Sự ổn định về nguồn nhân lực trong thị trường lao động là một vấn đề rất quan trọng. Với bất kỳ tổ chức nào khi không có sự ổn định về mặt nhân lực mà tiêu biểu là sự ra đi của nhân viên, điều này gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Cho nên, có thể nói vấn đề này cần phải được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu.
Để ngăn chặn nhân viên nghỉ việc ngoài ý muốn thì cần phải hiểu về những lý do ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của họ trước, vì nó được xem như là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nghỉ việc.
8 lý do ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên
1. Lương và phúc lợi
Theo một cuộc khảo sát của Glassdoor liên quan đến quản trị nhân sự đã có kết quả cho thấy 45% nhân viên quyết định nghỉ việc liên quan đến mức lương mà mình nhận được. Bên cạnh vấn đề về lương thưởng, quyết định thôi việc và tìm kiếm một công việc khác sẽ giúp cho nhân viên thỏa mãn nhu cầu về lợi ích tốt hơn, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp nhanh hơn.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng 56% nhân viên quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm hơn là về mặt tài chính. Có thể thấy rằng những phúc lợi mà doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên có thực sự khiến cho nhân viên cảm thấy hài lòng hay không chính là lý do lớn ảnh hưởng đến quyết định đi hay ở của họ.
2. Không tin tưởng vào cấp trên
Đây là một lý do khá phổ biến dẫn đến quyết định nghỉ việc của nhân viên.
Nếu như nhân viên làm việc dưới trướng của một vị sếp không có năng lực, mối quan hệ giữa đôi bên không thân thiết hoặc thậm chí là không hề tốt đẹp,… thì sẽ dẫn tới việc nhân viên chán nản trong công việc, không có động lực để cố gắng đi làm mỗi ngày và quyết định nộp đơn xin thôi việc.
Hơn thế nữa, nhiều trường hợp nhân viên nghỉ việc vì mất niềm tin vào cấp trên. Sếp hứa nhưng không làm, làm lơ với các cam kết khen thưởng cho nhân viên, chỉ cần một đến hai lần lặp lại điều này đều khiến cho nhân viên không còn tin tưởng và tôn trọng sếp của mình nữa.
Xem thêm: 7 điều nhà quản trị nên làm khi gặp khủng hoảng nhân sự
3. Công việc không phù hợp
Mỗi cá nhân sẽ có quan điểm, mục tiêu làm việc khác nhau và có những người không có định hướng công việc cụ thể, không biết mình thích gì và hợp làm gì. Điều này cũng chính là nguyên do dẫn đến việc nhiều nhân viên sau khi làm việc một thời gian ở công ty đã quyết định xin nghỉ việc.
Để tìm ra đích đến cho sự nghiệp thì đối với những nhân viên này, việc trải nghiệm làm việc ở các lĩnh vực khác nhau là yếu tố cần thiết. Thói quen nhảy việc giúp cho nhân viên va chạm nhiều hơn với các công việc và môi trường làm việc khác nhau.
4. Nhân viên không được đào tạo
Phần lớn nhân viên luôn có nhu cầu được trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có cơ hội thăng tiến trong công việc và có định hướng nghề nghiệp cụ thể.
Tuy nhiên, một số các doanh nghiệp lại chưa ứng dụng các chương trình đào tạo nội bộ để giải quyết yêu cầu này của nhân viên. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề nghỉ việc.
Đặc biệt là đối với các nhân viên mới làm việc, khi không có các chương trình đào tạo cơ bản, nhân viên sẽ không có những kiến thức cơ bản về sản phẩm của công ty, không biết bắt đầu làm việc như thế nào và càng khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới. Khi đó họ sẽ cảm thấy rằng nếu không có cơ hội hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp tại môi trường làm việc này thời gian họ gắn bó với công ty là rất ngắn.
5. Không tìm thấy cơ hội thăng tiến
Những nhân viên có năng lực thật sự không chỉ đi làm vì tiền lương mà còn vì họ có sự yêu thích, đam mê với lĩnh vực công việc ấy.
Họ luôn vạch ra sẵn cho mình những lộ trình thăng tiến và thường xuyên tìm tòi nắm bắt các cơ hội phát triển cá nhân.
Nếu như vị trí công việc đang đảm nhiệm không tạo ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và khiến họ bị kìm chân tại chỗ thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp riêng của cá nhân.
6. Nhân viên không được công nhận
Những kết quả làm việc tốt, sự cố gắng để đạt được thành tựu cao trong công việc nếu như không được cấp trên công nhận thì sẽ rất dễ khiến cho nhân viên mất đi động lực phấn đấu.
Nhiều nhà quản lý có thói quen đánh giá kết quả của một dự án dựa trên việc hoàn thành tiến độ công việc mà ít quan tâm đến những công sức làm việc của cá nhân đã tạo ra kết quả đó.
7. Môi trường và công việc không như mong đợi
Làm việc trong một môi trường với không gian làm việc nhỏ, thiếu các cơ sở vật chất phục vụ công việc. Trong quá trình làm việc, nhân viên không được tôn trọng, không được chủ động do sếp nắm quyền quá nhiều, nhân viên bị áp lực do quá nhiều đầu công việc được giao, xuất hiện các mâu thuẫn trong mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên,… Tất cả những nguyên do trên đền khiến cho nhân viên bị ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, chán nản và nhanh chóng bỏ việc.
8. Vì công việc quá áp lực, căng thẳng
Nhiều nhà quản lý giao việc cho nhân viên nhưng không có cách phân bổ, giao việc không phù hợp với chuyên môn, không đúng người đúng việc dẫn tới việc nhân viên bị quá tải trong công việc. Khi được sếp tín nhiệm giao việc, nhiều nhân viên lúc đầu sẽ cảm thấy được tín nhiệm, tự hào và có nỗ lực để cố gắng hoàn thành công việc tốt nhất, nhưng về lâu dài, nhân viên sẽ rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống vì quan tâm quá nhiều đến công việc và họ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực đi đến thôi việc.
Cách xử lý khi nhân viên xin nghỉ việc
1. Lắng nghe ý kiến của nhân viên
Sự khác biệt giữa một nhà quản lý độc tài và nhà quản lý dân chủ là khả năng lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên. Cách quản lý độc tài sẽ khiến cho nhân viên xa lánh người quản lý của họ.
Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp bạn quản lý công việc của phòng ban hay đội nhóm một cách tốt nhất.
2. Tìm hiểu lý do nghỉ việc
Có rất nhiều yếu tố khiến một nhân viên bỗng nhiên nghỉ việc: Lương thưởng, cách quản lý, áp lực, môi trường làm việc,... Hãy điều tra lý do trước khi chấp nhận hay thuyết phục họ.
Một khi nhân viên đã quyết định chuyển sang một công việc khác, gần như không có cách nào có thể thay đổi ý kiến của họ, kể cả việc tăng lương.
Cho nên việc bạn có thể làm là tìm hiểu cặn kẽ nguyên do vì sao họ quyết định nghỉ việc. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời bằng cách hỏi trực tiếp nhân viên hoặc các đồng nghiệp xung quanh. Tìm hiểu xem có thể thay đổi những gì từ trong doanh nghiệp để tránh điều đó xảy ra trong tương lai. Nhận định rõ ràng rằng khi doanh nghiệp phát triển, sẽ cần những nhân viên và những quản lý mới với những mục tiêu cao hơn, và việc thay đổi nhân viên là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển.
3. Ứng xử một cách chuyên nghiệp
Thể hiện sự cáu giận hay tỏ ra có lỗi về việc muốn ra đi của nhân viên không phải là cách ứng xử chuyên nghiệp.
Thay vào đó, hãy chúc cho nhân viên của bạn thành công với vị trí mới và nói rằng chắc chắn mọi người sẽ rất nhớ anh/cô ấy. Những nhân viên khác luôn nhìn vào cách ứng xử của sếp, vì vậy bạn cần giữ thái độ bình tĩnh và đúng mực trong mọi trường hợp.
Những việc cần làm để thay thế nhân viên
1. Lên kế hoạch bàn giao công việc
Ngồi xuống và cùng nhân viên của bạn lên danh sách những công việc cô ấy đang đảm nhận, kể cả các mối quan hệ quan trọng với khách hàng.
Từ đó, xác định được những điều nhân viên ấy cần hoàn thành trước khi ra đi và làm thế nào để bạn kiểm soát được công việc trong khi chưa tìm được người thay thế.
Xem thêm: Những điều nhà quản lý cần biết để giao việc đúng cách cho nhân viên
2. Lên kế hoạch tuyển dụng
Là một nhà lãnh đạo, bạn cần sẵn sàng tuyển dụng. Các sự kiện kết nối doanh nghiệp không chỉ là dịp để tìm hiểu những doanh nghiệp mới, mà còn là dịp để tìm kiếm những nhân tài cho công ty. Bạn cần sẵn sàng có một ứng viên thích hợp cho vị trí đang thiếu hụt chính từ mạng lưới quan hệ của mình.
Hầu hết khi xin nghỉ việc, các nhân viên chỉ báo trước hai tuần, và như vậy là không đủ để tìm kiếm một ứng viên thay thế xuất sắc và phù hợp với yêu cầu. Nếu luôn sẵn sàng tuyển dụng, bạn sẽ ở trong vị thế tốt hơn là phải bắt đầu từ đầu khi để mất một nhân viên xuất sắc.
>>> Xem thêm:
Bài toán khó về cách quản lý nhân sự hiệu quả