Ngày cập nhật 2024-04-26 23:08:04

Product Owner là gì? Nhiệm vụ và những kỹ năng thường có

Product Owner là gì? Đây là một vị trí công việc quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và đưa sản phẩm đến tay người dùng. Product Ower đang là một nghề nghiệp khá “hot” trên thị trường lao động hiện nay. Sở hữu mức lương nhiều người mong ước. Cùng Tanca tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của PO và học gì để trở thành PO qua bài viết sau?

Product Owner là gì?

Product Owner

Product Owner (gọi tắt là PO) dịch theo tiếng Việt có nghĩa là người “sở hữu” sản phẩm. Tức là chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề thực tế của người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm đó.

Ngoài ra, PO còn có vai trò vận hành, cải tiến sản phẩm và tối ưu hóa lợi nhuận để đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty. Vị trí Product Owner cần có định hướng lâu dài và phải thực sự hiểu sản phẩm, đặt mình vào vị trí người dùng cuối trước khi đưa ra quyết định triển khai tính năng.

Vị trí Product Owner phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với một dự án Agile (phương thức phát triển phần mềm linh hoạt để đưa sản phẩm đến người dùng nhanh nhất), Product Owner là người đại diện cho nhóm Phát triển (Scrum) để giao tiếp với Doanh nghiệp, Người dùng cuối (Users) và Khách hàng.

Xem thêm: Open Source là gì?

Vai trò, trách nhiệm của một Product Owner là gì?

PO la gi

Vai trò

Product Owner có vai trò khá quan trọng trong quy trình Scrum, họ đại diện cho khách hàng để làm việc với team DeveloperNhiệm vụ chính của họ là quản lý và giải quyết các công việc tồn đọng liên quan đến sản phẩm, là người chịu trách nhiệm cho mọi kế hoạch về sản phẩm.

Product Owner là người duy nhất có quyền thay đổi thứ tự trong các Backlog. Khi có vấn đề phát sinh xung quanh sản phẩm, các Developers có quyền đặt câu hỏi và Product Owner phải là người giải đáp để Developer team hiểu hơn về các tính năng mà PO mong muốn ở sản phẩm.

Từ đó cho ra đời những sản phẩm khiến Product Owner hài lòng. Sự hài lòng của Product Owner đại diện cho sự hài lòng của khách hàng. Chính vì vậy một PO giỏi sẽ là người có khả năng hiểu hết các nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó đáp ứng mọi yêu cầu mà khách hàng đưa ra cho một sản phẩm.

Trách nhiệm

Quản lý Backlog

Có trách nhiệm đưa ra giải pháp cho vấn đề và giải pháp đó phải thực sự hữu ích. Product Owner là người được ủy quyền trực tiếp can thiệp và giám sát xuyên suốt quá trình tạo và nâng cấp sản phẩm thông qua các đầu việc sau:

  • Tìm hiểu, phân tích dữ liệu và tiếp nhận phản hồi từ khách hàng. Sau đó đưa ra giải pháp, quyết định cuối cùng mà họ cho là tối ưu nhất.
  • Thực hiện quy trình Nghiên cứu người dùng, từ phỏng vấn đến bảng câu hỏi để khách hàng hiểu rõ hơn các vấn đề về sản phẩm.
  • Kết hợp với đội UX/UI Designer để có thể tạo ra những sản phẩm, mang lại sự mới lạ và thu hút cho Người dùng.
  • Xem xét các Backlog đã hoàn thành và ưu tiên chúng cho các Backlog chưa hoàn thành.
  • Lên kế hoạch dài hạn và ngắn hạn (timeline, thời gian phát hành…) cho các chiến dịch nhỏ để từng bước phát triển sản phẩm.
  • Thường xuyên theo dõi và phân tích hiệu suất của sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng…

Phân tích tầm nhìn cho sản phẩm

Đây là trách nhiệm của một PO. Họ có nghĩa vụ truyền bá thông tin về tính năng sản phẩm cho nội bộ doanh nghiệp và khách hàng.

Hiểu rõ mức độ ảnh hưởng và đối tượng mà sản phẩm sẽ tác động để đưa ra cái nhìn tổng quan. Cũng như những đánh giá khách quan nhất từ đó có thể đưa ra những giải pháp cải thiện và phát triển sản phẩm tối ưu hơn.

Làm việc và giao tiếp với Scrum Master

  • Làm việc trực tiếp và phối hợp chặt chẽ với Scrum Master.
  • Tham gia các sự kiện trong nhóm Scrum, là người động viên, thúc đẩy tiến độ công việc của nhóm Scrum.
  • Là người tiếp nhận các thông tin yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp và truyền các yêu cầu đó đến Scrum Master để cùng với Developer team hoàn thiện sản phẩm.

Xem thêm: Phân loại và cách hoạt động của Managed Service Provider

Cần có kỹ năng gì để trở thành Product Owner?

ky nang tro thanh Product Owner

Hiểu sản phẩm, nắm thị trường

Am hiểu tường tận về sản phẩm mình phụ trách là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà một Product Owner phải có. Điều này giúp cho công việc của Product Owner hiệu quả hơn rất nhiều vì khi hiểu sản phẩm thì định hướng và kế hoạch sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, một Product Owner am hiểu cả về sản phẩm và thị trường sẽ có thể giảm thiểu rủi ro khi sản phẩm được tung ra thị trường.

Công việc luôn được ưu tiên

Product Owner là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm. Vì vậy Product Owner cần tập trung và dành nhiều thời gian cho công việc để có thể theo dõi tiến độ công việc. Các vấn đề phát sinh. phát sinh, hướng giải quyết, kết quả người dùng nhận được đối với sản phẩm,...

Kỹ năng giao tiếp

Product Owner phải có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt. Quá trình phát triển sản phẩm yêu cầu Product Owner phải giao tiếp và cộng tác thường xuyên với các bên liên quan. Vì vậy, những kỹ năng này rất quan trọng để đảm bảo công việc của product owner có thể đạt kết quả tốt nhất.

Kỹ năng quản lý thời gian và công việc

Product Owner phải có đủ thời gian cho công việc của mình. Tốt nhất vẫn là làm việc toàn thời gian cho một sản phẩm duy nhất. Nếu Product Owner phải làm việc trên nhiều sản phẩm sẽ dẫn đến tình trạng mất tập trung, làm giảm hiệu quả công việc đáng kể.

Khả năng giải quyết vấn đề

Mỗi ngày Product Owner sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình tối ưu sản phẩm. Vì vậy việc trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề là điều cần thiết.

Một Product Owner giỏi là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người, đặt mình vào vai trò của Người dùng với kinh nghiệm làm việc và đưa ra quyết định tốt nhất.

Kỹ năng nghiên cứu hành vi người dùng

Mỗi Product Owner phải có hiểu biết tường tận về sản phẩm mà mình phụ trách. Điều này giúp bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu Product Owner có hiểu biết về sản phẩm và thị trường thì có thể giảm thiểu rủi ro khi tung sản phẩm ra thị trường.

Có tầm nhìn rộng và nhạy bén

Product Owner là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với sản phẩm và là người dẫn dắt Developer team. Vì vậy một PO giỏi, chuyên nghiệp phải là người sở hữu sự nhạy bén và tầm nhìn rộng. Ví dụ, Product Owner cần hiểu khách hàng thực sự muốn gì, nỗi đau của họ là gì, họ dễ bị thu hút bởi điều gì…

Xem thêm: Machine Learning là gì?

Phân biệt Product Owner và Product Manager

Product Owner là người chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề về sản phẩm xảy ra khi sử dụng. Trong trường hợp kết quả không như mong muốn, Product Owner sẽ tiến hành quá trình cải tiến, nâng cấp để giúp sản phẩm đạt được các KPI kinh doanh đã định sẵn của công ty.

Đôi khi, PO cũng được coi là Product Manager của các chi tiết nhỏ trong các sản phẩm lớn. Product Manager có vị trí cao hơn và phạm vi công việc rộng hơn. Họ là người giải quyết những vấn đề chung, tổng thể liên quan đến chiến lược dài hạn như lộ trình, tầm nhìn, định vị sản phẩm trên thị trường, các chiến dịch marketing…

Sự khác nhau giữa Product Owner và Scrum Master là gì?

Product Owner va Scrum Master

Sự khác biệt chính giữa Scrum Master và Product Owner xoay quanh sự phối hợp và tương tác của dự án với các bên liên quan. Theo đó Scrum Master được ví như một chuyên gia về phương pháp và cách thực hành Agile.

Scrum Master phải đảm bảo rằng tất cả các thông điệp được truyền đạt theo đúng cách và các phương pháp phát triển cũng tuân theo các phương pháp hay nhất của Agile. Họ nhận các ý tưởng, thứ tự ưu tiên từ Product Owner rồi truyền các ý tưởng đó cho đội team Developer.

Product Owner là cầu nối giao tiếp giữa các bên: Nhóm Scrum và người dùng cuối. Họ phải đảm bảo rằng các ý tưởng sản phẩm được truyền đạt đúng, đáp ứng mọi nhu cầu khi tung ra thị trường. Mang đến giá trị cho người dùng, thị trường và đáp ứng các yêu cầu về lợi nhuận của doanh nghiệp.

Học gì để làm Product Owner?

Yếu tố giáo dục và bằng cấp

Bạn cần phải có ít nhất là bằng Cử nhân nếu bạn muốn vào lĩnh vực này. Bởi hầu hết các công ty đều yêu cầu bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ về:

  • Công nghệ thông tin
  • Khoa học máy tính
  • Hệ thống quản lý thông tin

Các chứng chỉ Product Owner

Chứng chỉ Product Owner giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp với tư cách là một PO chuyên nghiệp. Đồng thời mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp và sức hấp dẫn về khả năng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Các lựa chọn phổ biến là:

  • Chương trình SAFe được chứng nhận
  • Professional Scrum Product Owner (PSPO) do Scrum.org cấp
  • Project Management Professional (PMP) do Viện quản lý dự án (PMI) cấp

Cơ hội nghề nghiệp tương lai của Product Owner

co hoi nghe nghiep

Trở thành Product Owner ngày càng được nhiều người đánh giá cao và nhắm đến bởi tiềm năng của vị trí này. Với tư cách là PO, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được những vị trí sau trên con đường sự nghiệp của một dân công nghệ:

Business Analyst

Một Product Owner có đủ khả năng phù hợp để trở thành một Business Analyst bởi đặc thù công việc: Xử lý các yêu cầu từ phía doanh nghiệp và khách hàng.

Kiến thức này hoàn toàn rất hữu ích trong việc xử lý các vấn đề kinh doanh. Vì vậy trở thành Business Analyst sẽ là con đường tuyệt vời cho bạn sau khi trở thành Product Owner.

Project Manager

Đây là một vị trí công việc phù hợp phù hợp nếu bạn đi từ một PO. Với tư cách là một PM, bạn sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch và quản lý dự án.

Product Manager

Product Manager cũng là một vị trí công việc phù hợp. Trong đó bạn sẽ tập trung vào các yêu cầu rõ ràng đối với một sản phẩm dựa trên các yêu cầu chiến lược và mức độ phù hợp với thị trường.

Con đường dẫn đến vị trí này có thể dài vì nó yêu cầu bạn phải là Business Analyst trước tiên và cũng phải có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA).

CEO

Nếu xuất phát điểm từ một PO cấp cao bạn có thể trở thành giám đốc điều hành của một công ty (CEO). Điều này đòi hỏi bạn có nhiều kinh nghiệm, kiên trì và thời gian. Kinh nghiệm có được khi trở thành Product Owner là tài sản quý giá và là nền tảng khi bạn trở thành CEO.

Vì trở thành Product Owner là khi bạn đã học được cách phát triển một sản phẩm thành công, cách điều phối nhóm và quản lý nhân sự, cách quản lý và tối ưu hóa ROI, cách thu hút khách hàn…

Giám đốc điều hành (CEO) – người có kiến thức và tầm nhìn cao nhất để quản lý toàn bộ công ty và đưa nó vào con đường dẫn đến thành công rực rỡ.

Như vậy qua bài viết trên Tanca đã giới thiệu đến bạn khái niệm, vai trò và trách nhiệm của Product Owner là gì. Cùng với các thông tin liên quan cũng như cơ hội việc làm, sự phát triển và thăng tiến của vị trí công việc này. Theo dõi trang chủ của chúng tôi để tìm đọc thêm nhiều kiến thức thú vị bạn nhé!

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm