Ngày cập nhật 2025-01-21 12:22:39

Business Intelligence Analyst là gì? Thiết lập tổ chức cùng BIA

Business Intelligence Analyst là gì? Tầm quan trọng của công cụ này ra sao mà chúng được ví như mảnh ghép tiềm năng của doanh nghiệp? Nếu bạn cũng có những thắc mắc trên, hãy theo chân Tanca khám phá nội dung này ngay dưới đây.

business intelligence analyst là gì

Business Intelligence Analyst là công việc như thế nào?

1. Business Intelligence Analyst là gì?

1.1. Giới thiệu về Business Intelligence Analyst

Business Intelligence Analyst hay còn được viết tắt là BIA được dịch theo nghĩa tiếng Việt là nhà phân tích tình báo kinh doanh. Khái niệm này có thể hiểu đơn giản như việc một cá nhân hiểu thông thạo ngôn ngữ lập trình, công nghệ, hệ thống Business Intelligence. Từ đó, đưa ra bảng phân tích, đánh giá quá khứ và đưa ra những dự đoán về tương lai của doanh nghiệp.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, bạn cần có những trợ thủ đắc lực nhằm xác định KPI, hệ thống BI. BIA được ví như sợi dây liên kết giữa kỹ thuật và kinh tế, giữa kỹ sư lập trình và chuyên viên phân tích kinh doanh. Sợi dây này càng bền chặt bao nhiêu thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp càng nhiều. 

1.2. Mục tiêu của Business Intelligence Analyst

BIA được sinh ra nhắm tới hai mục đích chính. Đó là:

  • Hỗ trợ đưa ra quyết định, định hướng chính xác. Việc này giúp toàn bộ nguồn lực trong doanh nghiệp vào những công việc, hướng đi cụ thể. Tránh lan man, dài dòng gây mất thời gian và lãng phí ngân sách.
  • Đánh giá nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Nhờ các dữ liệu được thu thập, doanh nghiệp biết khách hàng của mình cần gì. Từ đó, tìm cách cải tiến sản phẩm. Nó không chỉ giúp khách hàng mà còn làm tăng giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các đối thủ.

1.3. Thành phần của Business Intelligence Analyst

Hệ thống Business Intelligence Analyst là kho dữ liệu và là nơi khai phá dữ liệu. Toàn bộ dữ liệu của hệ thống này sẽ được tổng hợp từ nhiều nguồn phổ biến, phân tán và mang tính lịch sử ngừng thi công. Tại đây, các dữ liệu không chỉ được phân tích mà còn được khai hoang dữ liệu, sử dụng phân dòng, phân cụm hoặc dự báo. 

BIA bao gồm Data Warehouse và Data Mining, có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

  • Data Warehouse- kho dữ liệu: Chúng đảm nhận nhiệm vụ lưu trữ và cất giữ hệ thống dữ liệu tổng hợp của tổ chức.
  • Data Mining- khai phá dữ liệu: Tập hợp tất cả các kỹ thuật được sử dụng để khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức. Một số nhiệm vụ chính như phân chiếc, phân đội ngũ, phát hiện luật kết hợp, dự đoán…
  • Business Analyst- phân tích kinh doanh: Đây là thuật ngữ dành cho những nhà lãnh đạo của các đơn vị có khả năng đưa ra quyết định chiến lược đối với hoạt động của doanh nghiệp.

2. Công việc của một chuyên viên phân tích tình hình kinh doanh là gì?

Đọc đến đây chắc hẳn bạn cũng đã có những hình dung về công việc của một chuyên viên BIA. Tuy nhiên, hãy cùng tìm hiểu chính xác hơn về công việc của họ nhé. Bởi có thể nói rằng, những nhân vật này nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược doanh nghiệp. Họ là người trực tiếp hoàn thiện từng khâu trong quy trình phân tích, đánh giá dữ liệu.

Công việc chính của một chuyên viên phân tích tình hình kinh doanh

Công việc chính của một chuyên viên phân tích tình hình kinh doanh

2.1. Thu thập và khai thác dữ liệu

Đây là nhiệm vụ đầu tiên mà BIA phải làm. Những dữ liệu thô như doanh thu bán hàng, thông tin thị trường hay các chỉ số tương tác khách hàng được thu thập đầy đủ và chính xác. Chúng được tổng hợp và chuyển đội thành những dữ liệu trực quan hữu dụng.

Ngoài ra, BI Analyst còn phải thu thập thêm các dữ kiện nội bộ và bên ngoài. Đó là chỉ số phát triển của công ty trong những năm trước, là doanh thu, chiến lược phát triển của công ty đối thủ… 

Đây đều là những dữ liệu quan trọng mà các chuyên viên không được phép bỏ qua. Từ đây, họ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất và đề ra chiến lược đúng đắn.

2.2. Thiết lập kho dữ liệu

Sau khi tổng hợp và nghiên cứu, nhân viên BI Analyst sẽ phải phân loại và lưu trữ chúng vào những kho dữ liệu khác nhau. Nhờ vào kho dữ liệu này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình quản trị thông tin. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng loại thông tin mà phân loại sẽ giúp quá trình tìm kiếm, khai thác sau này của doanh nghiệp được tối ưu.

2.3. Tiêu hủy những dữ liệu đã lỗi thời

Không phải tất cả những dữ liệu được thu thập đều có thể sử dụng được lâu dài. Đó là lý do khiến BIA phải linh hoạt xử lý những dữ liệu đó. Nếu việc này không được thực hiện cẩn thận, rất thể sẽ khiến quá trình xây dựng chiến lược của doanh nghiệp gặp vấn đề. 

2.4. Thực hiện đánh giá dữ liệu

Một kho dữ liệu chất lượng đã ở trước mắt bạn. Việc tiếp theo chính là phải sàng lọc, đánh giá chúng. Đây cũng là công đoạn quan trọng nhất, thể hiện vị trí không thể thay thế được của Business Intelligence Analyst đối với doanh nghiệp.

Dựa trên nguồn dữ liệu sẵn có, cùng kinh nghiệm thực tiễn, khả năng tư duy, nhân viên BIA tiến hành phân tích, đánh giá. Từ đó, đưa ra được những nhận định, khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Những đánh giá càng chính xác thì hiệu quả xây dựng chiến lược về sau càng cao.

Có thể nói rằng, BI Analyst là tiền đề cho sự thay đổi cơ cấu KPI, phương hướng kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp.

2.5. Phân tích cùng hệ thống ngôn ngữ lập trình

Bạn biết không, chuyên viên BIA không nhất thiết phải là chuyên viên lập trình đỉnh cao. Tuy nhiên, họ phải có khả năng sử dụng thành thạo vào hiểu sâu và ngôn ngữ mã hóa. Bởi đây là những kiến thức cơ bản giúp họ phân tích ngôn ngữ lập trình như C++, Java, Python,...

Chuyên viên có nhiệm vụ chuyển đổi dữ liệu số hóa thành những văn bản trực quan. Từ đó, họ phân tích ý nghĩa của chúng và tìm ra hướng phát triển cho doanh nghiệp. 

3. Những kỹ năng cần có của một người làm BIA?

Để trở thành một người Business Intelligence Analyst giỏi, bạn cần hội tụ những tố chất gì? Không chỉ cần sự chăm chỉ, nỗ lực, bạn còn cần có một vài kỹ năng cơ bản sau đây nữa.

BIA cần những kỹ năng gì?

BIA cần những kỹ năng gì?

3.1. Kỹ năng sử dụng công nghệ

Như đã nói ở trên, bạn không cần biến mình trở thành một chuyên viên lập trình đỉnh cao. Tuy nhiên, những điều cơ bản về lập trình thì nhất định bạn phải có. Chúng ta có thể kể đến một vài kỹ năng:

  • Kỹ năng SQL nâng cao. SQL là tên viết tắt của cụm từ Structured Query Language. Bạn phải hiểu được các lệnh dùng để tương tác với cơ sở dữ liệu nhằm tối ưu tốc độ tìm kiếm, xử lý thông tin.
  • Sử dụng thành thạo Power Bi. Đây là công cụ giúp bạn giản tiện hơn trong quá trình trình bày thông tin thành báo cáo.
  • Khả năng sử dụng Tableau Desktop và Server. Đây là công cụ hỗ trợ các nhà BIA phân tích dữ liệu.
  • Kỹ năng sử dụng Excel nâng cao. Đây là kỹ năng không thể thiếu của một chuyên viên xử lý số liệu. Sở hữu kỹ năng này, bạn không chỉ làm đẹp CV của mình mà còn làm công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn.
  • Kỹ năng lập trình. Một vài kiến thức cơ bản bạn cần nắm vững để hiểu bản chất của các lệnh xử lý trên hệ thống.
  • Khả năng giải thích dữ liệu và khuyến nghị dựa trên những phát hiện. Kỹ năng này đòi hỏi chuyên viên BIA phải nhanh nhạy và kiến thức nền vững. Kỹ năng này sẽ được rèn luyện nhiều hơn khi bạn cọ xát thực tiễn nhiều.
  • Khả năng phát triển đồ thị, bảng điều khiển, báo cáo và trình bày kết quả dự án. Đây là yêu cầu cơ bản mà mỗi chuyên viên Business Intelligence Analyst phải có. Ngoài tổng hợp và xử lý dữ liệu thô, BIA còn đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa dữ kiện đó thành các bảng báo cáo bằng văn bản. Điều này giúp những điều bạn nói được người khác hiểu dễ dàng hơn.
  • Khả năng xác định, phân tích và giải thích các xu hướng hoặc mẫu trong các tập dữ liệu phức tạp. Đây cũng là kỹ năng không thể thiếu của chuyên viên tình báo kinh doanh. Nhờ có kỹ năng này mà việc đánh giá, nhận định dữ liệu thực tế được chính xác hơn. Và những phương hướng chiến lược cụ thể được đưa ra phù hợp hơn.

3.2. Kỹ năng tổ chức công việc

Business Intelligence Analyst có một khối lượng công việc vô cùng khổng lồ. Do vậy, nếu người làm trong ngành này không biết tổ chức hợp lý thì rất khó để hoàn thiện mục tiêu đã đề ra. Đây cũng là kỹ năng quan trọng mà các nhà tuyển dụng yêu cầu các ứng viên của mình phải đáp ứng được.

Kỹ năng tổ chức công việc còn giúp bạn thích ứng tốt hơn với hoàn cảnh, tính chất công việc. Bạn sẽ học cách phân chia thời gian, cân bằng cảm xúc cá nhân và công việc sao cho mọi việc đều đạt hiệu quả cao nhất.

Năng lực đàm phán, thuyết trình cũng là một trong những kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng tổ chức công việc. Chúng giúp bạn tăng khả năng thương lượng và chốt sale tối ưu nhất.

3.3. Nhóm kỹ năng mềm

Thiết nghĩ, dù ở vị trí công việc nào hay bạn là nhân viên của công ty nào thì kỹ năng mềm cũng đóng vai trò quan trọng. 

Kỹ năng mềm là khả năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thích nghi cao với công việc. Business Intelligence Analyst phải là người có thể hợp tác được với bất kỳ ai, dù họ là quản lý hay lãnh đạo cấp cao.

Bên cạnh đó, kỹ năng nắm bắt thông tin, hiểu những điều khách hàng muốn nói cũng rất quan trọng. Những kỹ năng này sẽ dần dần được trau dồi qua quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm của bản thân.

4. Mức lương của một BIA là bao nhiêu?

Business intelligence analyst là một trong những ngành được ưa chuộng bậc nhất tại các nước phát triển và đang phát triển. Tại Việt Nam, ngành này vẫn đang có lộ trình phát triển bền vững. Cũng bởi vì nó chưa thực sự phổ biến và nhìn nhận đúng giá trị nên mức lương cũng có phần chênh lệch so với nước ngoài.

Cụ thể, với chức danh chuyên viên business intelligence analyst, bạn sẽ được nhận khoảng 70.000- 120.000 USD/ năm. Mức lương này có thể biến động theo quy mô công ty, năng lực, chức vụ của chuyên viên đó.

5. Làm thế nào để trở thành chuyên viên business intelligence analyst?

Để có thể trở thành nhà phân tích kinh doanh tài ba, bạn cần có những chứng chỉ và hoàn thành một vài khóa đào tạo.

Làm thế nào để trở thành chuyên viên business intelligence analyst?

Phấn đấu để trở thành BIA là cả một hành trình dài

Bắt buộc phải hoàn thành chương trình giáo dục đại học/ cao đẳng. Bằng cử nhân là yêu cầu tối thiểu nếu như bạn muốn trở thành nhà BIA. Bởi ngành này có tính đặc thù cao nên đòi hỏi bạn phải có nền tảng học thuật thực sự vững. Bạn có thể học các ngành thống kê, quản trị kinh doanh, khoa học máy tính hay lĩnh vực khác có liên quan. 

Trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực trau dồi kỹ năng của mình. Như vậy, bạn có thể rút ngắn thời gian tìm đến với vị trí chuyên viên business intelligence analyst hơn một chút. Ngoài ra, để tăng thêm vốn hiểu biết nền tảng cho mình, bạn có thể tìm hiểu thêm một vài kiến thức của các ngành khác như tài chính, toán học hay khoa học dữ liệu.

Hãy bắt đầu bằng việc tìm cho mình chứng chỉ chuyên môn hay khóa học có liên quan. Vì BIA là ngành đặc thù, là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực. Bạn có thể bắt đầu từ việc nghiên cứu kiến thức về phân tích dữ liệu hoặc làm quen với Power BI… Nếu là người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích thông tin máy tính, lập mô hình dữ liệu… trong vòng 2 năm thì bạn có thể sở hữu chứng chỉ về chuyên gia phân tích trí tuệ kinh doanh (CBIP).

Tiếp tục học chương trình Thạc sĩ. Có được bằng Thạc sỹ chứng minh khả năng, trình độ, kinh nghiệm làm việc của bạn. Nó giúp bạn tăng thêm độ tin tưởng đối với nhà tuyển dụng. Mặt khác, những kiến thức chuyên sâu được cung cấp bởi chương trình sau Đại học cũng giúp bạn phân tích số liệu hiệu quả hơn. Đồng thời, những nhận định đưa ra trở nên chắc chắn hơn.

Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nếu bạn không học Thạc sỹ thì bạn không thể trở thành chuyên viên business intelligence analyst. Điều quan trọng nhất mà chúng tôi muốn nhấn mạnh chính là những gì bạn học hỏi và kỹ năng làm việc trong thực tiễn của bạn ra sao.

Bạn thấy đấy, Business Intelligence Analyst là một công việc đáng mơ ước của nhiều người. Không chỉ có khoản thu nhập khủng mà còn vì những phúc lợi mà công việc này mang lại. Tanca tin chắc rằng, với những gì chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có những định hướng rõ ràng hơn cho công việc phân tích báo cáo tài chính. Đồng thời, có thêm hiểu biết để hoàn thiện kỹ năng của mình, đáp ứng nhu cầu công việc.


 

Hà Thị Hương Thảo
Bài viết mới
Bài viết liên quan