Ngày cập nhật 2024-12-27 02:05:36

Ghosting là gì trong công việc? Cách nhận biết và giải quyết

Ghosting là gì? Thuật ngữ này khá phổ biến trong một mối quan hệ tình cảm của các bạn GenZ. Tuy nhiên bạn cũng dễ dàng bắt gặp nó trong môi trường công sở. Đây là hành động đột ngột ngừng giao tiếp, phớt lờ, không phản hồi tin nhắn, cuộc gọi hoặc email của một người mà không có lý do rõ ràng. Bài viết này của Tanca sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu và cách để đối phó khi bị nhà tuyển dụng ghosting.

Ghosting là gì? Nguồn gốc của Ghosting

Ghosting la gi

"Ghosting" là thuật ngữ được các bạn Gen Z sử dụng trong các mối quan hệ hẹn hò. Từ này dùng để mô tả việc một người (ghoster) đột ngột ngừng giao tiếp hoặc trả lời tin nhắn, cuộc gọi của bạn (ghosted), cắt đứt mọi liên lạc mà không một lời giải thích.

Ngoài ra, tình trạng Ghosting cũng có thể xuất hiện trong công việc. Cụ thể là khi một nhân viên hoặc nhà tuyển dụng ngừng giao tiếp, trao đổi, liên lạc mà không có sự giải thích rõ ràng.

Mặt khác,  Ghosting cũng có thể là trường hợp ứng viên “bơ đẹp” nhà tuyển dụng. Họ không đến phỏng vấn đúng giờ, không trả lời lời mời làm việc hoặc thậm chí không xuất hiện vào ngày đầu tiên đi làm. Tất cả xảy ra mà không có thông báo hoặc lời giải thích nào. 

Về nguồn gốc của từ "Ghosting", nó xuất phát từ tiếng Anh, trong đó "Ghost" nghĩa là "ma" và "Ghosting" được hiểu là hành vi biến mất như một bóng ma. Từ này được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ thông tục vào những năm 2010, khi mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò online trở nên phổ biến.

Ngày nay, "Ghosting" bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn để mô tả tình huống khi một người biến mất khỏi mối quan hệ mà không để lại dấu hiệu hoặc lời giải thích nào.

Xem thêm: Cách từ chối thăng chức khôn ngoan

Dấu hiệu bị ghost là gì?

nhan vien met moi

Việc bị "ghost" có thể tạo ra sự mơ hồ và hoang mang, nhưng có một số dấu hiệu phổ biến mà bạn có thể dễ dàng nhận biết:

Đột ngột cắt đứt mọi liên lạc: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất. Nếu một người ta đột nhiên không trả lời tin nhắn, cuộc gọi hoặc email của bạn mà không có lý do rõ ràng, có thể họ đang "ghost" bạn.

Tránh gặp mặt trực tiếp: Nếu người đó thường xuyên hủy bỏ các kế hoạch gặp mặt vào phút chót. Hoặc tránh sắp xếp những cuộc hẹn, đây cũng có thể là dấu hiệu của việc bạn đang bị "ghost".

Thay đổi cách giao tiếp: Nếu họ bắt đầu trả lời tin nhắn của bạn một cách ngắn gọn hơn, không còn chia sẻ chi tiết cá nhân hoặc cảm xúc. Thậm chí họ trở nên lạnh lùng và xa cách hơn cũng là một dấu hiệu phổ biến của hiện tượng Ghosting.

Biến mất trên mạng xã hội: Họ có thể bỏ theo dõi bạn trên mạng xã hội, không like hoặc bình luận trên các bài viết của bạn nữa, hoặc thậm chí block bạn.

Không giải thích hoặc lý giải mơ hồ: Nếu họ từ chối trả lời các câu hỏi về hành vi của mình hoặc chỉ đưa ra những lời giải thích mơ hồ và không thỏa đáng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là đừng vội kết luận mà hãy cố gắng giao tiếp một cách rõ ràng và thẳng thắn để hiểu rõ hơn về tình hình.

Xem thêm: Những lý do xin nghỉ việc hợp lý

Lý do bạn bị ghost trong công việc?

bi ghost trong cong viec

Nhiều ứng viên thắc mắc vì sao nhà tuyển dụng đột ngột ngắt liên lạc với bạn. Dưới đây sẽ là 3 lý do phổ biến bạn có thể tham khảo:

Doanh nghiệp không còn nhu cầu tuyển dụng

Một tổ chức thường phỏng vấn đồng thời nhiều ứng viên để tìm ra người phù hợp nhất cho vị trí cần tuyển dụng. Đây có thể là lý do tại sao các nhà tuyển dụng chọn "ghosting" các ứng viên khác sau khi tìm thấy nhân viên họ cần.

Hiệu suất phỏng vấn của bạn kém

Đôi khi sự thể hiện của bạn trong một cuộc phỏng vấn không tốt như bạn nghĩ. Có thể bạn cực kỳ tự tin và trả lời trôi chảy mọi câu hỏi phỏng vấn. Nhưng theo một cách nào đó, bạn vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra.

Sự thiếu chuyên nghiệp của doanh nghiệp

Xu hướng ghosting trong tình yêu một phần là do sự phát triển của công nghệ. Để tránh những cảm xúc tiêu cực của bên kia, hay vào giai đoạn chán yêu họ sẽ dựa vào Internet để gián tiếp cắt đứt mối quan hệ.

Nhiều người có xu hướng sợ phải đối mặt với những cuộc tranh luận hoặc cảm xúc tiêu cực, đó là lý do tại sao ghosting rất phổ biến. Nhưng nỗi sợ đối đầu này không nên tồn tại trong các tổ chức và doanh nghiệp định hướng phát triển môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Dù như thế nào đi chăng nữa thì việc ghosing với người khác là hành động thiếu chuyên nghiệp và không lành mạnh cho văn hóa công ty.

Xem thêm: Cách viết thư từ chối nhận việc kéo léo

Hậu quả của việc ghosting ứng viên

hau qua khi bi ghost

Bị nhà tuyển dụng ghost không khác nhiều lắm so với việc bạn bị người yêu “bơ” khi hẹn hò. Đặc biệt nếu lần đầu bị ghost, bạn dễ có cảm giác bất án, sốc và thường xuyên rơi vào trạng thái phủ nhận thực tại.

Bạn lo lắng không biết liệu bên kia gặp sự cố gì, thông tin liên lạc của bạn bị sai sót mà họ không thể gọi điện, nhắn tin với bạn. Hoặc bạn sẽ tự an ủi mình rằng họ quá bận và sẽ liên lạc lại với bạn sau.

Để rồi khi bạn nhận ra sự thật này, bạn tức giận và luôn khó chịu vì không hiểu tại sao mình lại bị đối xử như vậy. Kết quả là, chắc chắn chúng ta sẽ không ngừng nghi ngờ giá trị bản thân. Ngoài ra, trong môi trường làm việc, "ghosting" có thể gây rối loạn, tạo ra sự hiểu lầm và làm mất niềm tin trong đội ngũ. Nó cũng làm giảm hiệu suất làm việc và tạo ra một môi trường không chuyên nghiệp.

Nếu việc bạn bị ghost khi đi xin việc khiến bạn có ấn tượng không tốt về một đối tượng, tập thể nào đó thì việc ghost lại nhà tuyển dụng cũng không phải chuyện tốt đẹp gì. Bạn sẽ để lại một vết nhơ, ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp tương lai của bạn.

Trái đất tròn, gặp lại người cũ là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, khi bạn quyết định theo đuổi sự nghiệp lâu dài, rất có thể bạn sẽ gặp phải những nhà tuyển dụng này trong tương lai, kể cả những vị trí khác. Chẳng ai muốn mang tiếng xấu vì hành xử thiếu chuyên nghiệp đúng không nào.

Xem thêm: 8 lý do ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc

Phải làm gì nếu bạn là mục tiêu bị “ghost” của nhà tuyển dụng?

Nếu bạn là người đang tìm việc và không may trở thành đối tượng bị ghost, bạn có thể tham khảo những điều dưới đây trước khi chuyển mục tiêu sang một vị trí công việc khác.

Liên hệ nhà tuyển dụng

Nếu bạn không nhận được phản hồi trong khoảng thời gian do nhà tuyển dụng chỉ định, hãy liên hệ ngay với họ để hỏi về kết quả của cuộc phỏng vấn. Nếu nhà tuyển dụng thực sự chưa liên lạc lại với bạn, điều này phần nào cho thấy bạn quan tâm đến công việc và họ sẽ có thêm lý do để chọn bạn.

Nếu họ không muốn trả lời bạn ngay từ đầu, thì việc viết mail, gọi điện hay gửi thêm tin nhắn để hỏi là điều rất cần thiết. Bởi vì bạn có quyền biết lý do tại sao bạn không phải là ứng cử viên phù hợp cho vị trí này, bạn có thể cải thiện bản thân cho cuộc phỏng vấn tiếp theo.

Hỏi thẳng nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Chắc chắn không phải là một điều dễ dàng khi hỏi trực tiếp người phỏng vấn về thời gian của quá trình tuyển dụng. Nhưng khi kết thúc cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn thường sẽ hỏi bạn có câu hỏi nào cho họ không.

Tại thời điểm này, bạn có thể hỏi xem khi nào có kết quả phỏng vấn và bạn sẽ được nhận thông báo qua cách thức nào. Chẳng hạn như email, cuộc gọi điện thoại hoặc tin nhắn văn bản.

Nếu bạn nhận được phản hồi trong khung thời gian mà họ đã nói, bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị và lên lịch cho các bước tiếp theo.

Luôn giữ hòa khí, thái độ chuyên nghiệp và lịch sự

Khi bị phớt lờ chắc chắn sẽ khó chịu và tức giận. Nhưng ngay cả khi công ty đó thiếu chuyên nghiệp, bạn cũng đừng bao giờ nói xấu họ hay lan truyền tiếng xấu.

Thay vì giữ mối hận thù và suy nghĩ về lý do bạn không được chọn, bạn có thể ưu tiên các cơ hội việc làm mới để tránh mất tinh thần và động lực.

Ghosting người khác là hành vi thiếu tôn trọng và có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực về mặt tâm lý cho đối phương. Không chỉ vậy còn gây ảnh hưởng đến danh tiếng công ty, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong văn hóa doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ của Tanca sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khái niệm và dấu hiệu ghosting là gì cũng như cách đối phó khi bị phớt lờ.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan