Ngày cập nhật 2024-12-21 13:57:26

Cách viết thư từ chối nhận việc kéo léo, tinh tế nhất

Viết thư từ chối nhận việc khéo léo giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt các nhà tuyển dụng vì phong thái làm việc chuyên nghiệp. Bạn có thể gửi lời từ chối làm việc qua điện thoại, hoặc email nếu lương quá thấp, hay bạn tìm được một offer tốt hơn. Bài viết sau đây của Tanca sẽ giới thiệu đến bạn một số mẫu thư từ chối hợp tác với doanh nghiệp phổ biến nhất.

Thời điểm “vàng” để viết thư từ chối nhận việc

thu tu choi nhan vien

Tất nhiên, thời điểm tốt nhất để từ chối lời mời làm việc là trước khi bạn chấp nhận ký hợp đồng lao động. Đây là thời điểm công ty đưa ra lời mời và bạn có quyền từ chối hoặc chấp nhận.

Hãy cân nhắc thật kỹ lý do từ chối của bạn là gì? Hãy chắc chắn rằng quyết định của bạn là có cơ sở và được cân nhắc kỹ lưỡng. Đừng vội chạy theo cảm tính kẻo sau này phải hối hận.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bạn muốn từ chối sau khi đã nhận offer từ công ty. Hoặc thậm chí sau khi ký kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra lại các quy định hợp đồng để đảm bảo rằng bạn không vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trên giấy tờ.

Xem thêm: Những lý do xin nghỉ việc hợp lý

Cách từ chối hợp tác khéo léo

cach tu choi keo leo

Có nhiều lý do khiến một ứng viên không muốn đi làm sau khi trúng tuyển vào một vị trí công việc nhất định. Ví dụ, đã đồng ý làm việc tại một công ty khác với mức lương cao hơn hoặc mức lương hiện tại không tương xứng với năng lực, hay do văn hóa công ty không phù hợp,…

Có nhiều bạn đã chọn cách im lặng để ngầm từ chối đơn vị tuyển dụng. Nhưng cách làm này không được đánh giá cao. Việc không thông báo về việc bạn từ chối làm việc khiến công ty mất thời gian chờ đợi bạn và bỏ qua những ứng viên tiềm năng khác.

Vì vậy, vừa để tránh mất thời gian của đôi bên, vừa thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp, ứng viên nên phản hồi email thông báo tuyển dụng từ nhà tuyển dụng.

Bày tỏ lòng biết ơn mà công ty đã cho bạn cơ hội

Rõ ràng bạn biết rằng, giữa vô vàn hồ sơ xin việc, để chọn lọc và tìm hiểu về ứng viên cũng là một nỗ lực của doanh nghiệp đúng không? Vì vậy hãy gửi lời cảm ơn vì họ đã dành ra thời gian quý báu để có thể cùng bạn tạo cơ hội hợp tác cho cả hai bên.

Đưa ra một lý do ngắn gọn, thuyết phục

Sau khi cảm ơn, việc tiếp theo bạn cần làm là nêu rõ lý do. Bạn hoàn toàn có thể tìm ra một số lý do ngắn gọn, đầy tính thuyết phục nhưng vẫn không gây mất thiện cảm với các nhà tuyển dụng.

Một số lý do phổ biến mà bạn có thể cân nhắc: nhận được một offer công việc tốt hơn, địa điểm làm việc quá xa nhà, không phù hợp với định hướng nghề nghiệp, văn hóa doanh nghiệp không phù hợp…

Trường hợp doanh nghiệp offer mức lương không phù hợp

Lương bổng là một vấn đề khá nhạy cảm, nhưng nếu bạn hoàn toàn tự tin mình có thể được trả mức lương cao hơn cho những đóng góp và năng lực của mình. Hãy cảm ơn và bày tỏ sự quan tâm đến công việc, sau đó kèm theo lời từ chối với lý do nằm ở mức lương.

Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ trả lời bạn bằng một offer tốt hơn nếu họ thực sự muốn tuyển bạn cho vị trí này.

Cung cấp phản hồi khéo léo

Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi một số gợi ý nhỏ trong quá trình ứng dụng của mình tới doanh nghiệp. Có thể đó là những nhận xét, lời khen động viên, phản hồi mang tính xây dựng… Nhưng doanh nghiệp sẽ thực sự mong chờ những điều đó!

Để ngỏ cơ hội hợp tác trong tương lai

Sau khi bạn đã từ chối nhận việc, đừng vội đóng sập cánh cửa giữa bạn và nhà tuyển dụng. Vì một lẽ đơn giản, cơ hội trong tương lai là rất nhiều. Vì vậy, không vội gì mà bạn chỉ dừng lại khi chỉ nghĩ cho hiện tại và bỏ lỡ những cơ hội hợp tác trong tương lai.

Xem thêm: 8 lý do ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc

3 tiêu chí viết thư từ chối nhận việc ghi điểm với nhà tuyển dụng

cach tu choi hop ly

Thời gian gửi thư

Ngay khi bạn nhận được thư mời làm việc nhưng đã có quyết định khác thì thư từ chối nhận việc nên gửi chậm nhất sau 24h để doanh nghiệp kịp thời có phương án thay thế nhân sự mới.

Mọi sự chậm trễ sẽ không gây mất điểm nghiêm trọng trong mắt các nhà tuyển dụng. Đồng thời cũng làm giảm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp sau này. Hãy nghĩ đến trường hợp bạn chuyển việc và muốn ứng tuyển lại, liệu nhà tuyển dụng có còn đánh giá cao bạn khi bạn đã làm đình trệ quá trình tuyển dụng của họ không?

Nội dung thư

Nội dung thư từ chối cần ngắn gọn, súc tích, lịch sự, đi thẳng vào vấn đề, đặc biệt là phần nêu lý do từ chối. Việc lan man sẽ làm mất thêm thời gian cho cả hai bên. Thậm chí khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn không trân trọng công việc của họ.

Bên cạnh đó, cần tránh những lời lẽ khiếm nhã, những bình luận tiêu cực về doanh nghiệp, về vị trí ứng tuyển. Lý do đơn giản là bạn không thể chắc chắn liệu mình có ứng tuyển vào một vị trí ở đây trong tương lai hay không.

Giới thiệu một ứng viên phỏng vấn thay thế

Nếu biết tận dụng tốt các mối quan hệ của mình, bạn có thể giới thiệu nhân sự thay thế cho nhà tuyển dụng ngay khi viết thư từ chối nhận việc. Điều này vừa là lời xin lỗi nhằm xoa dịu nhà tuyển dụng vừa rút ngắn thời gian tuyển dụng của công ty.

Tuy nhiên, cần hết sức khéo léo, gợi ý ứng viên sáng giá mà bạn chắc chắn sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp.

Cách từ chối lời mời làm việc qua điện thoại

Cuộc trò chuyện qua điện thoại thường sẽ khá bất tiện. Vì bạn sẽ không thể nhìn được thái độ của người đối diện. Vì vậy, hãy giữ thái độ hòa nhã, giọng nói dễ nghe… kể cả khi bạn từ chối nhận việc.

Không chỉ vậy, những hành động lẽ ra hoàn toàn nên tránh như ngắt ngang, đùa giỡn… Không ai biết được gì sẽ xảy ra, có thể không có duyên hợp tác cùng nhưng trong tương lai bạn sẽ gặp lại họ tại một thời điểm nào đó.

Cách từ chối nhận việc qua email

cach tu choi nhan viec qua email

Từ chối nhận việc qua email giúp bạn dễ dàng kiểm soát thái độ và lời nói của mình sau này cho chuẩn mực và chuyên nghiệp nhất. Biết cách soạn email cách giúp bạn thoát khỏi khả năng mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Nhìn chung, cách viết email từ chối thường có nội dung chính cơ bản như sau:

  • Tiêu đề thư từ chối nhận việc: Họ và tên ứng viên – Vị trí công việc
  • Lời chào: Tên, tuổi, địa chỉ của thí sinh, tên và địa chỉ công ty, tên nhà tuyển dụng
  • Lời cảm ơn: Cảm ơn công ty về offer, bày tỏ sự đánh giá cao về thời gian và nỗ lực của phía tuyển dụng.
  • Lời từ chối: Thông báo thẳng thắn rằng bạn không thể đảm nhận vị trí này và bày tỏ sự tiếc nuối.
  • Kết thư: Một lần nữa cảm ơn về lời mời nhận việc, hãy để lại thông tin liên lạc của bạn và ký tên.

Một số mẫu thư từ chối nhận việc chuyên nghiệp

Thư từ chối khi bạn đã có offer khác tốt hơn

Từ chối nhận việc vì đã tìm việc khác tốt hơn, bạn vẫn cần cảm ơn nhà tuyển dụng, nhẹ nhàng từ chối và đưa ra lý do. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý ở đây là làm thế nào để giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng trong tương lai.

Trước khi từ chối nhà tuyển dụng, bạn có thể thử đề xuất thay đổi những điều kiện mà bạn cảm thấy không phù hợp. Sau đó, nếu hai bên vẫn không thống nhất được với nhau, bạn có thể viết thư từ chối cũng chưa muộn.

Tham khảo cách viết thư từ chối theo mẫu sau đây

Thư từ chối nhận việc vì lương thấp

Trong trường hợp công ty bạn ứng tuyển đưa ra mức lương không phù hợp với mong muốn của bạn. Bạn hoàn toàn có thể thuyết phục họ thay đổi. Tuy nhiên, nếu mọi thứ vẫn không khá hơn, bạn vẫn có thể viết thư từ chối và đưa ra lý do chính đáng để chứng tỏ rằng bản thân bạn xứng đáng được một mức lương tốt hơn. 

Tham khảo chi tiết mẫu thư từ chối vì lương thấp tại đây

Thư từ chối vì không phù hợp với công việc

Nếu sau cuộc phỏng vấn, bạn nhận ra rằng công việc này không thực sự phù hợp với mình. Bạn hoàn toàn có thể từ chối nhận việc vì cảm thấy công việc này không phù hợp với định hướng tương lai. Tham khảo mẫu thư từ chối vì công việc không phù hợp tại đây

Thư từ chối vì văn hóa công ty không phù hợp

Bên cạnh mức lương, văn hóa công ty cũng quyết định rất lớn đến việc nhận hay từ chối nhận việc. Bởi lẽ, nếu ngay từ đầu tính cách và giá trị không cùng hướng với nhau thì rất dễ xảy ra những xung đột không đáng có.

Tuy nhiên, tránh ngôn ngữ tiêu cực và thay vào đó chỉ cần giải thích rằng công việc không phù hợp với bạn. Tham khảo ngay mẫu thư từ chối chuyên nghiệp, khéo léo sau đây

Gửi thư từ chối nhận việc cho một vị trí công việc nào đó hiện tại không đồng nghĩa bạn sẽ không gặp lại doanh nghiệp đó trong tương lai. Vì vậy cần cư xử khéo léo, chuyên nghiệp tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng là điều rất quan trọng. Mong rằng những chia sẻ của Tanca sẽ mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp bổ ích.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan