Ngày cập nhật 2025-01-23 23:07:12

Dấu hiệu quá tải trong công việc và cách giải quyết

Sự quá tải trong công việc khiến nhiều người lầm tưởng rằng mình đang cống hiến hết mình cho công việc. Tuy nhiên nghỉ ngơi, thư giãn và làm việc hợp lý mới có thể giúp bạn duy trì trạng thái tinh thần, sức khỏe tốt và công việc ổn định. Cùng Tanca tìm hiểu những biểu hiện căng thẳng quá mức, stress trong công việc và cách khắc phục qua bài viết dưới đây.

Quá tải công việc là gì?

qua tai cong viec

Quá tải công việc được định nghĩa là quá trình làm việc quá sức, trong thời gian dài, vượt quá sức chịu đựng của thể chất và tinh thần. Khi nhân viên trở nên quá tải, họ không thể duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Công việc căng thẳng trong khoảng thời gian dài, nghỉ ngơi quá ít khiến nhân viên cảm thấy họ đang bị vắt kiệt sức lao động và stress. Vấn đề này bắt nguồn từ tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến cảm giác mệt mỏi, giảm hiệu quả làm việc và tinh thần và thể chất bị tách rời khỏi công việc.

Xem thêm: Phê bình mang tính xây dựng

6 dấu hiệu khi của quá tải công việc

dau hieu qua tai

Bạn cảm thấy phiền phức vì công việc

Khi bạn hào hứng với công việc, bạn có thể đi làm mỗi ngày với sự nhiệt tình và tinh thần lạc quan. Nhưng khi bạn kiệt sức, stress sẽ là câu chuyện hoàn toàn khác.

Bạn cảm thấy choáng ngợp, mất hứng thú với các cuộc họp, làm việc nhóm và mọi thứ ở giữa. Bạn có thể cảm thấy những đóng góp bản thân không được tôn trọng, đánh giá cao và cảm giác bị mắc kẹt và chán nản với công việc hiện tại.

Bạn không còn muốn cống hiến cho công việc

Khi bạn ngừng để tâm đến công việc của mình, hiệu quả làm việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Tất nhiên, bạn vẫn cần một khoản tiền lương, nhưng bạn đã quá quen với cách làm việc vừa đủ để kiếm tiền.

Đã qua rồi cái thời bạn phải cố gắng hết sức và cống hiến 200% thời gian và sức lực cho công ty. Bạn không còn chút năng lượng nào để cống hiến.

Bạn có thể bỏ qua công việc hoặc bị trễ deadline. Bạn khó có thể tập trung và không có động lực làm việc, và kết quả là bạn bắt đầu hình thành tâm lý "làm cho xong" “làm cho có”.

Bạn khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Nếu bạn đang được trả một mức lương tốt, một số nhà tuyển dụng nghĩ rằng họ có quyền đòi hỏi tất cả thời gian của bạn và bạn không nên phàn nàn. Bất kể vị trí của bạn là gì hay bạn kiếm được bao nhiêu, bạn không nên để công việc kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình.

Làm việc suốt ngày đêm đem đến nhiều tiền, nhưng nó không giúp ích gì cho bạn cả. Thỉnh thoảng có một tuần bận rộn là điều bình thường. Nhưng nếu công việc của bạn khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng, làm việc overtime thường xuyên.

Hoặc bạn chẳng nhớ lần cuối bạn ăn tối với gia đình là khi nào, lần gần nhất bạn được đọc sách là bao lâu…Có lẽ bạn đã và đang trong tình trạng kiệt sức quá mức.

Bạn bị “ám ảnh” bởi công việc

Có loại căng thẳng tốt (ngắn hạn) và căng thẳng xấu (dài hạn). Trong khi căng thẳng tốt giúp bạn hoạt động tốt hơn và tăng cường sức mạnh não bộ, Ngược lại căng thẳng xấu, gây kiệt sức khiến sức khỏe của bạn rơi vào tình trạng báo động.

Chúng ta rất khó nhận ra hoặc vô tình không thừa nhận tình trạng công việc bắt đầu ảnh hưởng đến thể chất hoặc tinh thần. Vì vậy bạn phải thường xuyên theo dõi những biểu hiện, thay đổi đối với sức khỏe của mình.

Nếu bạn thức dậy cũng nghĩ về công việc, đi ngủ lại tiếp tục nghĩ về công việc. Thậm chí đến giấc mơ cũng là những vấn đề liên quan đến công việc. Đó là dấu hiệu cho thấy tâm trí bạn sẽ không bao giờ được nghỉ ngơi.

Như thể não bộ bạn luôn ở chế độ làm việc. Điều này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, có thể tàn phá sức khỏe của bạn và gây ra các bệnh như:

  • Huyết áp cao
  • Cảm lạnh thường xuyên
  • Tăng cân
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm

Bạn mất tập trung, giảm tính linh hoạt

Khi đầu óc không tỉnh táo, suy nghĩ nhiều, ngủ không đủ giấc, tinh thần cạn kiệt năng lượng thì tất nhiên sự linh hoạt của bạn cũng giảm sút. Trạng thái uể oải, thiếu tập trung, chậm chạp, thiếu linh hoạt thể hiện trong cả công việc và các khía cạnh khác của cuộc sống.

Điều này cũng đồng nghĩa với hiệu quả công việc giảm đi và khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn. Ví dụ như khi bạn đang trong cuộc họp nhưng bạn luôn có cảm giác không hiểu sếp đang nói gì. Dù cố gắng tập trung nhưng bạn vẫn cảm thấy chóng mặt, mỗi lần sếp hỏi bạn lại không biết làm thế nào để trả lời.

Hoặc khi về nhà thường làm rơi đồ, qua đường không chú ý, người khác gọi tên mình không nghe thấy. Đây cũng là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy não bộ bạn đang bị quá tải thông tin, bạn đang kiệt quệ về tinh thần.

Bạn trở nên cáu gắt, nóng nảy

Nếu bạn đang trong tình trạng công việc bị quá tải, sắp kiệt sức, sự mệt mỏi này có thể gây ra một số xáo trộn đến cuộc sống cá nhân của bạn. Bạn dễ nóng nảy hoặc cáu kỉnh với đồng nghiệp hơn, thường xuyên mâu thuẫn với bạn bè và gia đình. Do đó hãy luôn nhớ rằng, không có công việc nào đáng để làm tổn hại đến các mối quan hệ và cuộc sống cá nhân của bạn.

Xem thêm: Những thói hư tật xấu nơi công sở và cách loại bỏ

Nguyên nhân của tình trạng quá tải công việc

nguyen nhan dan den qua tai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự quá tải trong công việc. Những nhà quản lý nên chú ý đến những biểu hiện như tỷ lệ vắng mặt nhiều hơn, xung đột tại nơi làm việc và chất lượng công việc giảm sút…

Nên tìm ra những gì có thể làm để cải thiện sự gắn kết của nhân viên. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của nhân viên. Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất:

Kỳ vọng quá cao của cấp trên

Trong thời gian bận rộn tại nơi làm việc, nhân viên có thể cần phải làm việc nhiều hơn. Đôi khi deadline đến nhanh hơn dự kiến và cấp trên yêu cầu nhân viên phải tăng ca để hoàn thành công việc đúng hạn.

Mặc dù tiền OT khá cao, tạo động lực cho nhân viên. Nhưng trong tình huống này, họ vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi, chán nản.

Văn hóa, môi trường công sở 

Văn hóa nơi làm việc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc. Chẳng hạn như nếu mọi người đều đi làm sớm và tan ca muộn, làm quá giờ cơm trưa…dần dần những nhân viên khác cũng cảm thấy họ cần làm điều tương tự.

Đặc biệt đối những nhân viên mới, họ luôn muốn chứng minh năng lực, giá trị của bản thân bằng cách làm nhiều giờ hơn. Tuy nhiên, sức khỏe của nhân sự là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy cần xây dựng quy định giờ giấc làm việc hợp lý, để hạn chế tình trạng công việc quá tải.

Sự ảnh hưởng của công nghệ

Công nghệ cũng là một lý do khiến nhân viên bị quá tải trong công việc. Họ liên tục phải trả lời tin nhắn, email, cuộc gọi từ khách hàng, sếp, đồng nghiệp….. vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Do đó, doanh nghiệp nên thiết lập ranh giới và hiểu rằng nhân viên cần tận hưởng thời gian rảnh rỗi ngoài công việc mà không bị bất kỳ phiền nhiễu nào liên quan đến công ty.

Xem thêm: Bắt nạt nơi công sở và cách giải quyết

Khi ta làm việc quá sức và kéo dài dẫn đến hiện tượng gì?

hien tuong kiet suc

Công việc là thứ tạo ra thu nhập để chúng ta nuôi sống bản thân, để hiểu được giá trị của đồng tiền, để tạo dựng các mối quan hệ. Công việc nhiều đồng nghĩa với việc bạn có thể tăng thêm thu nhập để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người thường có làm nhiều công việc cùng một lúc. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt, nếu không biết phân bổ hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi dẫn đến làm việc quá sức thì hậu quả không hề đơn giản.

Các vấn đề về sức khỏe

Khi bạn ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức, lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các loại thức ăn nhanh hoặc bỏ bữa, không dành thời gian nghỉ ngơi thì sức khỏe của bạn sẽ giảm sút.

Hàng loạt vấn đề về thể chất thường gặp ở những người thường xuyên làm việc không nghỉ ngơi, quá tải với công việc như:

  • Các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa như viêm loét dạ dày do ăn uống không điều độ, thường xuyên ăn mì gói, thức ăn nhanh, ăn quá khuya, ăn không đúng giờ.
  • Bệnh trĩ do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu rau xanh, ngồi nhiều ít vận động.
  • Đau đầu do căng thẳng thần kinh và thiếu ngủ.
  • Huyết áp cao do thường xuyên căng thẳng, stress, sinh hoạt không lành mạnh.
  • Sức đề kháng suy giảm khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Tăng, giảm cân bất thường do ăn uống không khoa học.
  • Da nhợt nhạt, thiếu sức sống.
  • Bệnh tim mạch.
  • Rối loạn giấc ngủ.

Mất kết nối với mọi người xung quanh

Công việc bận rộn khiến bạn dường như không còn thời gian cho những mối quan hệ bên ngoài. Mỗi ngày chỉ xoay quanh công việc, sếp, đồng nghiệp hay khách hàng. Đồng thời với sự thay đổi về tính cách, bạn thường xuyên cáu gắt, khó chịu.

Điều đó khiến những người xung quanh thường ngại ngùng, không muốn tiếp xúc với bạn, cảm thấy bạn mang đến những năng lượng tiêu cực không cần thiết. Không chỉ khoảng cách với bạn bè, ngay cả sự bận rộn, khó chịu của bạn cũng tạo ra khoảng cách với những người thân trong gia đình.

Bạn thường không nhận ra điều này cho đến một ngày, khi bạn cảm thấy vô cùng cô đơn, mệt mỏi, nhấc điện thoại lên và muốn tìm một ai đó để nói chuyện, nhưng chợt phát hiện ra, đã quá lâu rồi mình không liên lạc với bạn.

Khi bạn mệt mỏi vì quá tải công việc và cô đơn, không có người chia sẻ sẽ dần tích tụ những điều tiêu cực và tăng nguy cơ trầm cảm vì công việc cao.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý

Chúng ta vì muốn chứng tỏ năng lực, muốn kiếm nhiều tiền, muốn phát triển, thăng tiến nhanh nên bỏ qua mọi thứ chỉ để tập trung vào công việc. Tuy nhiên, khi tinh thần mệt mỏi, cơ thể không hoạt động theo ý mình, sức cùng lực kiệt khiến chất lượng công việc của bạn cũng giảm sút.

Khi hiệu quả công việc không như mong muốn, các mối quan hệ xung quanh dần xa cách, lòng tự trọng và sự tự tin của nhiều người bị giảm sút. Họ dần không tin vào năng lực của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi, không còn mục tiêu phấn đấu, tinh thần dần trở nên tiêu cực hơn.

Khi chất lượng công việc giảm sút, mức độ căng thẳng của bạn tăng lên, tình trạng mất ngủ, áp lực, buồn chán cũng tăng theo. Do đó dễ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu cũng hình thành từ những nguyên nhân này.

Xem thêm: Cách xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp

Làm thế nào khi bị ép làm quá nhiều việc?

lam viec qua nhieu

Đặt ra ranh giới

Bạn cần phải thiết lập ranh giới giữa cuộc sống cá nhân với nơi làm việc. Thực hiện điều này càng sớm sẽ giúp bạn càng dễ dàng hạn chế tình trạng quá tải trong công việc.

Các ranh giới tương tự nên được tuân theo ngay cả khi bạn nghỉ phép có lương. Trước kỳ nghỉ của bạn, hãy hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của bạn và giao trách nhiệm của bạn cho người có thẩm quyền.

Sau đó, đặt thông báo vắng mặt trên mail, cho mọi người biết rằng bạn sẽ trả lời tin nhắn của họ ngay khi bạn quay lại văn phòng. Điều này giúp bạn có thời gian để nạp năng lượng mà không cần phải suy nghĩ đến công việc.

Hoàn thành một công việc tại một thời điểm

Lập danh sách các công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên và sau đó bắt đầu với những cái quan trọng nhất. Chỉ tập trung vào những gì bạn đang làm và nghĩ về điều tiếp theo sau khi bạn đã hoàn thành nó.

Điều này sẽ giúp bạn luôn thiết kế lịch làm việc khoa học, thoải mái hơn cho dù bạn có bao nhiêu việc trong danh sách việc cần làm.

Trao đổi với người quản lý của bạn

Nếu bạn cảm thấy mình có quá nhiều trách nhiệm hoặc cần nghỉ làm, hãy thảo luận điều này với người quản lý của bạn. Hãy nói chuyện với họ, biết đâu bạn và họ sẽ cùng nhau tìm một kế hoạch để giảm bớt khối lượng công việc của bạn.

Thực hành các kỹ thuật thư giãn

Tìm hiểu và thực hành các kỹ thuật thư giãn giúp giảm căng thẳng và hạn chế tình trạng quá tải trong công việc. Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và tăng cảm giác hạnh phúc.

Hoặc tìm kiếm những sở thích mà bạn quan tâm ngoài công việc, điều này sẽ giúp bạn thứ để mong đợi sau giờ làm. Mỗi ngày hãy thử dành 10 - 15 phút để thiền. Chỉ cần tập trung vào bản thân, và cố gắng giải tỏa tâm trí của bạn.

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, hãy tạm dừng công việc của bạn để đi dạo hoặc thực hiện một số động tác kéo giãn cơ bản. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng chúng thực sự hoạt động rất hiệu quả.

Xem xét liệu có nên thay đổi việc làm không

Đôi khi giải pháp cho tình trạng quá tải công việc là tìm một nơi làm việc mới coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn chủ nhân hiện tại của bạn. Trước khi nhận việc mới, hãy hỏi rõ nhà tuyển dụng về văn hóa công ty và khối lượng công việc bạn sẽ phải làm.

Làm việc chăm chỉ, nỗ lực hết mình dĩ nhiên sẽ mang đến cho bạn cuộc sống vật chất đủ đầy hơn. Thế nhưng để tránh bị quá tải trong công việc, bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc khoa học. Mong rằng những chia sẻ trên của Tanca sẽ mang đến cho bạn nhiều góc nhìn mới mẻ. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và làm việc hiệu quả.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan