng trí thông cảm xúc có vai trò rất lớn đối với sự thành công trong cuộc sống của con người. 

Vào thập niên 1950, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Humanistic Psychology - trường phái tư tưởng tâm lý học nhân văn. Trường phái này tập trung vào nghiên cứu cách để con người có thể xây dựng sức mạnh cảm xúc. 

Vào những năm 70 của thế kỷ 19, đánh dấu cột mốc quan trọng với sự ra đời của Multiple Intelligences - đa trí tuệ. Theo đó trí thông minh không phải là loại năng lực chung, mà đó là tổng hợp nhiều loại năng lượng khác nhau. 

Đến năm 1985, lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ Emotional Intelligence - Trí tuệ cảm xúc trong luận án của tiến sĩ tâm lý học Wayne Payne. 

Vào năm 1900, Peter Salovey và John D Mayer đã đưa ra khái niệm cho “trí tuệ cảm xúc” là khả năng nắm bắt cảm xúc của bản thân và người khác, nhận thức nó và điều hướng suy nghĩ và hành động. 

Năm 1995, trí tuệ cảm xúc sau đó được tác giả kiêm nhà tâm lý học Daniel Goleman làm cho phổ biến nhờ cuốn sách của ông về chủ đề này.

3. 5 loại tư duy của người có trí tuệ cảm xúc

5 loại tư duy của trí tuệ cảm xúc

5 dấu hiệu của người sở hữu chỉ số EQ cao 

Bạn có bao giờ thắc mắc người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào chưa? Dưới đây là 5 kiểu tư duy của người có EQ cao theo một nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng - Daniel Goleman. 

Tự nhận thức (Self-awareness)

Với vai trò là một nhà lãnh đạo, họ biết mình đang cảm thấy như thế nào. Đồng thời nhận ra cảm xúc của mình có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh ra sao. Bên cạnh đó Self-awareness không chỉ giới hạn trong cảm xúc, họ còn thấu hiểu được ego (bản ngã/ cái tôi cá nhân) và cả những điểm yếu, điểm mạnh của chính mình. Từ đó họ luôn có cách hành xử khiêm tốn và ý chí cầu tiến.

Tự điều chỉnh bản thân (Self-regulation)

Dấu hiệu nhận biết người có trí tuệ cảm xúc là gì? Người sở hữu EI mạnh mẽ luôn biết cách kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Họ không bao giờ tấn công, đả kích người khác bằng lời nói trong lúc nóng giận. Họ sẽ không đưa ra quyết định một cách vội vàng và cảm tính. Ngoài ra họ cũng là người có tinh thần trách nhiệm cao, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. 

Tự tạo động lực (motivation)

Đồng lực bắt nguồn từ việc bạn hiểu được những gì bạn muốn làm và tại sao bạn muốn làm điều đó. Người giàu trí tuệ cảm xúc EI luôn có tiêu chuẩn cao cho bản thân và hướng đến các mục tiêu một cách nhất quán. 

Sự đồng cảm (Empathy)

Sự đồng cảm là một phẩm chất thường thấy ở những người có EI cao. Họ luôn tự đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và hành động. Đặc biệt với vai trò là người lãnh đạo, quản lý thì điều này lại càng trở nên cần thiết. 

Trở thành một người lắng nghe tốt, hỗ trợ các thành viên trong đội nhóm phát triển. Họ luôn sẵn sàng đưa ra những quan điểm mang tính xây dựng, công bằng, không phân biệt đối xử và lắng nghe trong mọi tình huống. 

Một nhà lãnh đạo biết đồng cảm sẽ tạo dựng được bầu không khí làm việc tích cực. Đồng thời duy trì được lòng trung thành của nhân viên cũng như sự tôn trọng lẫn nhau. 

Kỹ năng xã hội (Social Skills)

Hầu hết chúng ta đều cho rằng những người lãnh đạo, quản ý thực chất là ‘con người của mọi người” và có kỹ năng xã hội vô cùng tuyệt vời. Người có trí tuệ cảm xúc là người tạo được sự kết nối cảm xúc trong giao tiếp. 

Người có EI cao thường đi đôi với tài giải quyết xung đột và quản trị thay đổi thông qua cách ngoại giao phù hợp với tính chất nhạy cảm của từng tình huống. 

>>> Đọc thêm: Bí kíp quản trị: Sếp nên truyền lửa cho nhân viên ra sao?

4. Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc EI

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, có 4 cấp độ khác nhau của trí tuệ cảm xúc, dưới đây là sự sắp xếp từ thấp đến cao: 

Nhận thức cảm xúc: Đây là bước đầu tiên để thấu hiểu được cảm xúc bắt buộc phải nhận thức được chúng chính xác. Trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm các biểu hiện phi ngôn ngữ. Chẳng hạn như cử chỉ, điệu bộ (gọi chung là ngôn ngữ cơ thể) và nét mặt. 

Lý luận bằng cảm xúc: Tiếp đến là sử dụng cảm xúc để thúc đẩy tư duy và nhận thức. Cảm xúc là thứ khiến chúng ta ưu tiên những gì bản thân chú ý nhất, có nghĩa là chúng ta phản ứng bằng cảm xúc với những gì thu hút sự chú ý. 

Thấu hiểu cảm xúc: Những cảm xúc mà chúng ta nhìn thấy chưa hẳn đã thể hiện đúng bản chất của nó. Ví như khi ai đó tỏ ra tức giận, chưa chắc họ đã thực sự tức giận mà chỉ đang che giấu một nỗi buồn nào đó. Từ đó có thể thấy việc thấu hiểu được cảm xúc rất quan trọng, bởi những cảm xúc mà bạn nhận thức được mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. 

Quản lý cảm xúc: đây được xem là cảnh giới cao nhất của trí tuệ cảm xúc. Điều khiển cảm xúc và phản ứng một cách phù hợp trong mọi tình huống, cũng như cách bạn đáp lại cảm xúc người khác là toàn bộ những gì quan trọng nhất của quá trình quản lý cảm xúc. 

5. Tại sao EQ cao là yếu tố quan trọng trong công việc và đời sống

sự quan trọng của trí tuệ cảm xúc ei

Vai trò quan trọng của trí tuệ cảm xúc trong công việc và đời sống 

Lợi ích của việc sở hữu trí tuệ cảm xúc là gì? Trí tuệ cảm xúc đóng một vai trò rất lớn trong nhiều khía cạnh của công việc. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thành công trong sự nghiệp, hiệu suất công việc và sức khỏe tinh thần mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó trí tuệ cảm xúc cao còn có thể tác động tích cực đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Có thể hiểu và quản lý cảm xúc có thể dẫn đến cái nhìn tổng thể tốt hơn về những điều đang diễn ra xung quanh,  khiến bạn cảm thấy tích cực trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu suất công việc 

EQ cao có thể giúp bạn tránh khỏi những mâu thuẫn không đáng có hằng ngày, đặc biệt là trong môi trường công sở. Từ đó thúc đẩy bạn và cả người xung quanh làm việc hiệu quả hơn. 

Hiện nay, trí tuệ cảm xúc được đánh là một điều kiện quan trọng bên cạnh kỹ năng chuyên môn khi các nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên. Thậm chí một số tập đoàn đa quốc gia còn có ứng viên thực hiện một bài test EQ trước khi quyết định tuyển dụng. 

>>> Đọc thêm: Tips cực hữu ích cho ứng viên để “phỏng vấn đâu pass đấy”

Tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần 

Nếu không thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Bạn dễ bị áp lực trong công việc lẫn các mối quan hệ gia đình và bạn bè. Theo đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của bạn, là nguồn cơn của những bệnh tim, lão hóa sớm, đột quỵ, tăng huyết áp,... 

Không chỉ vậy nó còn tác động không nhỏ đến sức khỏe tinh thần. Điều đó khiến bạn dễ lo lắng, tiêu cực và tệ hơn có thể dẫn đến trầm cảm từ mức độ nhẹ đến nặng. Khi không thể quản lý cảm xúc tốt bạn sẽ rất khó trong việc tạo dựng những mối quan hệ lâu dài. Cảm giác bị cô lập luôn đè nặng trong bạn, khiến bạn ngày càng suy sụp hớn. Ngược lại, việc duy trì sự bình tĩnh và lạc quan sẽ giúp bạn khỏe khoắn, yêu đời hơn. Từ đó thành công và thịnh vượng sẽ có cơ hội đến với bạn dễ dàng hơn. 

Mở rộng mối quan hệ xã hội 

Thông thường, mọi người đều thích kết bạn và giao lưu với những con người tích cực và tinh tế. Đó chính là lợi ích của việc hiểu rõ cảm xúc của bạn và người khác. Đây cũng là nền tảng cơ bản để xây dựng các mối quan hệ xã hội hay những cam kết lâu dài hơn. 

Nâng tầm hiểu biết thông minh

Hòa hợp với cảm xúc của bản thân giúp bạn kết nối được với mọi người xung quanh và hiểu biết nhiều hơn về thế giới này. Với sự trải đời, kinh nghiệm và những kiến thức sâu rộng về xã hội, bạn có thể phân biệt được tốt xấu đúng sai, cả con người và sự vật. Điều này giúp bạn giảm sự căng thẳng, cảm thấy được quan tâm và yêu thương, bạn cũng sẽ sống hạnh phúc hơn. 

6. Chỉ số giúp bạn kiểm tra trí tuệ cảm xúc của bản thân

Để đo lường được mức độ trí tuệ cảm xúc của một người, sẽ có nhiều dạng bài kiểm tra khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 2 loại bài test trí tuệ cảm xúc sau: bài test tự báo cáo và bài test khả năng. 

Thường mọi người sẽ thích các bài kiểm tra tự báo cáo hơn vì chúng dễ quản lý và cũng dễ cho điểm. Người được hỏi các lần lượt trả lời các câu hỏi bằng cách đánh giá các hành vi của chính mình. Ví dụ cụ thể như câu khẳng định “Tôi thường cảm thấy rằng tôi hiểu người khác đang cảm thấy thế nào”, người dự thi sẽ tùy chọn các đáp án: không đồng ý - hơi không đồng ý - đồng ý - hoàn toàn đồng ý. 

Ngược lại, các bài test khả năng sẽ bao gồm phần đánh giá phản ứng của người dự thi trước các tình huống cụ thể. Những bài kiểm tra dạng này sẽ yêu cầu bạn phải chứng minh khả năng của mình, sau đó một bên thứ ba sẽ đánh giá và cho điểm xem chỉ số EQ có cao hay không. 

Nếu bạn đang tò mò muốn biết chỉ số cảm xúc của mình là bao nhiêu, có thể tham khảo thêm 2 bài kiểm tra điển hình sau đây của các chuyên gia về sức khỏe tâm thần thực hiện: 

Bài kiểm tra EQ Mayer-Salovey-Caruso: bài kiểm tra này sẽ đo lường 4 nhánh của cấu trúc EI và đánh giá chỉ số EQ của bạn. Bao gồm khả năng nhận thức cảm xúc, lý luận, hiểu và quản lý cảm xúc. 

Bài kiểm tra cảm xúc và năng lực xã hội ESCI: đây sẽ là một bảng câu hỏi để bạn tự đánh giá, yêu cầu đưa ra chính là bạn tự xếp hạng khả năng của mình trong một số năng lực cảm xúc khác nhau. 

Bên cạnh đó còn nhiều tài nguyên test chỉ số EQ trực tuyến khác, dĩ nhiên tất cả chúng đều miễn phí. Điều này có thể giúp bạn biết được trí thông minh cảm xúc của bản thân là bao nhiêu. 

7. Bí quyết để rèn luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc

Làm thế nào để nâng cao chỉ số EQ?

Làm thế nào để nâng cao chỉ số EQ?

Bên cạnh năng lực, các kỹ năng chuyên môn thì chỉ số EQ cũng có vai trò quyết định rất lớn đến sự thành công của bạn trong công việc. Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người sở hữu trí thông minh cảm xúc thường sẽ có cuộc sống hạnh phúc và an yên hơn. 

Cách để có được trí tuệ cảm xúc là gì? Sau đây Tanca sẽ giới thiệu một số phương pháp tự rèn luyện và phát triển trí tuệ cảm xúc cá nhân, đây sẽ là công cụ cực kỳ hữu ích dành cho bạn. 

Học cách lắng nghe

Đây là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chỉ số EI của mỗi người. Muốn biết được người khác đang nghĩ gì và cảm thấy như thế nào, điều đầu tiên và cần thiết nhất chính là chú ý đến họ. Dành thời gian để lắng nghe nhiều hơn, cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể của mọi người xung quanh. Từ đó hình thành những đánh giá cảm xúc đa chiều hơn. 

Đồng thời cũng nên học cách lắng nghe chính mình, nghe những tiếng nói bên trong và cho phép bản thân được “sống thật” với bản thân. Hãy học cách lắng nghe và thấu hiểu người khác bằng cách lắng nghe chính mình. 

Sự đồng cảm 

Nhận thức và đánh giá cảm xúc rất quan trọng, nhưng đôi lúc bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn nhận vấn đề. Cách đơn giản nhất để rèn luyện sự đồng cảm là hãy tưởng tượng nếu rơi vào tình huống đó bạn sẽ cảm thấy thế nào. Với cách thực hành này, bạn sẽ hiểu rõ tâm lý chung của con người trong những tình huống cụ thể. 

Theo đó các kỹ năng cảm xúc của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ và lâu dài hơn. Đây cũng là phẩm chất quan trọng của người làm lãnh đạo, quản lý. Một người biết đồng cảm, biết chia sẻ chưa bao giờ thiệt thòi. 

Sự phản chiếu 

Khả năng lý luận bằng cảm xúc là một nội dung quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Hãy thử suy nghĩ về cảm xúc ảnh hưởng đến những quyết định và hành vi của bạn. Thử quan sát phản ứng của mọi người xung quanh, và đưa ra đánh giá cách cảm xúc ảnh hưởng đến hành động của họ ra sao. 

Tại sao bạn lại cảm thấy như thế trong trường hợp này? Có điều gì khác khiến dẫn đến thứ cảm xúc này không? Phải làm thế nào để cảm xúc của bạn khác với mọi người. Khi không ngừng đặt ra những câu hỏi tương tự đồng nghĩa với việc bạn đang rèn luyện chỉ số EI của mình. Từ đó bạn sẽ dần hiểu rõ vai trò của cảm xúc đối với cách con người suy nghĩ và hành động. 

Đó là tất cả những nội dung quan trọng nhất liên quan đến trí tuệ cảm xúc (EQ) và cách nó tác động đến cuộc sống của bạn, cũng như làm thế nào để vận dụng nó một cách tốt nhất. Tuy nhiên lý thuyết sẽ có sự khác biệt rất lớn khi chúng ta thực hành. Bởi trên thực tế con người rất khó kiềm chế khi đối mặt với xung đột. Vì vậy để thay đổi hình vi lâu dài, bạn cần học cách vượt qua những căng thẳng đó mỗi ngày. Không ngừng cải thiện các mối quan hệ xung quanh và nâng cao nhận thức về cảm xúc của chính mình. 


 >>> Đọc thêm: 

Design Thinking là gì? 5 Bước trong quy trình Design Thinking

Lateral thinking là gì? 3 Bước để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo

Trần Viết Quân
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm