Cách đối phó đố kỵ nơi công sở, tránh mưu hèn kế bẩn và ganh ghét của đồng nghiệp là điều mà nhiều người quan tâm trong văn hóa công sở. Ở bài viết này, Tanca sẽ gửi đến bạn một số mẹo để đối phó với tính ghen tỵ của đồng nghiệp. Tham khảo ngay nhé.
Đố kỵ nơi công sở là gì?
Đố kỵ thực sự là một tính cách tiêu cực đối với tất cả chúng ta. Đố kỵ không phải là mới xuất hiện mà đã có từ rất lâu, có quan điểm cho rằng: khi con người ta tiếp tục so sánh mình với nhau thì sự đố kỵ sẽ tiếp tục tồn tại.
Trong tiếng Việt, từ đố kỵ là việc cảm xúc thấy khó chịu trong lòng khi thấy ai đó phát triển hơn mình, từ đó sinh ra cảm giác ghét bỏ.
Đố kỵ trong tiếng Anh là Jealousy, đây là cụm từ thường được dùng trong chủ đề nghị luận xã hội.
Đố kỵ nơi công sở là gì? Đây là sự hơn thua giữa đồng nghiệp. Những khía cạnh như tiền lương, phòng ban, chức vụ hay thậm chí là tình người là những vấn đề thường được những người cùng công sở đem ra so sánh, bàn tán, từ đó nảy sinh lòng đố kỵ.
Xem thêm: Những thói hư tật xấu nơi công sở
Tác hại của sự đố kỵ trong công việc
Trong một tổ chức, nếu có một người luôn tìm cách phủ nhận những nỗ lực và thành tích của người khác, thì nơi làm việc sẽ nảy sinh sự đố kỵ. Một người sẽ nhanh chóng rơi vào bất hạnh khi tâm luôn đầy đố kỵ và ghen ghét trong công việc với người khác.
Sự đố kỵ ở một người có thể dễ dàng nhận thấy từ những hành động nhỏ hay thậm chí là một cái liếc mắt. Khi một đồng nghiệp đạt được thành công trong lĩnh vực nào đó, những người đố kỵ sẽ ra sức phủ nhận công sức và còn ném những lời cay nghiệt về người đã đạt được thành công đó.
Trên thực tế, những người càng có tính đố kỵ cao thường cô độc vì họ có ít bạn bè và các mối quan hệ tốt bởi vì không ai muốn giao lưu với một người luôn coi thường người khác và không đánh giá cao thành tựu của ai đó.
Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp thường hướng đến mục tiêu chung, trong khi những người có tính đố kỵ cá nhân muốn giành chiến thắng một mình. Điều này sẽ đi ngược lại định hướng phát triển của tập thể và có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của tập thể.
Trên thực tế, những kiểu người này xuất hiện ở hầu hết các doanh nghiệp, nếu không giải quyết triệt để vấn đề này thì sớm muộn những nhân tài bị ghét bỏ sẽ rời bỏ doanh nghiệp để tìm đến môi trường thân thiện hơn.
Xem thêm: Dấu hiệu quá tải trong công việc và cách giải quyết
Cách đối phó đố kỵ nơi công sở tinh tế nhất
Thể hiện trình độ nghiệp vụ loại bỏ những kẻ ganh tị
Trong khi đồng nghiệp của bạn đang thể hiện sự ganh ghét, đố kỵ, hãy tập trung vào kiến thức của bạn. Hãy dùng kết quả để trả lời mọi vấn đề.
Đừng lãng phí thời gian của bạn vào những trò chơi vô bổ vì hầu hết công ty đều biết bạn là người như thế nào. Hãy tỏ vẻ như bạn không quan tâm những gì mọi người nói sau lưng bạn.
Xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh
Đối với các công ty, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Môi trường làm việc lành mạnh có giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, hiệu quả công việc của nhân viên và tổ chức.
Một công ty có văn hóa đoàn kết mạnh mẽ, lành mạnh, không có sự đố kỵ hay cảm thấy tiêu cực không chỉ thu hút nhân tài tiềm năng mà còn hỗ trợ nhân viên chia sẻ mục tiêu và tạo động lực làm việc, cống hiến hết mình cho việc kinh doanh của mình.
Bồi đắp, phát triển mối quan hệ tốt đẹp
Trên thực tế, sự đố kị với người khác xuất phát từ sự ghen tị trong tâm trí của mỗi người. Lòng đố kỵ không thể được loại bỏ hoàn toàn, nhưng nó có thể giảm bớt.
Ai trong chúng ta cũng phải làm việc, nhưng nếu phải làm việc trong một môi trường vừa có áp lực về deadline, vừa có sự ganh ghét của đồng nghiệp thì bạn càng mệt mỏi hơn.
Đó là lý do tại sao lên kế hoạch “chiêu dụ” với đồng nghiệp là một ý tưởng thông minh. Những hoạt động nhỏ như cùng nhau dùng bữa sau giờ làm, giao lưu,... có thể giúp rút ngắn khoảng cách giữa mọi người.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận đừng cố gắng thể hiện bản thân quá nhiều vì những điều này sẽ chỉ khiến bạn gặp thêm rắc rối.
Làm việc chăm chỉ, khiêm tốn
Làm gì khi đồng nghiệp đố kỵ? Để tiêu diệt sự ghen tị nơi công sở, hãy cố gắng làm việc chăm chỉ. Cái gì cũng có lý do, nếu bạn làm việc hiệu quả, nhất định sếp sẽ trọng dụng bạn.
Nhưng đôi khi đồng nghiệp của bạn không nghĩ như vậy. Vì vậy, để “đánh tan” những nghi ngờ, chỉ cần chăm chỉ và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là đủ.
Để tránh đố kỵ ở nơi làm việc, hãy làm việc chăm chỉ. Làm việc gì cũng cần nỗ lực, bởi vì nếu bạn làm việc chăm chỉ và hiệu quả, thì đương nhiên sếp sẽ tôn trọng bạn và với những điều đó bạn sẽ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp dễ dàng hơn.
Nhưng đồng nghiệp của bạn sẽ cố gắng phủ nhận, cho qua và cố gắng hết sức để làm tốt công việc được giao. Điều này sẽ giúp đương đầu với công việc một cách dễ dàng và có thể được họ ngưỡng mộ thay vì ghen tị như trước.
Tự bảo vệ mình, thẳng thắn đối mặt và giải quyết
Nếu bạn không thể thay đổi tính ghen tị của đồng nghiệp hay ai đó, hãy chân thành đối mặt với vấn đề và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, bỏ qua những hành động dè biểu của họ. Hãy luôn giữ thái độ lạc quan, yêu đời, điều đó sẽ giúp bạn dễ thở hơn vì cuối cùng họ cũng chỉ là những người đi qua cuộc đời bạn mà thôi.
Tuy nhiên,sự đố kỵ của đồng nghiệp sẽ vô tình giúp rèn luyện sự kiên nhẫn và bền bỉ của chúng ta. sự đố kỵ chẳng mang lại giá trị gì nên đừng để những lời đàm tiếu không đáng có trong tâm trí bạn.
Xem thêm: Xây dựng quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp
Dấu hiệu đồng nghiệp ghét bạn là gì?
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy đồng nghiệp đang đố kỵ với bạn, nắm rõ những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn ứng dụng các cách giải quyết đố kỵ phía trên tốt hơn.
Tâm đố kỵ cạnh tranh không lành mạnh
Trong bất kỳ môi trường làm việc nào, để mọi người cùng nhau cố gắng phát triển thì sự cạnh tranh là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, có hai hình thức cạnh tranh: cạnh tranh công bằng và cạnh tranh không lành mạnh.
Có một số người khi thấy đồng nghiệp có năng lực giỏi hơn mình thì nảy sinh lòng đố kỵ, không từ thủ đoạn nào để giành giật về mình. Đó là một biểu hiện của lòng đố kỵ có ảnh hưởng rất xấu đến mọi người trong cùng một nhóm.
Phủ nhận sự nỗ lực và thành quả
Trong doanh nghiệp, nhiều người khi thấy thành tích của người khác lập tức cho rằng thành công đó là do mình đóng góp. Lên tiếng chống lại thành tích của người khác hoặc cho rằng thành công là do may mắn cũng là một biểu hiện của lòng đố kỵ.
Ngoài ra, có những trường hợp ghen tuông giấu kín, ghen tuông trong lòng, khi sự xuất hiện của đồng nghiệp có thể làm lu mờ người khác, hoặc giành được sự ưu ái của lãnh đạo.
Xem thêm: Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Cách nhận biết tướng người đố kỵ ích kỷ
Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì thế nắm được tướng người hay đố kỵ sẽ giúp bạn hạn chế tiếp xúc hơn.
Người hay đố kỵ có gò má mỏng, quai hàm thon, xương cằm mỏng và da cằm trắng bệch, mu mắt màu nâu. Người phản phúc trong lúc khó khăn vẫn có thể dùng, nhưng người đố kỵ thì không nên dùng. Cơ quan có kẻ đố kỵ thì nội bộ bất an.
Kết luận
Trên đây là những cách đối phó đố kỵ nơi công sở mà Tanca muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những mẹo này sẽ giúp ích cho bạn, đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để đọc thêm nhiều thông tin thú vị khác.