Ngày cập nhật 2024-12-07 23:41:08

Cách từ chối thăng chức khôn ngoan và khéo léo

Cách từ chối thăng chức không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt khi bạn muốn duy trì mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp. Thăng chức mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa thêm trách nhiệm và áp lực. Nếu bạn cảm thấy chưa sẵn sàng hoặc nó không phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của mình, hãy từ chối tế nhị và chuyên nghiệp. Bài viết sau của Tanca sẽ gợi ý cho bạn hướng giải quyết khi đối mặt với tình huống khó xử này.

Tại sao được thăng tiến nhưng lại từ chối?

tu choi thang tien

Thăng tiến trong công việc là điều mà bất cứ nhân sự nào cũng mong muốn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, lời đề nghị thăng chức từ sếp lại không khiến bạn hài lòng. Một số lý do cụ thể như sau:

Lợi ích không rõ ràng, đãi ngộ không tương xứng

Thăng chức có nghĩa là bạn sẽ có trách nhiệm lớn hơn và khối lượng công việc mới nặng hơn. Vì vậy, hãy xem xét liệu việc thăng chức này có phải chỉ là cái cớ để vắt kiệt sức lao động của bạn hay không.

Có những giai đoạn đặc biệt mà bạn nỗ lực rất nhiều để hoàn thành tốt hơn, cộng với việc bạn phải thường xuyên OT để xử lý công việc và chạy deadline. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải trải nghiệm những thứ này mỗi ngày.

Xem thêm: Cách viết thư từ chối nhận việc kéo léo

Bạn chưa sẵn sàng cho một vị trí mới

Khi bạn được thăng chức lên một vị trí cao hơn, bạn sẽ phải đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn hơn và nhiều trách nhiệm hơn. Tất nhiên, bạn sẽ phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng để làm tốt vai trò mới này.

Cho dù sếp có đánh giá cao bạn trong những dự án trước đó. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc có đủ tiêu chuẩn để đảm đương vị trí này lâu dài. Vì vậy, nếu bạn không tự tin lắm vào bản thân, hãy khéo léo từ chồi và chờ đợi thêm một thời gian nữa.

Xem thêm: Những lý do xin nghỉ việc hợp lý

Vị trí mới của bạn không phải là công việc bạn đam mê

Được gắn bó với công việc mình yêu thích là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn. Nếu ở vị trí mới, bạn không thể sống hết mình với đam mê, không thể làm việc trong các dự án cùng đồng đội, được thoải mái sáng tạo nhiều ý tưởng tuyệt vời,...thì việc thăng chức có phù hợp không?

Vì vậy, bạn hãy mạnh dạn đề nghị sếp chia sẻ sâu hơn về vai trò của vị trí mới mà bạn sẽ đảm nhận, là người có kinh nghiệm lâu năm chắc chắn bạn sẽ biết mình có thích hợp với vị trí này hay không.

Không có ông chủ nào dại dột đem con bỏ chợ, hay đặt nhân viên vào một chiếc ghế không phù hợp để rồi nhân viên chán nản, không hoàn thành tốt nhiệm vụ và bỏ việc.

Xem thêm: 8 lý do ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc

Cơ hội thăng tiến không đúng thời điểm

khong dung thoi diem thang tien

Dù bạn đã chuẩn bị tốt tinh thần cho việc thăng chức, nhưng lời đề nghị của sếp đến quá đột ngột và không đúng thời điểm. Chẳng hạn như bạn quá bận chăm sóc gia đình nên không thể chuyển công tác, hay đang cần hoàn thành một dự án không thể bỏ lỡ… thì cần cân nhắc mức độ quan trọng để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Bạn không hài lòng với đội ngũ mới

Những đồng nghiệp phối hợp tốt với nhau sẽ giúp bạn đạt được kết quả cao trong công việc. Và sẽ thật tuyệt nếu bạn được làm việc trong môi trường có nhiều đồng nghiệp như vậy.

Còn những thành viên tị nạnh, đùn đẩy công việc, chia rẽ bè phái… đều là những nơi không dễ dàng để làm việc. Vì vậy, sau khi có được danh sách đội ngũ bạn sẽ phải làm việc cùng, hãy dành thời gian để tìm hiểu về đồng nghiệp mới của mình.

Khi rời khỏi một không gian làm việc quen thuộc, đừng vội đưa ra kết luận tiêu cực. Bởi đây có thể là cơ hội giúp bạn mở rộng các mối quan hệ, cải thiện kỹ năng giao tiếp và học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới.

Trách nhiệm tăng lên nhưng tiền lương thì không

Bất kỳ nhân viên nào cũng mong được tăng lương khi được thăng chức. Bởi vì nó hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực của họ. Tuy nhiên sau khi thăng chức lương vẫn như cũ thì phải làm sao?

Nếu câu trả lời của sếp là chỉ thăng chức cho bạn thay thế người cũ, không dựa trên năng lực nên lương vẫn giữ nguyên. Thì chớ dại dột chấp nhận nó, đừng ngần ngại từ chối lời đề nghị thăng chức. Bởi vì bạn xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn.

Cách từ chối thăng chức tinh tế

cach tu choi thang chuc tinh te

Dưới đây là một số cách từ chối lịch sự, chân thành không gây mất lòng với cấp trên. Bạn có thể tham khảo thêm để biết cách xử lý khi đối mặt với các tình huống khó xử này:

Thể hiện sự cảm kích về cơ hội thăng tiến

Khi từ chối thăng chức, bạn nên cảm ơn cấp trên vì lời đề nghị đó. Đây là một cách tuyệt vời để thể hiện sự tôn trọng với sếp của bạn và cho sếp thấy rằng bạn coi trọng đề xuất của anh ấy/ cô ấy.

Bày tỏ sự cảm kích sẽ là cánh cửa giúp bạn mở ra con đường thăng tiến trong tương lai. Vì vậy, đừng ngần ngại cho sếp biết suy nghĩ thật lòng của bạn về lời đề nghị này.

Chia sẻ chân thành về định hướng với vị trí hiện tại của bạn

Sếp của bạn biết bạn đang làm tốt công việc của mình như thế nào, đó là lý do tại sao họ thăng chức cho bạn. Giải thích cho họ biết vị trí hiện tại của bạn mang lại lợi ích gì cho công ty và việc thăng chức của bạn có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp như thế nào.

Bạn nên cho sếp biết về định hướng nghề nghiệp và điểm mạnh cũng như đam mê của bạn. Đồng thời cho họ biết bạn có thể mang lại điều gì cho công ty mà không cần được thăng chức.

Đừng để việc từ chối lần thăng chức này đóng lại cơ hội thăng chức trong tương lai của bạn. Hãy cho sếp của bạn biết rằng đây là thời điểm cần thiết để bạn cải thiện và phát triển bản thân, và bạn sẽ nhanh chóng đủ điều kiện nắm bắt cơ hội lần tới.

Chia sẻ thẳng thắn với cấp trên và giải thích lý do

Một trong những sai lầm mà hầu hết nhân viên mắc phải là không nói trực tiếp với sếp về việc từ chối thăng chức. Có thể vì ngại lên tiếng nên thay vì nói trực tiếp với sếp, lại nói với một người thân cận với sếp hay gửi văn bản như email, tin nhắn…

Hãy thẳng thắn và lịch sự về lý do tại sao bạn không muốn đảm nhận vị trí này ngay bây giờ. Giải thích rõ ràng lý do có thể thuyết phục được sếp của bạn, đó cũng là lời từ chối tốt nhất khi bạn không muốn nhận trách nhiệm mới.

Cam kết rằng bạn sẽ cống hiến hết mình cho vị trí hiện tại

Cho sếp của bạn thấy rằng bạn sẽ không tỏ ra kiêu ngạo chỉ vì bạn được chọn cho đợt thăng chức này. Ngay cả trong vai trò hiện tại, bạn sẽ cố gắng hết sức để giúp công ty phát triển và đạt được những thành tích ấn tượng. 

Thay đổi cách bạn suy nghĩ

Suy nghĩ chung của hầu hết mọi người khi họ từ chối lên chức, họ sợ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến. Hãy thử thay đổi góc nhìn của bạn. "Không" ở đây không có nghĩa là bạn không phát huy hết khả năng của mình trong công việc.

Hãy nghĩ theo một chiều hướng tích cực hơn, đó là buông bỏ những công việc không liên quan có thể tiết kiệm thời gian và giúp bạn thực sự tập trung vào những mục tiêu quan trọng của mình. Hiểu rõ bản thân để xác định ưu tiên sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công rực rỡ sau này.

Chính góc nhìn thực tế này sẽ giúp bạn có những cách ứng xử khéo léo, tinh tế khi đối mặt với tình huống được thăng chức nhưng bạn không hề mong muốn.

Từ chối không đơn giản chỉ là nói "Không, cảm ơn", mà còn đòi hỏi sự cẩn trọng, tế nhị và sự hiểu rõ về mục tiêu sự nghiệp của bản thân. Thông qua cách từ chối thăng chức chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể giữ vững mối quan hệ làm việc với sếp. Đừng quên rằng việc từ chối thăng tiến có thể mở ra cơ hội mới cho bạn trong tương lai, chỉ cần bạn biết cách thể hiện nó khôn khéo, thông minh.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan