Ngày cập nhật 2024-04-20 20:01:58

Mentoring là gì? Cách xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp

Mentoring là gì?

Mentoring là gì

Mentoring là một quá trình truyền tải không chính thức có liên quan đến công việc, sự nghiệp hoặc phát triển nghề nghiệp. Thường xảy ra nhất giữa người quản lý và nhân viên cấp dưới để nhằm phát triển cá nhân và sự nghiệp của người được cố vấn. Điều quan trọng là người cố vấn có kinh nghiệm mà những người khác có thể học hỏi.

Trong đó, Mentee (Người được cố vấn) là người học cần tiếp thu kiến ​​thức của người cố vấn, có hoài bão và biết phải làm gì với những kiến ​​thức này. Còn Mentor (Người cố vấn) thường đóng vai trò là hình mẫu cho mentee và hướng dẫn mentee để họ đạt được mục đích của mình. Mối quan hệ giữa mentor và mentee không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, mà còn có sự tin tưởng lẫn nhau, và có thể đồng hành với nhau trong quãng thời gian rất dài. 

Vì thế, một trong những cách tốt nhất để cải thiện hiệu suất của nhân viên trong doanh nghiệp là có chương trình Mentorship (chương trình cố vấn) bài bản.

Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả

Lợi ích của Mentorship

Lợi ích của Mentorship

Theo Hiệp hội Phát triển Tài năng (ATD), 71% các công ty Fortune 500 sở hữu các chương trình mentorship bắt buộc và nhiều hỗ trợ không chính thức khác cho các sáng kiến nội bộ.

Tại sao lại như vậy?

Bởi người đóng vai trò mentor sẽ giám sát, hướng dẫn bạn, tư vấn hỗ trợ, đưa ra các lời khuyên để tạo bước phát triển cho người được cố vấn. Khi bạn gặp vấn đề trong lĩnh vực hay vấn đề nào đó thì mentor sẽ giúp bạn nhìn ra điểm thiếu sót và từ đó tự đưa ra bài học và rút kinh nghiệm cho bản thân.

Các mentor luôn là người đi trước, có nhiều kinh nghiệm từ đó có thể chia sẻ những lời khuyên vô cùng bổ ích và cần thiết.

Tổng kết lại, có thể liệt kê những lợi ích cơ bản của Mentorship như sau:

- Phát triển đội ngũ nhà quản lý và lãnh đạo 

- Hỗ trợ sự phát triển cá nhân, đặc biệt là ở những nhân viên mới và nhân viên có tiềm năng

- Giữ gìn và phát huy các kiến ​​thức quan trọng trong tổ chức. Kèm theo đó là sự chuyển giao kiến thức giữa các thế hệ trong doanh nghiệp.

- Cải thiện sự gắn kết tinh thần và hòa đồng nơi làm việc.

- Tăng cường giữ chân nhân viên.

- Xây dựng thương hiệu tuyển dụng mạnh và thu hút nhân tài.

- Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một thị trường ngày càng phát triển.

Xem thêm: Lợi ích, thách thức và 8 phương pháp quản lý nhân sự đa thế hệ trong công ty

Phân loại Mentorship

- Nhiều người cố vấn: Nghĩa là có nhiều người cố vấn cho một người học. Có nhiều người cố vấn có thể mở rộng kiến ​​thức cho người học, vì những người cố vấn khác nhau có thể có những điểm mạnh khác nhau.

- Người cố vấn nghề nghiệp hoặc thương mại: Đây là người hiện đang làm trong lĩnh vực thương mại hoặc nghề nghiệp mà người học đang tham gia. Họ biết những xu hướng, những thay đổi quan trọng và những thực tiễn mới mà những người mới đến nên biết để luôn đứng đầu trong sự nghiệp. Một người cố vấn như thế này sẽ có thể thảo luận về các ý tưởng và cũng cung cấp cho mentee cơ hội kết nối với các cá nhân khác trong nghề nghiệp.

- Người cố vấn trong ngành: Đây là người không chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc về toàn bộ ngành, chẳng hạn như nghiên cứu, phát triển hoặc những thay đổi quan trọng.

- Người cố vấn tổ chức: Hiểu biết về các giá trị, chiến lược và sản phẩm trong tổ chức và khi nào chúng thay đổi là điều quan trọng. Người cố vấn của tổ chức có thể đưa ra sự rõ ràng khi cần thiết như về các sứ mệnh và chiến lược.

- Người cố vấn về quy trình làm việc: Người cố vấn này có thể giải thích "chi tiết" của các dự án, nhiệm vụ hàng ngày và loại bỏ những thứ không cần thiết trong ngày làm việc của mentee. Người cố vấn này cũng giúp hoàn bạn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Cố vấn công nghệ: Công nghệ đã được cải tiến nhanh chóng và trở thành một phần của các giao dịch hàng ngày trong các công ty. Một người cố vấn về công nghệ có thể trợ giúp về các lỗi kỹ thuật, tư vấn về các hệ thống để người học có thể hoạt động tốt hơn những gì đang sử dụng.

Những mô hình Mentorship nổi bật

- Mô hình nhân bản: Người cố vấn dạy người học giống như họ là một bản sao của người cố vấn.

- Mô hình nuôi dưỡng: Mentor đảm nhận vai trò tạo ra một môi trường cởi mở, hỗ trợ, nơi mentee có thể tự học và thử mọi thứ.

- Mô hình tình bạn: Người cố vấn hoạt động như một người ngang hàng hơn là tham gia vào một mối quan hệ thứ bậc.

- Mô hình học nghề: Người cố vấn và người học chủ yếu có mối quan hệ nghề nghiệp.

- Cố vấn ngang hàng: Các mối quan hệ liên quan đến các cá nhân ở các vị trí tương tự. Một người có thể hiểu biết hơn về một khía cạnh nhất định hay khía cạnh khác, nên họ có thể giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc. Trong hầu hết các trường hợp, các mối quan hệ đồng đẳng mang lại nhiều sự hỗ trợ, đồng cảm và lời khuyên vì các tình huống khá giống nhau.

- Cố vấn tình huống: Các mối quan hệ ngắn hạn trong đó một người cố vấn cho một mục đích cụ thể. Ví dụ như công ty bạn mời một chuyên gia về truyền thông xã hội hoặc an toàn internet. Chuyên gia này có thể cố vấn cho nhân viên để giúp họ hiểu biết hơn về một chủ đề hoặc kỹ năng cụ thể. 

- Cố vấn giám sát: Mối quan hệ này liên quan đến một Mentor có vị trí cao hơn mentee. Người cố vấn có thể trả lời nhiều câu hỏi và tư vấn cách hành động tốt nhất.

- Vòng kết nối cố vấn: Những người tham gia từ tất cả các cấp của tổ chức đề xuất và sở hữu một chủ đề trước khi họp nhóm để thảo luận về chủ đề, điều này thúc đẩy họ phát triển và trở nên hiểu biết hơn. Cố vấn nhanh là lý tưởng cho các tình huống như cố vấn công việc và cố vấn ngược.

- Cố vấn chớp nhoáng: Một hình thức cố vấn ngắn hạn tập trung vào các cuộc họp đơn lẻ thay vì một mối quan hệ cố vấn truyền thống, lâu dài.

Cách xây dựng chương trình mentorship bài bản

Cách xây dựng chương trình mentorship

1. Xây dựng nền tảng cho chương trình

Có nhiều thứ bạn cần cân nhắc trước khi xây dựng một chương trình mentorship tại doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố cơ bản nhất cần xem xét để xây dựng nền tảng là: loại hình triển khai, đối tượng tham gia, thời gian, ngân sách cần thiết,...

2. Ghép cặp mentor và mentee phù hợp

Một nghiên cứu gần đây của Heidrick & Struggles cho thấy các nhân viên có xu hướng tìm kiếm những người cố vấn có đặc điểm giống với họ.

Vì thế, hãy tạo một cơ sở dữ liệu hồ sơ người dùng để tham chiếu chéo các cặp đôi tiềm năng. Hồ sơ này cần bao gồm các thông tin về giới tính, chức năng công việc, mục tiêu phát triển, kinh nghiệm, chuyên ngành học, sở thích cá nhân.

Sau đó, làm rõ kỳ vọng của cả hai bên rồi thông báo cho họ một kế hoạch cụ thể. Nếu nhân viên của bạn mong muốn một sự ghép cặp thoải mái hơn, hãy đăng biểu mẫu thông tin lên một hệ thống chung và khuyến khích những người tham gia liên hệ trực tiếp với nhau.

3. Xây dựng tiến trình mentorship rõ ràng

Mentor và mentee nên có lần đầu tiên tiếp xúc với nhau với tư cách là hai người đồng hành trong cùng chương trình.

Tiếp theo, hãy khuyến khích cả mentor và mentee tập trung vào giải quyết các vấn đề hoặc thách thức cụ thể. Không nên đặt nặng việc chấm điểm hay giao bài tập về nhà một cách máy móc trong chương trình mentorship. Thay vào đó, nên đưa ra vấn đề và để mentee tìm cách xử lý ngay trước mặt mentor của họ.

Mentor phải thực hiện nghiêm túc vai trò của họ. Bạn cần theo sát và nhắc nhở người cố vấn lắng nghe và ghi chú cẩn thận khi gặp người được kèm cặp. Hãy chắc chắn rằng mentor hiểu đủ về chức năng công việc mentee để cung cấp lời khuyên phù hợp.

Người mentee cần thực hành và thể hiện những gì đã học được. Người mentee nên chủ động yêu cầu trợ giúp hoặc lời khuyên và giải quyết các bài tập hoặc tình huống khó khăn. Một số tiền đề cơ bản tạo nên mentee lý tưởng là:

- Khả năng tìm tòi, học hỏi

- Sẵn sàng làm việc

- Kiên nhẫn

- Có thái độ tích cực

4. Đo lường hiệu quả chương trình

Khi mỗi chương trình mentorship kết thúc, đừng quên thực hiện các khảo sát để thu về phản hồi từ những người trực tiếp tham gia và các bên liên quan. Điều này sẽ giúp bạn phát huy những thế mạnh và sửa sai những phần làm chưa tốt. 

Để đánh giá một loạt các số liệu, Data-driven sẽ giúp cho mọi thứ minh bạch hơn. Mentee có đang tiến triển thuận lợi hoặc chậm trễ? Mentor có đang sử dụng hiệu quả các tài nguyên trong doanh nghiệp?, Mọi thứ diễn ra như ý muốn không?,...

>>> Xem thêm:

Vì sao nhân viên thờ ơ với chương trình đào tạo từ doanh nghiệp

Truyền thông nội bộ là gì? Cách xây dựng chiến lược hiệu quả

Nhân sự là gì? Tất tần tật về các vị trí công việc trong phòng nhân sự

Trần Viết Quân