Ngày cập nhật 2024-04-27 11:47:56

Phỏng vấn qua điện thoại hiệu quả và cách chuẩn bị

Khám phá những bí quyết giúp ứng viên và cả nhà tuyển dụng thực hiện buổi phỏng vấn qua điện thoại thành công. Từ việc chuẩn bị trước khi phỏng vấn, cách đặt câu hỏi để khai thác tối đa tiềm năng ứng viên qua hình thức phỏng vấn này, cho tới kinh nghiệm giúp ứng viên ghi điểm với các nhà tuyển dụng….Đừng để bỏ lỡ cơ hội chỉ vì thiếu sự chuẩn bị. Cùng Tanca theo dõi chi tiết qua bài viết sau.

Phỏng vấn qua điện thoại là gì?

Phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn qua điện thoại là quá trình đánh giá trình độ chuyên môn và khả năng của ứng viên qua điện thoại. Ứng viên đi xin việc có thể được yêu cầu tham gia hình thức phỏng vấn này thay vì đến trực tiếp văn phòng.

Các cuộc phỏng vấn qua điện thoại thường diễn ra trong giai đoạn sơ bộ của quy trình tuyển dụng trước khi ứng viên được mời phỏng vấn tại chỗ. Nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, tính cách và khả năng làm việc trong môi trường nhóm.

Các cuộc phỏng vấn qua điện thoại có thể được thực hiện thông qua gọi điện trực tiếp, gọi video hoặc ứng dụng gọi điện trực tiếp. Nhờ đó giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong quá trình tuyển dụng. Đồng thời thời gian cũng mang đến cho ứng viên sự thuận tiện và linh hoạt khi trả lời các câu hỏi.

Xem thêm: Phỏng vấn nhóm là gì?

Ưu nhược điểm của phỏng vấn qua điện thoại

phỏng vấn

Bất ký thức phỏng vấn nào cũng tồn tại nhiều ưu điểm và hạn chế. Cùng khám phá những lợi ích nổi bật của việc phỏng vấn qua điện thoại mang lại cũng như các nhược điểm của nó:

Ưu điểm

Tiết kiệm thời gian: Thay vì mất nhiều thời gian để tổ chức một cuộc họp mặt trực tiếp, nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng liên hệ với ứng viên mà không cần phải điều chỉnh lịch trình của họ.

Sàng lọc ứng viên: Phỏng vấn qua điện thoại cho phép nhà tuyển dụng nhanh chóng loại bỏ những ứng viên không phù hợp trước khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nguồn lực.

Thuận tiện cho ứng viên: Đối với những ứng viên ở xa, phỏng vấn qua điện thoại là một lựa chọn thuận tiện, giúp họ không phải di chuyển xa hoặc mất thời gian cho việc đi lại.

Phỏng vấn nhiều ứng viên cùng một lúc: Nhà tuyển dụng có thể lên lịch phỏng vấn qua điện thoại với nhiều ứng viên trong cùng một ngày, giúp quá trình tuyển dụng diễn ra nhanh chóng.

Đánh giá kỹ năng giao tiếp: Cách thức phỏng vấn này cũng giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được kỹ năng giao tiếp qua điện thoại của ứng viên. Đặc biệt là một số ngành nghề yêu cầu liên lạc thường xuyên qua điện thoại.

Nhược điểm

Không thể nhìn thấy ngôn ngữ cơ thể: Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại, nhà tuyển dụng không thể nhìn thấy biểu hiện khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của ứng viên. Những yếu tố này có thể cung cấp thông tin quan trọng về ứng viên.

Kỹ năng giao tiếp hạn chế: Một số người có thể không thoải mái khi giao tiếp qua điện thoại và do đó không thể thể hiện hết năng lực của mình.

Kết nối không ổn định: Có thể có vấn đề về kết nối, chất lượng cuộc gọi không tốt, hay tiếng ồn xung quanh có thể gây khó khăn trong việc nghe rõ và hiểu rõ những gì được nói.

Có thể gây hiểu nhầm: Do không nhìn thấy nhau, có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc thông không được truyền đạt đầy đủ trong quá trình giao tiếp.

Xem thêm: Whiteboard Interview là gì? Tip vượt qua

Kinh nghiệm phỏng vấn hiệu quả qua điện thoại

kinh nghiệm phỏng vấn

Dưới đây là một số bí quyết giúp người đi tìm việc “ghi điểm” trong buổi phỏng vấn qua điện thoại để lọt vào các vòng sau:

Chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng

Giữ một bản sao CV, portfolio hay bản mô tả công việc bên cạnh điện thoại của bạn. Tốt nhất nên chuẩn bị sẵn các thông tin về công ty, người phỏng vấn bạn là ai, những câu hỏi bạn muốn hỏi…..Tất nhiên nên chuẩn bị cả giấy, bút để ghi chép lại. Sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp bạn bình tĩnh, tự tin khi gặp  nhà tuyển dụng gọi đến bất ngờ.

Luyện tập trả lời trước

Xem xét kỹ mô tả công việc và bạn liệu có đáp ứng được những yêu cầu này không? Điểm yếu của bạn là gì? Tập trung vào những câu hỏi mà người phỏng vấn có thể hỏi và cách trả lời chúng một cách khôn khéo.

Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc những người trong cùng lĩnh vực để biết kinh nghiệm và thông tin hữu ích của họ.

Chú ý đến cách sử dụng từ ngữ

Khi thực hiện phỏng vấn qua điện thoại, cố gắng nói chậm, mạch lạc và lưu loát. Hãy nhớ rằng chất lượng của cuộc trò chuyện, cũng như cách trả lời các câu hỏi của bạn, là một yếu tố khiến nhà tuyển dụng quyết định tiếp tục làm việc với bạn. Tránh ngâm nga, sử dụng tiếng lóng hay những từ ngữ không thích hợp.

Suy nghĩ kỹ trước khi nói

Mặc dù cuộc phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại và yêu cầu trả lời nhanh, nhưng hãy suy nghĩ thật kỹ và trả lời thấu đáo. Đừng ngắt lời hoặc trả lời cho đến khi người phỏng vấn nói xong.

Nếu người phỏng vấn gọi vào thời điểm không phù hợp. Chẳng hạn như khi bạn đang làm việc hoặc ở nơi ồn ào, hãy lịch sự hẹn một cuộc gọi khác càng sớm càng tốt.

Đề nghị một cuộc phỏng vấn trực tiếp

Nếu bạn cảm thấy cuộc phỏng vấn đang diễn ra tốt đẹp, bạn có thể tự tin và thành thật đề nghị gặp mặt trực tiếp và nói: "Chúng ta có thể gặp mặt trực tiếp và tiếp tục trao đổi về vị trí công việc này không? Tôi rất muốn có cơ hội được gặp bạn"....

Ngoài ra đừng quên hỏi những bước bạn cần thực hiện tiếp theo. Ví dụ như khi nào họ sẽ gọi hoặc gửi email lại cho bạn? Họ có thông báo cho bạn nếu trượt phỏng vấn hay không? Biết được những điều này, bạn sẽ đỡ cảm giác lo lắng, hồi hộp chờ đợi.

Xem thêm: Các xu hướng phỏng vấn mới và những lưu ý khi áp dụng

Các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại phổ biến

các câu hỏi phỏng vấn phổ biến

Thông thường khi phỏng vấn qua điện thoại, các ứng viên sẽ được hỏi những câu khá chung chung, mang tính bao quát về bản thân và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên không vì thế mà qua loa, sơ sài. Tham khảo ngay bộ câu hỏi sàng lọc ứng việc qua điện thoại phổ biến sau đây, giúp bạn ghi điểm với các nhà tuyển dụng:

1. Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân?

Đây là một câu hỏi mở bắt đầu cuộc phỏng vấn trước khi đi vào các câu hỏi chuyên sâu khác. Mặc dù thông tin ứng viên đã được cập nhật chi tiết trong CV nhưng nhà tuyển dụng muốn biết thái độ, sự linh hoạt và tự tin của ứng viên khi trả lời.

2. Hãy chia sẻ điểm mạnh và điểm yếu của bạn?

Đây là cơ hội để ứng viên thể hiện mình khác biệt so với các ứng viên khác. Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên về sự chân thành khi họ chia sẻ điểm yếu và sự năng nổ khi thể hiện mong muốn hoàn thiện bản thân với vai trò mới này.

3. Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này?

Tìm hiểu lý do tại sao bạn ứng tuyển giúp nhà tuyển dụng hiểu và đánh giá mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên và những gì họ mong muốn ở doanh nghiệp.

4. Tại sao bạn rời khỏi công ty cũ của mình?

Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào tính cách của ứng viên. Nếu phản ứng của ứng viên là tiêu cực, chẳng hạn như nói về những khó khăn của công việc cũ hoặc phàn nàn về sếp cũ, đồng nghiệp cũ, v.v., đó chắc chắn không phải là một lựa chọn tốt.

5. Hãy chia sẻ về kinh nghiệm làm việc của bạn?

Nhà tuyển dụng có thể đối chiếu với yêu cầu công việc để có cơ sở đánh giá và lựa chọn ứng viên có phù hợp. Trong câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn ứng viên chia sẻ kết quả hoặc thành tích của họ để xác định mức độ tin cậy của câu trả lời.

6. Kỹ năng nào giúp bạn tự tin trong công việc?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem các ứng viên có đang chia sẻ những kỹ năng đúng với thông tin trong CV của họ hay không. Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ xem xét liệu những kỹ năng này có thích hợp với công việc mà doanh nghiệp đang tìm kiếm hay không.

7. Bạn mong đợi môi trường làm việc như thế nào?

Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng hiểu được phong cách làm việc của ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty của họ hay không.

8. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Câu hỏi này có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu được ứng viên có thực sự quan tâm đến vị trí tuyển dụng và mong muốn được đồng hành cùng công ty hay không. Ngoài ra, nó cũng giúp đánh giá mức độ quan tâm và sự nhiệt tình của ứng viên đối với công việc.

9. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Sau khi đặt câu hỏi để giúp nhà tuyển dụng hiểu được năng lực và phẩm chất của ứng viên, hãy thảo luận để xem liệu mức lương mong muốn của ứng viên có phù hợp với ngân sách của công ty hay không.

10. Bạn có câu hỏi nào không?

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá liệu ứng viên có thực sự nghiêm túc đối với vị trí mà công ty đang tìm kiếm. Những ứng viên thực sự mong muốn biết thêm về công ty sẽ đưa ra những câu hỏi thông minh.

Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị gì trước phỏng vấn?

Không chỉ ứng viên mà những nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn qua điện thoại diễn ra suôn sẻ, thể hiện sự chuyên nghiệp:

Nắm rõ mô tả công việc của vị trí bạn đang tìm kiếm

Trước khi tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí công ty đang tìm kiếm, nhà tuyển dụng cần hiểu thật rõ về bản mô tả công việc, ứng viên sẽ làm công việc gì trong tương lai và doanh nghiệp đang tuyển dụng ở đâu…để thảo luận với ứng viên hiệu quả trong buổi phỏng vấn.

Tìm hiểu về ứng viên

Bạn cần tìm hiểu chi tiết CV hay portfolio để đối chiếu các thông tin và đưa ra câu hỏi khai thác tối đa tiềm năng của ứng viên. Hãy dành thời gian để lấy thông tin về ứng viên như kỹ năng, kinh nghiệm… và yêu cầu ứng viên giải thích rõ hơn trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Bố cục buổi phỏng vấn rõ ràng

Thông thường, trước tiên nhà tuyển dụng sẽ đề nghị ứng viên giới thiệu điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, kinh nghiệm, v.v., sau đó là lý do ứng tuyển và sự hiểu biết về vị trí công việc và công ty.

Sau đó, tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp, động lực, tính cách, phẩm chất và kỹ năng mềm của ứng viên. Cuối cùng, dành ra khoảng 3 - 5p để ứng viên đặt câu hỏi.

Chọn câu hỏi phỏng vấn phù hợp

Khi đã xây dựng được bố cục phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên lựa chọn những câu hỏi phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Đặt câu hỏi một cách khôn ngoan sẽ giúp bạn có cơ sở để so sánh năng lực của các ứng viên một cách khách quan nhất.

Các câu hỏi về chuyên môn công việc nên được ưu tiên để nhanh chóng xác định mức độ phù hợp của ứng viên với công việc. Đồng thời, chuẩn bị một số câu hỏi phụ để giúp bạn đánh giá được các kỹ năng mềm và tính cách của ứng viên.

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

Bạn có thể chuẩn bị giấy bút cần thiết để ghi lại thông tin của ứng viên.

Đừng quên kiểm tra xem pin điện thoại của bạn đã được sạc đầy chưa và đường truyền có ổn không để tránh bị gián đoạn. Nhà tuyển dụng có thể thực hiện các cuộc gọi thử để đảm bảo điện thoại hoạt động tốt.

Chú ý đến thời gian phỏng vấn

Để đảm bảo sự tập trung của ứng viên và tiết kiệm thời gian, bạn chỉ nên thực hiện phỏng vấn trong vòng khoảng 20-30 phút. Đây là thời điểm hoàn hảo để nhà tuyển dụng đánh giá ban đầu về năng lực và sàng lọc ứng viên hiệu quả.

Đồng thời, đối với những ứng viên tiềm năng, bạn có thể đặt câu hỏi chi tiết trong buổi phỏng vấn trực tiếp sắp tới.

Qua những chia sẻ trên của Tanca, hy vọng bạn đã nắm rõ hơn về cách tiếp cận và thực hiện hiệu quả cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Hãy nhớ rằng, thành công không chỉ đến từ kiến thức, mà còn từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Chúc bạn thành công trên hành trình sắp tới của mình!

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm