Nhân sự cấp cao không chỉ đóng vai trò xây dựng thương hiệu và tạo dựng danh tiếng cho doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong việc truyền cảm hứng và định hướng cho nhân viên. Chính vì vậy, việc đưa ra lựa chọn cho vị trí lãnh đạo cần được cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng.
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho các doanh nghiệp để thực hiện quá trình chọn lọc ứng viên cấp cao một cách có hiệu quả nhất.
1. Chú tâm đến trải nghiệm của ứng viên
Do vai trò quan trọng của vị trí ứng tuyển, những ứng viên cấp cao bắt buộc sẽ phải đối mặt với những bài kiểm tra kỹ lưỡng, chuyên sâu hơn trong quy trình sàng lọc. Tuy nhiên, hãy đảm bảo không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm khi ứng tuyển của họ thông qua việc cung cấp một kế hoạch rõ ràng bao gồm những yêu cầu, kỳ vọng và ai là người sẽ phụ trách họ trong suốt quá trình sàng lọc, đánh giá.
Những ứng viên tài năng sẽ được rất nhiều doanh nghiệp tiềm năng săn đón, mời gọi, vì vậy nếu họ không có những trải nghiệm tốt khi ứng tuyển vào doanh nghiệp của bạn, thì đừng hy vọng rằng họ sẽ chọn làm việc ở nơi đây.
Bên cạnh đó, ứng viên thậm chí có thể nhận thức về trải nghiệm tìm việc của mình trước cả khi họ quyết định nộp đơn vào doanh nghiệp của bạn. Theo khảo sát của IBM, 48% ứng viên cho biết họ có tương tác và mối liên hệ với tổ chức tuyển dụng từ sớm. Những tương tác và mối liên hệ này bao gồm: Bạn bè hoặc gia đình làm việc ở đó, nhận thức chung về Thương hiệu Nhà tuyển dụng thông qua mạng xã hội hoặc đã từng là khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Đảm bảo ứng viên có thể giữ vai trò đại diện cho công ty
Khi đưa ra quyết định lựa chọn cho vị trí lãnh đạo hãy chắc chắn rằng ứng viên có thể đóng tròn vai là người phát ngôn thay mặt cho công ty.
Để đảm bảo điều đó hãy kiểm tra lại quá khứ trước đây và xem xét quá trình ứng phó, xử lý các tình huống khi phải đối mặt với bất kỳ phương tiện truyền thông nào của các ứng viên để xác định xem họ có phải là người có khả năng đáp ứng đủ yêu cầu phù hợp cho vị trí đang còn thiếu này hay không.
Xem thêm: 10 Checklist tuyển dụng nhân sự
3. Kiểm tra khả năng quản trị tài chính
Không giống như nhân viên bình thường, nhân sự cấp cao có quyền truy cập vào những dữ liệu quan trọng của công ty trong đó có quỹ tài chính. Vì vậy, bất cứ hành động nào của họ cũng có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
Hãy kiểm tra tài khoản tín dụng của ứng viên để xác định xem họ đã xử lý tài chính cá nhân như thế nào. Điều này sẽ góp phần quan trọng giúp bạn đánh giá cách họ quản lý và hoạch định các khoản tiền của công ty trong tương lai.
4. Mở rộng phạm vi sàng lọc
Sàng lọc hồ sơ ứng viên là một trong những công việc khó khăn nhất trong quy trình tuyển dụng. Đặc biệt là đối với các vị trí của nhân viên cấp cao.
Phần lớn các nhân sự cao cấp đều có khoảng thời gian sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. Để đảm bảo sự an tâm tuyệt đối, trước khi đưa ra lựa chọn hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp bạn đã tiến hành sàng lọc dữ liệu, kiểm tra tất cả những thông tiên liên quan đến ứng viên mà được lưu trữ trên toàn cầu trong một khoảng thời gian phù hợp.
Bên cạnh đó, hồ sơ xin việc chắc chắn sẽ không thể hiện hết 100% những thông tin quan trọng về ứng viên. Vì vậy, nếu có thắc mắc về ứng viên, nhà tuyển dụng có thể liên hệ qua điện thoại để trao đổi trực tiếp, yêu cầu ứng viên cung cấp thêm thông tin để có cơ sở đánh giá chính xác, khách quan và toàn diện hơn.
Xem thêm: Hệ thống tuyển dụng chuyên nghiệp Tanca
5. Bắt tay với bên thứ ba
Việc hợp tác với bên thứ ba là những công ty chuyên về sàng lọc ứng viên và giàu kinh nghiệm trong môi trường pháp lý là cần thiết. Các đối tác này sẽ giúp kiểm tra thông tin ứng viên một cách hợp pháp và an toàn để doanh nghiệp có thể liên tục thuê nhân tài phù hợp cho với tiêu chí của họ. Nên chọn lựa những đơn vị quen thuộc, cập nhật liên tục về các nguồn luật và quy định pháp luật điều chỉnh quy trình sàng lọc lý lịch.
Việc sàng lọc ứng viên sẽ giúp bạn biết rằng ứng viên có phù hợp với vị trí lãnh đạo hay không bởi thành công hay thất bại của bất kỳ công ty nào phụ thuộc rất lớn vào người lãnh đạo.
Để có sự chọn lựa chính xác và phù hợp thì 5 bước trên là công cụ vô cùng hữu hiệu trong quy trình tuyển dụng, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tuyển dụng trong giai đoạn kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay.
>>> Xem thêm:
Recruiter và Headhunter khác nhau như thế nào?
Ưu nhược điểm của những kênh tuyển dụng: Mạng xã hội, Website, Headhunter