Ngày cập nhật 2025-01-15 14:56:31

ASM là gì? Một ASM giỏi cần có những kỹ năng gì?

Vị trí ASM (Area Sales Management) là mục tiêu của không ít người đang cố gắng tích cực phấn đấu, nhằm có thể đạt được chức vụ này. Vậy ASM là gì? Vai trò của ASM trong kinh doanh là gì? Hãy cùng Tanca theo dõi một vài thông tin sau đây.

asm là gì

ASM là gì? Vai trò của ASM đối với doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào?

1. ASM là gì?

ASM (Area Sales Management) theo tiếng Việt nghĩa là giám đốc bán hàng khu vực, là một vị trí có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty hay doanh nghiệp ở khu vực, cụ thể là năng suất bán hàng, doanh thu. Vì vậy, ASM là người chịu trách nhiệm giám sát, điều phối quá trình tiến hành kế hoạch kinh doanh tại khu vực, đảm bảo mang lại lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tại khu vực hoạt động, ASM phải liên tục cập nhật xu hướng thị trường, thói quen tiêu dùng, các sản phẩm được khách hàng ưa chuộng,... Bên cạnh đó, ASM còn phải luôn quan sát các hoạt động từ các đối thủ trong khu vực, từ đó tìm kiếm cơ hội cạnh tranh giúp doanh nghiệp nổi bật hơn, thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm.

Ngoài ra, ASM phải là cầu nối giữa các phòng ban ở khu vực quản lý, đảm bảo chiến lược hoạt động và kinh doanh đã đề ra được tiến hành một cách nhuần nhuyễn, liên tục và thống nhất.

Tóm lại, khi nắm giữ chức vụ ASM, những công việc bạn cần thực hiện và đảm bảo hoàn thành tốt cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Đặt mục tiêu cụ thể (như mục tiêu kinh doanh, doanh số,...) cho các công việc tại khu vực quản lý kinh doanh.
  • Tìm kiếm và nhận định nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Luôn cập nhật các xu hướng và nhu cầu mới của nhiều nhóm/đối tượng khách hàng. 
  • Xác định chiến lược và cạnh tranh, mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • Theo dõi, rà soát các hệ thống dữ liệu và đánh giá kết quả hoạt động hàng tuần, tháng, quý và năm.
  • Đề ra mục tiêu, định hướng phát triển cho đơn vị kinh doanh.
  • Đề xuất các chi phí đầu tư, giá cả sản phẩm cho các đơn vị.
  • Tham gia vào quy trình bán hàng tại các khu vực làm việc.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhà cung ứng nguyên liệu hoặc sản phẩm.
  • Phân tích các dữ liệu khách hàng, thông tin về sản phẩm, so sánh với các đối thủ đang cạnh tranh. Đồng thời tìm ra lối chiến lược ưu thế hơn, nhằm thu hút các khách hàng tiếp cận và mua sản phẩm.
  • Tuyển dụng, quản lý nhân sự và phân chia công việc cho mỗi người. Ngoài ra, ASM còn phải liên tục cập nhất thông tin mới các thông tin, hướng dẫn những kỹ năng cần thiết cho nhân sự.

>>> Đọc thêm: Bảng mô tả công việc Trưởng phòng kinh doanh

ASM phải xác định phương hướng hoạt động cho đơn vị kinh doanh khu vực

ASM phải xác định phương hướng hoạt động cho đơn vị kinh doanh khu vực

2. Chức năng của ASM

Từ những thông tin trên cho thấy, chắc hẳn bạn đọc đã hình dung ra ASM là gì ASM có vai trò gì trong kinh doanh. Trên thực tế, người đảm nhận vị trí ASM cũng đồng nghĩa phải thực hiện chức năng là một người quản lý dẫn dắt, theo dõi và điều hướng đội ngũ nhân sự, giúp công việc đảm bảo hoàn thành mục tiêu chiến lược bán hàng một cách hiệu quả. 

Đồng thời ASM còn có vai trò kết hợp với các bộ phận khác để có cái nhìn toán diện về xác định chiến lược, xu hướng thị trường và phương hướng phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty.

3. Nhiệm vụ của một ASM

Để thu được lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp, ASM phải hoàn thành nhiệm vụ xác định và triển khai thật hiệu quả các chiến lược bán hàng, bao gồm các công việc như sau:

  • Thu thập thông tin: Tìm hiểu và theo dõi các thông tin có lợi hoặc tác động đến hiệu quả bán hàng như sản phẩm, khách hàng, hệ thống phân phối, xu hướng thị trường,... để nắm rõ tình hình tại khu vực kinh doanh dưới quyền quản lý.
  • Phát triển bộ phận: Ở vị trí ASM, bạn sẽ có nhiệm vụ thiết lập và phát triển các bộ phận dưới quyền bằng cách chọn lọc, tổng hợp và đề xuất những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, từ đó tìm ra phương hướng hoạt động phù hợp nhất cho mỗi bộ phận.

ASM phải tìm mọi cơ hội để hoạt động kinh doanh tại khu vực mang lại hiệu quả cho công ty
ASM phải tìm mọi cơ hội để hoạt động kinh doanh tại khu vực mang lại hiệu quả cho công ty 

4. Lộ trình thăng tiến của ASM

Thông thường các nhân viên Sale chuyên nghiệp đảm nhiệm vị trí ASM sẽ thăng tiến theo lộ trình từ Giám đốc kinh doanh khu vực (ASM - Area Sales Manager) => Giám đốc kinh doanh vùng (RSM - Regional Sales Manager) => Giám đốc kinh doanh toàn quốc (NSM - National Sales Manager).

Ở chức vụ ASM bạn sẽ tiếp nhận quyền quản lý các vị trí cấp dưới gồm có Giám đốc bán hàng (Sales Manager), Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh) và các nhân viên kinh doanh (Salesman).

Để đi đến vị trí ASM và về lâu dài là thăng tiến lên cao hơn, doanh nghiệp thường tìm kiếm các nhân sự có kinh nghiệm tối thiếu 2 năm, đã đạt được những thành tích nhất định và có tiềm năng mang lại giá trị tích cực cho công ty. Vì vậy, nếu có mong muốn đảm nhiệm vị trí này, bạn sẽ cần trải qua quá trình nỗ lực làm việc và tích lũy kinh nghiệm, để chứng minh thực lực trước doanh nghiệp. 

>>> Đọc thêm: Chìa khóa để xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

5. 7 Kỹ năng cần có để bạn trờ thành một ASM giỏi

Dưới đây là 7 kỹ năng bạn cần rèn luyện để trở thành một ASM - Giám đốc kinh doanh khu vực giỏi:

Kỹ năng lãnh đạo

Kiến thức và năng lực quản lý cấp dưới là điều bắt buộc một ASM phải có để có thể đảm nhiệm tốt vị trí này. Tuy nhiên, ASM cũng không nên quá nghiêm khắc, nếu khiến các nhân viên phải làm việc trong trạng thái lo lắng, hay sợ hãi cũng có thể ảnh hưởng đến công việc. Cho nên, người lãnh đạo phải chứng tỏ được năng lực trong công việc, khiến nhân viên cấp dưới phải nể phục và phối hợp tốt hơn trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ASM cũng cần giúp đỡ và truyền đạt một số thông tin, kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ các nhân viên cấp dưới, giúp họ nắm bắt tốt và thực hiện nhuần nhuyễn trong mỗi lĩnh vực chuyên môn. Từ đó công việc sẽ đạt được hiệu suất cao nhất và đạt được mục tiêu chiến lược.

asm la gi

Người lãnh đạo cần có khả năng dẫn dắt nhân viên nhằm đạt được mục tiêu chung

Kỹ năng chọn lọc và phân tích

Các nhà quản lý bán hàng khu vực cũng cần phải có kỹ năng chọn lọc và phân tích nhiều luồng thông tin. Bởi vì mỗi ngày, ASM cần phải nắm bắt được một lượng lớn thông tin và dữ liệu, sau đó tiến hành nghiên cứu và phân tích để tìm ra các giá trị có khả năng đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh. 

Hầu hết các quyết định mà ASM đưa ra đều có thể và ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của đội ngũ bán hàng nói riêng, cũng như của cả công ty nói chung. Đây cũng là lý do buộc một người ở vị trí ASM phải rèn luyện kỹ năng chọn lọc và phân tích mỗi ngày.

Kỹ năng lên kế hoạch

Nắm giữ vị trí ASM - Giám đốc kinh doanh khu vực đồng nghĩa với việc bàn thường xuyên phải lên các kế hoạch cụ thể, để đảm bảo tiến độ công việc được diễn ra suôn sẻ. Mỗi ngày, ASM đều phải xử lý một khối lượng công việc vô cùng lớn. Vì vậy, nếu các công việc không được sắp xếp, tổ chức và lên kế hoạch một cách hợp lý, khoa học, chắc chắn sẽ có vài phần tác động đến tiến độ và tính hiệu quả của công việc.

Để loại trừ những khả năng ảnh hưởng không tốt đến công việc, ASM phải có sự chuẩn bị đầy đủ và chi tiết trong việc lên kế hoạch, sắp xếp các mốc thời gian hoàn thành cho tiến độ công việc để tiện hơn trong việc theo dõi. Đồng thời luôn đảm bảo hiệu suất hoạt động của cả khu vực dưới trướng quản lý.

kỹ năng lên  kế hoạch của asm

Kỹ năng tư duy nhạy bén 

Bởi tính cạnh tranh trên thị trường luôn diễn ra khốc liệt, đòi hỏi bạn phải có khả năng tư nhạy bén, là yếu tố rất quan trọng để trở thành một ASM giỏi. Để sở hữu và rèn luyện kỹ năng nhạy bén trong công việc, bạn luôn phải chú ý quan sát, nhận định vấn đề và dự đoán các tình huống sẽ xảy ra hoặc có thể đang diễn ra. 

Từ những thông tin nắm bắt được, ASM sẽ cùng các cộng sự phân tích và đưa ra các phương hướng chiến lược phù hợp, để giành lấy ưu thế trên thị trường.

Kỹ năng thấu hiểu khách hàng

Là một người bán hàng giỏi chắc chắn bạn phải biết cách thấu hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng. Đây cũng chính là yếu tố quyết định mức độ tiêu thụ sản phẩm - thước đo tính hiệu quả công việc. 

Thế nên, ASM cần thu thập các thông tin liên quan đến nhu cầu, sở thích, cảm nhận khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ giúp tìm ra các giải pháp, chiến lược hoạt động phù hợp và dự đoán các xu hướng sắp diễn ra.

>>> Đọc thêm: Trải nghiệm khách hàng (CX) là gì? Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ

Theo sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiều ngành nghề hiện nay bao gồm lĩnh vực Sales đều đã ứng dụng nhiều công cụ hỗ trợ hiện đại. Vừa giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng, tiết kiệm một phần chi phí đầu tư và tối ưu hiệu suất công việc.

Chính vì vậy, ASM hay bất kỳ nhân viên cấp dưới nào đề cần có kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ. Nhờ đó, ngoài công việc chính là các hoạt động mua bán, những công cụ thông minh sẽ giúp bạn giải quyết nhiều công việc trong thời gian ngắn hơn như lập kế hoạch, viết báo cáo, cập nhật tiến độ công việc, gửi mail,...

trở thành một asm giỏi

Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ đã trở thành một phần không thể thiếu trong vai trò ASM

Lời kết

Qua bài viết trên, mong rằng Tanca đã giúp bạn đọc nắm được một số thông tin hữu ích về ASM là gì, cùng những kỹ năng phải rèn luyện và thành thạo để trở thành một ASM giỏi. Nếu bạn đang có mục tiêu trở thành ASM, hãy cố gắng tích lũy kinh nghiệm, trau dồi bản thân để đạt được thành tựu như mong đợi nhé!

 

>>>  Đọc thêm: 

Lực lượng bán hàng (Sale forces) là gì? Bản chất và chức năng 

Biến phản hồi của khách hàng thành doanh thu 

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng
 

Hà Thị Hương Thảo
Bài viết mới
Bài viết liên quan