Ngày cập nhật 2024-12-22 09:23:47

10 Đặc Điểm Nhân Viên Được Sếp Quý,Đánh Giá Cao, Đồng Nghiệp Tôn Trọng

Nhân viên được sếp quý chắc chắn sẽ mang đến nhiều cơ hội tốt trong công việc. Vì thế hiểu rõ tiềm năng của bản thân và yêu cầu của lãnh đạo sẽ giúp bạn được trọng dụng hơn rất nhiều. Theo dõi bài viết sau của Tanca để biết thêm nhiều bí kíp hay ho về vấn đề này.

Nhân viên có thái độ tốt

đánh giá tốt nhân viên

Thường người ta nói rằng thái độ quan trọng hơn trình độ. Nếu nhân viên của bạn có đủ năng lực và thái độ làm việc nghiêm túc, thì đó chính là nhân viên phù hợp mà bạn cần. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này thường trái ngược với những gì bạn hy vọng. Thường thì nhân viên có năng lực lại có thái độ ngạo mạn, trong khi nhân viên có thái độ nghiêm túc lại thiếu năng lực.

Đây là một trong những vấn đề mà các nhà lãnh đạo thường gặp phải và đau đầu. Tuy nhiên, cuối cùng thái độ vẫn vượt trội hơn năng lực. Năng lực có thể được trau dồi qua thời gian, trong khi thái độ thường khó thay đổi và có thể gây khó chịu cho những nhân viên khác.

Hiện nay, thực tế là hầu hết các công ty có nhân viên có năng lực nhưng thiếu thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và trung thực. Vì vậy, dù khả năng của bạn không tốt nhưng nếu bạn có thái độ làm việc tốt, bạn vẫn có thể được sếp đánh giá cao và được đồng đội quý mến.

Xem thêm:

Nhân viên thông minh

Những nhân viên có trí tuệ cao sẽ có chỉ số IQ cao và khả năng tiếp thu tốt. Họ sẽ hiểu được những mong muốn của sếp và nhận ra điểm quan trọng trong nhiệm vụ được giao.

Khi làm việc với những người thông minh, hiệu suất công việc sẽ cao hơn so với việc làm việc với những người chăm chỉ nhưng không có khả năng phân tích. Thông thường, sếp sẽ không trực tiếp nói ra mà thể hiện ý định và mong muốn một cách gián tiếp.

Nhân viên hiểu được tâm lý của sếp chính là những người thông minh, nhạy bén và có kiến thức sâu rộng. Vì vậy, họ sẽ trở thành cánh tay đắc lực và được sếp yêu mến. Đây cũng là một trong những đặc điểm quan trọng để đánh giá sự quý mến của sếp đối với nhân viên.

Học hỏi và áp dụng những hiểu biết từ các lĩnh vực khác

khuyến kích nhân viên

John Mackey, CEO của Whole Foods, đã đồng ý rằng sự tò mò là một đặc điểm có giá trị. Ông luôn cố gắng học hỏi mọi thứ, ngay cả khi không liên quan trực tiếp đến ngành nghề của mình, từ các tình huống hoặc những người đã trải qua.

Trong khi đó, Bill Roedy đã dẫn dắt MTV International từ con số 0 trở thành một tập đoàn mạnh mẽ khi ông đảm nhiệm cương vị CEO. Ông chia sẻ rằng việc được đào tạo tại West Point (Học viện Quân sự Hoa Kỳ) và phục vụ trong không quân đã giúp ông nắm bắt cách kết nối các nhóm chuyên môn nhỏ để chinh phục các thị trường mới cho MTV.

Lời khuyên của ông là lưu giữ mọi trải nghiệm khách hàng tuyệt vời mà bạn trải qua và xác định những điều gây ấn tượng mạnh nhất. Hãy tự hỏi: "Làm thế nào tôi có thể áp dụng những trải nghiệm đó vào công việc và ngành nghề hiện tại?"

Người luôn sống tích cực

Nhân viên có tính hướng ngoại thường được sếp đánh giá cao. Lý do là vì họ mang đến nguồn năng lượng tích cực, sẵn lòng hợp tác và tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ.Bên cạnh việc làm việc để kiếm sống, họ còn xem công việc như cơ hội để phát triển năng lực cá nhân. Họ luôn cống hiến hết mình vì công việc, và có tinh thần trách nhiệm cao.

Khi gặp khó khăn trong công việc, họ sẽ tìm cách vượt qua, hỏi ý kiến đồng nghiệp và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian đã định. Đặc biệt, họ luôn nỗ lực hết mình để tiến lên phía trước. Đây là loại nhân viên được sếp trọng dụng, vì vậy bạn cần phát huy tối đa khả năng của mình để đạt được mục tiêu đã đề ra. Ngược lại, nhân viên thiếu nhiệt huyết, thụ động, hay trốn tránh trách nhiệm khi gặp vấn đề, dễ dàng bị sa thải. Đây là loại nhân viên mà sếp không ưa thích.

Nhân viên tuân thủ nguyên tắc

Trong quá trình làm việc, nhiều nhân viên thường không tuân thủ nguyên tắc và thậm chí vi phạm chúng. Hành vi này thường gây ra ác cảm từ mọi người, đặc biệt là từ sếp.

Nguyên tắc có thể coi là các quy định và yêu cầu mà mọi người phải tuân thủ. Chúng cũng đại diện cho tư tưởng và định hướng giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Thiếu nguyên tắc trong công việc sẽ làm giảm sự trơn tru và hiệu quả của công việc. Do đó, những người không tuân thủ nguyên tắc dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh và không thể đạt được mục tiêu cá nhân.

Ngược lại, những người tuân thủ nguyên tắc sẽ thể hiện sự kỷ luật, sống nghiêm túc, có trách nhiệm và đặt mục tiêu cao hơn trong công việc. Họ cũng là những người có khả năng đạt thành công và được sếp yêu thích.

Nhân viên ý thức rõ về thời gian

Tính chuyên nghiệp của một người sẽ được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:

1. Kiến thức chuyên môn.

2. Kỹ năng làm việc.

3. Ý thức về thời gian và quản lý thời gian.

Trong số đó, ý thức về thời gian được coi là một phẩm chất nghề nghiệp cơ bản và quan trọng nhất, và nó phản ánh trong tất cả các khía cạnh của công việc. Đây cũng là tiêu chí để đánh giá nhân viên từ lúc họ đến nơi làm việc và cũng để định rõ cách họ làm việc trong tương lai.

Khi quản lý nhân viên, tất cả các công ty đều mong muốn nhân viên tuân thủ giờ làm và tăng ca theo đúng quy định thời gian, đồng thời hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nếu bạn thường xuyên đến làm muộn và không hoàn thành nhiệm vụ theo thời hạn được đề ra, chắc chắn không ai trong lãnh đạo thích kiểu nhân viên như thế. Và việc bạn bị sa thải chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Những nhân viên được sếp yêu quý thường là những người có ý thức về thời gian. Họ luôn chăm chỉ làm việc và hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng công việc.

Nhân viên không ngại nhận việc

Không sợ khó khăn là một trong những đặc điểm mà sếp quý ở nhân viên. Nhiều nhân viên không dám tự thể hiện quan điểm, trao đổi hoặc chia sẻ với lãnh đạo vì lo ngại sẽ làm khó chịu hoặc không làm hài lòng sếp.

Ngoài ra, họ chỉ mong muốn hoàn thành công việc của mình và không muốn tham gia vào công việc khác, từ chối sự giúp đỡ từ người khác xung quanh. Những người này thường đóng mắt làm ngơ khi lãnh đạo đề cập đến những khó khăn.

Lãnh đạo thường phải đối mặt với nhiều công việc trong một ngày. Vì vậy, họ mong muốn nhân viên sẽ có thái độ pro-active, có tinh thần trách nhiệm và không ngại khó khăn. Sếp sẽ quý mến và cảm kích vô cùng nếu nhân viên tự chủ động làm việc và đem lại sự hỗ trợ tối đa. Đây là một trong những loại nhân viên để lại ấn tượng tốt với sếp.

Nhân viên có hiệu suất làm việc cao

khen thưởng

Trong quân đội, có một câu ngạn ngữ nổi tiếng: "Nếu có 10 điểm, thì chiến lược chiếm 3 điểm, thực thi chiếm 7 điểm." Khái niệm "thực thi" đề cập đến khả năng hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực và đạt được mục tiêu với chất lượng và số lượng. Đối với cá nhân, khả năng thực thi là thể hiện của phong cách làm việc. Nếu thiếu khả năng thực thi, không thể cạnh tranh hiệu quả.

Do đó, nhân viên xuất sắc luôn có khả năng thực thi mạnh mẽ. Lãnh đạo rất thích nhân viên có khả năng thực thi ngay lập tức, chỉ cần giao nhiệm vụ là họ sẽ tiến hành thực hiện mà không trì hoãn hoặc lưỡng lự. Trong công việc, khi đối mặt với nhiệm vụ khó khăn, họ sẽ ngay lập tức bắt tay vào công việc mà không tìm cách tránh hay lý do để giải quyết vấn đề. Mỗi khi được sếp giao phó công việc, họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn và chất lượng công việc đạt mức cao.

Vì vậy, trong công việc, quan trọng phải nâng cao khả năng thực thi của bản thân, cho phép mình phát triển nhanh chóng và đạt được kết quả tốt hơn. Điều này giúp bạn nhận được sự công nhận và sự tín nhiệm từ lãnh đạo. Nếu bạn được công nhận bởi cấp trên, thăng tiến trong công việc sẽ trở thành trường hợp sớm hay muộn.

Đưa ra giải pháp thay vì chỉ trình bày vấn đề

Mỗi CEO khi được phỏng vấn đều đối mặt với tình huống này, khi một nhân viên đến gặp họ, trình bày vấn đề và hỏi cách giải quyết.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo không thích cách tiếp cận này. Họ đánh giá cao việc tìm ra giải pháp. Thay vì chỉ trình bày vấn đề, hãy nói "Chúng tôi đang gặp vấn đề này, nhưng tôi đã suy nghĩ và đây là những gì chúng tôi có thể làm để khắc phục."

Khi bạn nhận được nhiệm vụ mới, hãy học hỏi, áp dụng kiến thức từ các ngành nghề khác vào công việc và rèn luyện kỹ năng lắng nghe một cách tinh tế. Điều này giúp bạn có khả năng giải quyết vấn đề một cách tốt hơn.

Nhân viên biết cách chủ động trong công việc

Đó có nghĩa là bạn tự chủ động thực hiện mọi việc mà bạn cho là cần thiết. Bạn tìm kiếm đồng đội mà bạn có thể giúp đỡ, và bạn luôn là người đầu tiên tự nguyện tham gia vào các dự án và muốn được công nhận như một thành viên đáng tin cậy. Bạn hiểu rõ sự chủ động và không cần sếp nhắc nhở, bạn tự nhận lấy trách nhiệm. Những người tự chủ động gần như không có thời gian rảnh trong ngày của họ.

Một người có những đặc điểm này, ngay cả khi chưa có đủ kỹ năng hiện tại, nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ đạt được thành công. Nếu doanh nghiệp có nhân viên như vậy, hãy quan tâm và chăm sóc họ tốt hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn được đồng nghiệp và sếp nể trọng và yêu mến.

Bên cạnh những bí quyết để trở thành nhân viên được sếp quý thì bản thân cũng phải không ngừng nỗ lực trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì mới tạo dựng cho mình nhiều cơ hội bền vững. Hy vọng với những thông tin mà Tanca đã giúp ích phần nào trong quá trình làm việc tại công ty.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan