Ngày cập nhật 2024-12-22 09:36:37

BDM là gì? Chi tiết về vị trí Business Development Manager

BDM là gì và có vai trò gì trong việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp? Công việc của một Business Development Manager là gì? Tố chất của một giám đốc phát triển kinh doanh là gì? Mọi thắc mắc của bạn về BDM trong doanh nghiệp sẽ được Tanca giải đáp trong bài viết sau đây. Cùng theo dõi nhé.

BDM là gì?

BDM la gi

BDM là những chữ cái viết tắt của 3 từ chỉ Business Development Manager - vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh. Đây là người điều hành kinh doanh cấp cao, người tạo lập doanh nghiệp.

Công việc chính của vị trí này là liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp và hướng đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người đứng đầu và người tạo lập doanh nghiệp luôn mong muốn doanh nghiệp của mình phát triển về kinh doanh, thu về những lợi nhuận tài chính.

Việc phát triển kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến tự tồn tại và phát triển của công ty. Vì thế, những nhà quản lý cấp cao cần có một người đứng đầu của bộ phận để phát triển kinh và chịu trách nhiệm - BDM chính là người phục vụ lợi ích phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Khi bạn là BDM, bạn sẽ là người lập kế hoạch tiếp cận thị trường mới, giám sát vai trò hoạt động của nhân viên kinh doanh và đảm bảo rằng nhân viên kinh doanh được đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc của bộ phận phát triển kinh doanh.

Ngoài ra, BDM không chỉ chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh mà còn có trách nhiệm xây dựng, duy trì và nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng.

Xem thêm: Business Intelligence Analyst là gì?

Mô tả công việc của BDM

cong viec cua Business Development Manager

Các công việc của Giám đốc Phát triển Kinh doanh cụ thể như sau:

  • Thực hiện lập kế hoạch và giám sát, tìm ra những ngách mới.
  • Đề xuất những ý kiến cá nhân đã trải qua nghiên cứu để tìm kiếm cơ hội mới thu lợi nhuận.
  • Liên hệ với khách hàng tiềm năng nhằm thiết lập mối quan hệ và sắp xếp cuộc họp.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại đồng thời thu hút khách hàng mới.
  • Tìm kiếm và phát triển thị trường mới và cải thiện doanh số bán hàng hiện tại.
  • Tham dự hội nghị, các cuộc họp và các sự kiện trong ngành.
  • Thực hiện triển khai báo giá và đề xuất cho khách hàng.
  • Xây dựng các mục tiêu cho nhóm phát triển và tăng trưởng kinh doanh, đảm bảo mang đến giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Đào tạo nhân sự và tạo ra một đội ngũ nhân viên xuất sắc, chuyên nghiệp. Đảm bảo cho việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp tốt nhất và thuận lợi nhất.

Xem thêm: Giám đốc quản lý khu vực ASM là gì?

Vai trò của BDM trong doanh nghiệp là gì?

giam doc phat trien kinh doanh

Qua phần mô tả công việc của BDM chắc bạn cũng đã phần nào hình dung ra được vai trò của Business Development Manager đối với doanh nghiệp. BDM là người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của BDM là đưa ra các nghiên cứu và cho kết quả là những chiến lược phát triển kinh doanh. Những chiến lược kinh doanh đó cần phải có sự độc đáo, hợp thời đại, hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và hơn hết là phải hợp với nhu cầu của khách hàng.

Business Development Manager đóng vai trò là người giám sát, đảm bảo cho nhân viên dưới quyền đang đi đúng kế hoạch, đúng như yêu cầu công việc và mục tiêu đề ra. Để đảm bảo cho nhiệm vụ của doanh nghiệp được hoàn thành đúng hướng, bạn cần phải giao phó và giám sát thật chặt chẽ cho nhân viên.

Xem thêm: Tất cả những điều cần biết về chứng chỉ PMP

Những yếu tố cần của Business Development Manager là gì?

nhung yeu to cua bdm

Để đến được vị trí Business Development Manager bạn cần những tố chất nào? Sau đây là những tố chất cần thiết để giúp bạn bước lên đỉnh cao với vai trò là một BDM cho doanh nghiệp:

Những kiến thức, kinh nghiệm cần có ở một BDM là gì?

Nhiều người thắc mắc yêu cầu để trở thành giám đốc phát triển doanh nghiệp là gì? Ngay từ cái tên của vị trí này, chúng ta đã có thể thấy công việc liên quan đến quản trị kinh doanh.

Vì vậy, thông thường, ứng viên sẽ phải tốt nghiệp ngành này hoặc ngành khác có liên quan trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, nếu bạn đã có kinh nghiệm ở các vị trí tương tự; có thành tích công việc tốt; từng làm nhân viên bán hàng, trưởng nhóm sale,... đều được.

Tố chất để bạn trở thành một giám đốc phát triển kinh doanh

Các ứng viên mong muốn vị trí giám đốc phát triển kinh doanh ngoài chuyên môn còn cần có các kỹ năng mềm. Một vị trí quản lý cấp cao như BDM sẽ cần phải có những kỹ năng sau đây:

Kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng đàm phán và ngoại giao, kỹ năng thuyết phục.

  • Ngoại ngữ tốt, thông thạo tiếng Anh là một lợi thế lớn.
  • Kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm.
  • Kỹ năng công nghệ thông tin.
  • Khả năng quản lý thời gian và lập kế hoạch cho công việc.
  • Cực kỳ nhạy bén với thị trường, luôn chịu khó nghiên cứu và quan sát chuyển động của thị trường.

Nếu bản thân bạn còn nhiều thiếu sót, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và trau dồi những kỹ năng này để hỗ trợ tốt nhất cho vị trí công việc quản lý phát triển doanh nghiệp này.

Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc EQ

Những câu hỏi phỏng vấn vị trí BDM trong doanh nghiệp là gì?

vi tri Business Development Manager

Đặc thù của vị trí BDM là quản lý kinh doanh bản sản phẩm và dịch vụ. Nên câu hỏi phỏng vấn cho vị trí này thường sẽ bao gồm nhiều kỹ năng mềm bên cạnh kỹ năng chuyên môn. Cụ thể:

Nhóm câu hỏi tình huống chiến lược kinh doanh

  • Bạn sẽ làm gì nếu không thể dùng xe hơi trong vòng 1 tuần?
  • Bạn sẽ làm gì nếu một khách hàng tiềm năng tìm lý do để tránh không gặp gỡ?
  • Trong 3 phút, hãy tưởng tôi là khách hàng tiềm năng của bạn và bán cho tôi một vật dụng này.
  • Giả sử bạn là thành viên của một nhóm và nhóm đó có mâu thuẫn về những thỏa thuận. Bạn sẽ giải quyết bằng cách nào?
  • Từ những thông tin mà bạn biết về doanh nghiệp, theo bạn những mối quan hệ hợp tác này sẽ có lợi cho công ty.

Nhóm câu hỏi về kiến thức chuyên môn của BDM là gì?

  • Mức độ hoàn thành chỉ tiêu của bạn đối với công việc trước đây?
  • Trình độ chuyên môn của bạn đối với sales.
  • Anh/chị dùng cách thức nào để xác định một thị trường mới.
  • 3 yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá một thỏa thuận theo anh/chị là gì?
  • Làm cách nào mà anh chị giữ được liên lạc với khách hàng và việc giữ liên lạc đó có hiệu quả không?
  • Bạn có sử dụng phần mềm CRM thành thạo không?
  • Hỏi về cách xác định thị trường tiềm năng, lập ra thoả thuận và quy trình đánh giá những sản phẩm.
  • Câu hỏi về kỹ thuật chuyên môn liên quan đến công việc.

Nhóm câu hỏi hành vi của vị trí BDM trong doanh nghiệp 

Thông thường, câu hỏi hành vi sẽ liên quan đến vị trí kinh doanh trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như lần chốt deal nào làm bạn ấn tượng nhất, niềm tin với sản phẩm mà bạn bán, việc đào tạo nhân viên có mang lại hiệu quả cao không.

  • Hãy mô tả khách hàng khó tính nhất mà bạn từng gặp.
  • Bạn đã bao giờ từ bỏ một thỏa thuận hay chưa?
  • Bạn có bao giờ để tuột mất cơ hội làm ăn vào tay đối thủ chưa? Tại sao lại như vậy?

Mức lương của business development manager là bao nhiêu?

Theo nhiều nguồn tin tuyển dụng, hiện tại mức lương của một giám đốc phát triển kinh doanh tại Việt Nam trung bình tầm khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương phổ biến nhất là từ 15 triệu đồng mỗi tháng trở lên.

Khi kết quả công việc tốt và bạn thực sự có năng lực thì mức lương có thể lên đến 400 triệu/năm. Ngoài ra, với những công ty có chế độ đãi ngộ tốt, bạn cũng sẽ nhận được các khoản thưởng doanh thu cao hơn và thưởng các kỳ nghỉ lễ, tết.

Một số lưu ý về Business Development Manager 

Để có thể ứng tuyển vào vị trí giám đốc phát triển kinh doanh hoặc giám đốc phát triển doanh nghiệp, bạn cần có ít nhất: Bằng cử nhân kinh tế, quản lý hoặc marketing.

Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào những điều trên để đưa ra yêu cầu tối thiểu cho việc lọc CV, thậm chí nếu có quá nhiều CV thì họ sẽ ưu tiên những CV có nhiều năm kinh nghiệm và trình độ cao hơn. Không những thế bạn cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trở lên ở vị trí tương đương hoặc làm việc trong lĩnh vực bán hàng.

Ngoài ra, nếu theo lĩnh vực quản lý phát triển doanh nghiệp, ngoài Business Development Manager, bạn có thể theo đuổi các công việc tương ứng như:

  • Sales Manager (Trưởng phòng kinh doanh): Bạn sẽ làm công việc của một nhân viên phòng kinh doanh, quản lý đội ngũ nhân viên và hướng dẫn nhân viên kinh doanh.
  • Account Executive: Bạn sẽ làm nhân viên chăm sóc khách hàng để giúp công ty tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chốt sale, hỗ trợ khách hàng ...
  • Sale Representative (Đại diện bán hàng): Đây là công việc của người đại diện bán hàng và bán sản phẩm, bạn sẽ kết nối với người mua và trình bày sản phẩm, thuyết phục họ mua hàng.

Qua những chia sẻ về BDM là gì, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ được từ viết tắt của nó và biết được vai trò, yêu cầu của vị trí này trong doanh nghiệp. Tanca chúc bạn sẽ dựa vào bài viết này để hình thành một tư duy, cố gắng phấn đấu và trở thành một giám đốc phát triển kinh doanh trong tương lai.

Trần Viết Quân
Bài viết mới
Bài viết liên quan