Ngày cập nhật 2024-12-22 22:34:47

KPI trong marketing là gì? Các loại KPI đặc trưng bạn nên biết

KPI trong marketing nói riêng và thuật ngữ KPI nói chung đã không còn quá xa lạ với mọi nhân viên hiện nay vì sự phổ biến và thông dụng của nó ở các doanh nghiệp và công ty hiện nay. Có rất nhiều công cụ đo lường ra đời, thể hiện chính xác nhất mức độ công việc hiệu quả của từng nhân viên đến các nhà quản lý. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ xuất hiện vào vài năm hiện nay, nên một số nhà quản lý mới hay nhân viên mới không hiểu rõ chính xác được KPI trong marketing là gì và làm thế nào để sử dụng nó một cách hiệu quả. Hãy cùng Tanca tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

kpi trong marketing

1. Chỉ số KPI là gì?

KPI là viết tắt của từ ‘’Key Performance Indicator’’- chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Đây là một thuật ngữ hay có thể nói là một công cụ được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá chỉ số công việc hiệu quả thể hiện qua số liệu, tỷ lệ khi muốn theo dõi một doanh nghiệp hay cá nhân có đang thực hiện tốt dự án mà họ đang làm hay không.

kpi la gi

Chỉ số KPI là gì?

2. Các loại KPI đặc trưng bạn nên biết

Ở mỗi bộ phận, chức vụ trong doanh nghiệp sẽ có hệ thống KPI khác nhau. Hay cụ thể hơn nữa là mỗi cá nhân đều có những KPI khác nhau như: SEO KPIs, Social KPIs, Account KPIS,... Để giúp các nhà quản lý dễ dàng quản lý, đo lường các chỉ số KPI chính xác và hiệu quả nhất, KPI được chia ra làm 2 loại, cụ thể như sau:

>>> Đọc thêm: KPI là gì? Phần mềm quản lý KPI tốt nhất hiện nay

2.1. KPI chiến lược

KPI chiến lược sẽ mang mục tiêu, đánh mạnh vào các khía cạnh như tiền, lợi nhuận, market share,... những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.

kpi chiến lược

KPI chiến lược

2.2. KPI chiến thuật

Còn với KPI chiến thuật lại khác, các nhà quản lý sử dụng để đo lường cụ thể, rõ ràng và chi tiết các chỉ số trong những hoạt động, chiến dịch nhỏ. Việc sử dụng loại KPI chiến thuật này sẽ giúp doanh nghiệp từng bước đạt được những mục tiêu cao hơn, lớn hơn.

KPI chiến lược sẽ dành cho bạn ở tầng cấp quản lý (Directors, Managers). Và các Directors/Managers là những người tạo lập các KPI chiến thuật, phân chia cho từng bộ phận, cá nhân bên dưới đảm nhiệm.

3. Các chỉ số KPI trong marketing

Có thể nói, các chỉ số KPI trong marketing là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với những doanh nghiệp tập trung mạnh vào lĩnh vực truyền thông - marketing, social, SEO,... Bởi lẽ, nếu như không có các chỉ số KPI Marketing thì các nhà quản lý không thể đo lường và nắm bắt doanh nghiệp mình có đang phát triển hay không. Để đảm bảo được tính thống nhất, hiệu quả thì cũng cần sự góp ý từ những bộ phận, cá nhân liên quan.

Tỷ lệ khách hàng phản hồi hay tỷ lệ khách hàng quay lại sau lần đầu mua hàng. Tỷ lệ này có thể cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Sản phẩm phù hợp,
  • Quảng cáo tốt hay chưa,
  • Khách hàng có thuộc đối tượng mục tiêu,

>>> Đọc thêm: Trải nghiệm khách hàng (CX) là gì? Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

Các chỉ số KPI trong marketing

Các chỉ số KPI trong marketing

3.1. KPI Marketing tổng thể

KPI marketing là một biện pháp cụ thể được dựa trên số liệu để đo lường tiến độ làm việc so với mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, trong marketing không phải chiến lược nào cũng giống nhau, vì vậy để không tốn chi phí và sức lực cho những chiến lược không hiệu quả ta cần xác định chính xác KPI cho mỗi loại hình và công cụ marketing nhằm đem lại tính hiệu quả cho công việc.

Tăng trưởng kinh doanh

Cách tốt nhất để đánh giá thành công của Marketing là sự tăng trưởng doanh thu bán hàng. Khi Marketing dựa trên độ tăng trưởng kinh doanh nghĩa là bạn bắt đầu điều chỉnh loại bỏ marketing hướng bán hàng.

Chỉ số này có thể chỉ định tốt cho các chiến lược và còn nhận diện những xu hướng phát triển trong tương lai.

Leads

Càng nhiều leads thì cơ hội kinh doanh càng lớn và đồng thời cơ hội tăng trưởng càng cao

  • Giá trị tuổi đời của khách hàng: Khách hàng đem lại giá trị gì cho việc kinh doanh trong suốt tuổi đời của mối quan hệ. chỉ số KPI này dùng để đo ROI của doanh nghiệp nhằm lượng hóa các mục tiêu kinh doanh tương lai.
  • Chi phi thu được từ khách hàng: COCA là chi phí mà một khách hàng tiềm năng mua sản phẩm – dịch vụ. Bạn có thể đặt mục tiêu số lượng khách hàng mới cần đạt được trong 1 năm và phân bổ kinh phí marketing tương ứng.

3.2. KPI trong SEO Content

Thông thường một dự án SEO có nhiều yếu tố bao gồm cá nhân, bộ phận tham gia. Vì vậy mà người quản lý dự án sẽ đưa ra các chỉ số tương ứng với từng giai đoạn cho cá nhân nhằm đo lường và đánh giá hiệu quả công việc.

Rank từ khóa

Các KPI ở mục này bao gồm:

  • Số lượng từ khóa,
  • Top từ khóa: top 3, top 10
  • Mốc thời gian để lên top từ khóa
  • Số lượng từ khóa Tăng – Giảm

Tỷ lệ website leads

Trong những khách hàng truy cập vào website thì liệu có bao nhiêu người chuyển đổi và trở thành leads. Chỉ số KPI này giúp đo 2 chỉ số:

  • Chất lượng của traffic website
  • Lưu lượng truy cập (traffic website)

Chỉ số này sẽ đánh giá và phân luồng được lưu lượng truy cập website đến từ đâu. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Trong chỉ số này, KPI thường là:

  • Thời gian truy cập thật,
  • Truy cập theo ngày/tháng,
  • Tỷ lệ trung bình trên website,
  • Tỷ lệ quay lại của người vào website

Tỷ lệ chuyển đổi

Đây được xem là một KPI quan trọng trong SEO. Cách tính chỉ số:

CR = Tổng số mục tiêu đạt được/ tổng số truy cập vào website

Như vậy, muốn tăng KPI này cần tối ưu lại bố cục, nội dung website, điều chỉnh cách chương trình tiếp thị đặc biệt để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Lợi nhuận ròng trên đầu tư (ROI)

Được xem là chỉ số KPI Marketing quan trọng nhất. Bởi lợi nhuận thu về không tương xứng với mức đầu tư ban đầu thì được xem như dự án không thành công.

ROI = Lợi nhuận thu được/tổng chi phí dự án SEO

Nội dung

Là KPI bao gồm các chỉ số như: bài viết/Ngày, tương tác/Bài, số từ khóa trên bài, tỷ lệ chuyển đổi/bài.

Tương tác

Yếu tố đánh giá mức độ xác thực và phổ cập của website. Các KPI tương tác gồm:

  • Số lượt yêu thích,
  • Số lượt chia sẻ,
  • Tỷ lệ khách hàng quay lại website

Mức độ liên kết

Các yếu tố đánh giá hiệu quả liên kết của một website bao gồm:

  • Số Backlink đi diễn đàn/Ngày
  • Số backlink index mỗi ngày/Web

3.3. KPI trong Social Media Marketing

Trong thế giới Social Media Marketing có hàng trăm số liệu bạn cần theo dõi mỗi ngày nếu có đủ thời gian và ngữ cảnh để hiểu hết chúng. Nhưng rõ ràng đây là nhiệm vụ bất khả thi và thay vì bị vùi ngập trong đống dữ liệu đó ta chỉ cần chọn ra một vài KPI chính để theo dõi liên tục. Dưới đây, Tanca đã tổng hợp giúp bạn 5 chỉ số KPI trong Social Media Marketing quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong doanh nghiệp.

Engagement – Engagement (tương tác)

Là một trong những KPI quan trọng nhất cần theo dõi trong social. Có conversion nào xảy ra khi thương hiệu phát ra thông điệp? Các fan có thích và bình luận trên trang Facebook Page? Người dùng có retweet các mẩu tweet, pin các hình ảnh? Có nhiều cách khác nhau để theo dõi tương tác tùy vào nền tảng mạng xã hội bạn tham gia nhưng quan trọng vẫn là đảm bảo người dùng thấy được thông điệp và tương tác với thương hiệu.

Reach (Độ tiếp cận)

Reach hay còn gọi là độ tiếp cận là chỉ số quan trọng giúp theo dõi social của bạn có được các user quan tâm hay không. Có bao nhiêu đối tượng xem thấy nội dung của bạn trên những nền tảng mạng xã hội bạn tham gia? Họ tăng hay giảm về kích thước và với tốc độ thế nào? Đây là những câu hỏi quan trọng cần xem xét khi theo dõi tổng số người bạn tiếp cận đến được trên social. Hãy nghĩ họ như là đối tượng tiềm năng có khả năng sẽ thấy nội dung của bạn.

Referral Traffic

Referral Traffic là chỉ số giúp bạn theo dõi lượng traffic và lượng khách truy cập trở lại cho website. Bạn có thể xem chỉ số này trên Google Analytics theo cách sau: Traffic Source > Souces > Referrals.

Trong đây bạn thấy các nguồn referral, thời gian tương ứng ở lại trên website và tỉ lệ bounce rate cho từng nguồn. Nếu có nguồn nào tạo ra nhiều khách truy cập nhưng họ không ở lâu trên website và làm tăng bounce rate thì đây có thể không là nguồn thích hợp cho nội dung cụ thể đó của bạn.

Share of voice – Share of voice (SOV)

Khi bạn phát triển một kênh social thì việc tìm hiểu đối thủ là điều cần thiết. SOV là phép đo mức độ nhiều hay ít những đề cập đến bạn khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn đang được đề cập đến nhiều hơn bình thường, SOV sẽ thông báo cho bạn biết. Một cách tăng cường SOV là tham gia vào tất cả các cuộc hội thoại có liên quan đến thương hiệu của bạn bất kể nơi chúng xảy ra, nhưng quan trọng hơn hết là đảm bảo ở đâu có khách hàng quan trọng của bạn – key customer – thì ở đó có bạn.

Influence – Influence (Tầm ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng)

Đây là thước đo được sử dụng tập trung vào các nhân vật có tầm ảnh hưởng trên một trang social nào đó khi nói về thương hiệu của bạn. Nó giúp bạn gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người khác, kích thích họ thực hiện một hành động nào đó đối với sản phẩm hay thương hiệu của bạn. Influence cũng là một cách cho phép bạn xem nhanh tình hình thương hiệu của bạn trên social media như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh.

4. Kết luận

Nếu như bạn vẫn còn đang thắc mắc rằng vì sao KPI trong marketing của bạn không thể tăng trưởng và phát triển, thì Tanca mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm KPI trong marketing là gì, tầm quan trọng cũng như công dụng của nó mang lại. Chúc bạn sẽ áp được các chỉ số KPI một cách hiệu quả và thành công nhất!

>>> Đọc thêm: 

KPI là gì? Phần mềm quản lý KPI tốt nhất hiện nay 

Chiến lược 4P trong marketing là gì? 

Mô hình SMART là gì? Lợi ích, cách ứng dụng và ví dụ thực tiễn

Hà Thị Hương Thảo
Bài viết mới
Bài viết liên quan