Ngày cập nhật 2024-11-24 09:17:42

Con đường phát triển sự nghiệp của ngành Nhân sự

(920 Bình chọn)

Các bạn sinh viên còn đang học hay mới ra trường, hoặc những bạn mới chuyển qua làm Nhân sự sẽ khó hình dung được về những vị trí, chức danh trong ngành này. 

Bài viết này của Tanca nhằm giải đáp một số thắc mắc mà các bạn thường hỏi như:

- Trong ngành nhân sự sẽ có những chức danh gì, công việc thế nào?

- Cần có kỹ năng gì để thành công trong ngành?

- Thuận lợi và khó khăn trong ngành?

Hiểu rõ con đường nghề nghiệp của ngành Nhân sự, các bạn sẽ dễ định hình hướng phát triển tương lai của bản thân, cũng như dồn sức vào con đường mình đã chọn.

Nhân sự là gì?

Nhân sự là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý các nguồn lực liên quan đến nhân viên. Nghĩa là chịu trách nhiệm cho tất cả những thứ liên quan đến người lao động bao gồm việc tuyển dụng, kiểm tra, lựa chọn, đào tạo, quảng bá, thanh toán và sa thải nhân viên và các nhà thầu độc lập.

Quản lý nguồn nhân lực là một thuật ngữ hiện đại, được sử dụng để mô tả việc quản lý và phát triển nhân viên trong một tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực bao gồm giám sát tất cả mọi thứ liên quan đến việc quản lý một tổ chức nhân lực.

Nhân sự được nhiều nhà chiến lược kinh doanh coi là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực của công ty. Bởi vì nhân viên có thể đạt được các kỹ năng mới, do đó tăng quy mô của một công ty, từ đó dẫn tới lợi thế cạnh tranh trong thời gian dài.

Xem thêm: Talent Acquisition là gì?

Lộ trình và cơ hội thăng tiến trong ngành nhân sự

Nhắc tới nhân sự chúng ta thường nghĩ tới tuyển dụng. Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo thì bộ phận nhân sự còn nắm giữ rất nhiều những vai trò khác. 

Hãy cùng Tanca tìm hiểu vai trò của bộ phận nhân sự trong một công ty nhé:

- Recruitment (Tuyển dụng)

- C&B – Compensations and Benefits (Lương thưởng – Phúc lợi)

- L&D – Learning and Development (Đào tạo – Phát triển)

- Labor Relations

- HR Admin

Tuỳ thuộc vào quy mô lớn, nhỏ của mỗi công ty, bộ phận nhân sự sẽ có thêm những nhiệm vụ khác nhau.

Sau đây sẽ là những vị trí tiêu biểu trong ngành nhân sự nói chung. Tuỳ vào mỗi công ty thì tên gọi sẽ có những thay đổi riêng

Xem thêm: 7 chức năng cơ bản về quản lý nhân sự

1. Vị trí Nhân viên Hành chính – Nhân sự (HR Admin)

Nhân viên Hành chính - Nhân sự có lẽ là công việc khởi đầu của phần lớn những ai khi theo nghiệp Nhân sự. Đây là một vị trí khá quan trọng trong bộ phận nhân sự. 

Nhân viên Hành chính - Nhân sự sẽ tiếp quản nhiều công việc lớn, nhỏ trong công ty nên đây là vị trí đòi hỏi tính chịu áp lực cao. Mỗi công ty sẽ có những yêu cầu khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất, quy mô và môi trường của mỗi công ty.

2. Nhân viên tuyển dụng (HR recruitment)

Nhân viên tuyển dụng sẽ làm nhiệm vụ “kéo” được càng nhiều người tài về cho công ty càng tốt. Do vậy họ phải chịu áp lực để tuyển được người phù hợp nhất với công ty mình. Chính vì thế mà đây cũng là một công việc thú vị giúp bạn hiểu hơn về tâm lý con người và được tiếp xúc với nhiều cá tính khác nhau.

Lộ trình thăng tiến:

HR Recruitment Executive → HR Coordinator → HR Manager → HR Director

3. Chuyên viên C&B

Trong các mảng về nhân sự, Chuyên viên C&B là một trong những mảng quan trọng mà mọi công ty rất “ưu ái” bộ phận này. Các Chuyên viên C&B được coi là người nắm cán cân thu nhập của mọi nhân viên trong công ty.

Chính sách - Tiền lương là một trong những mảng quan trọng của ngành nhân sự. Ngoài việc nắm cán cân thu nhập, chuyên viên C&B còn đảm nhiệm chính sách phúc lợi của nhân viên.

Lộ trình thăng tiến

C&B Staff/ Executive → C&B specialist/Senior C&B Officer → C&B supervisor/Team leader → C&B Manager

4. “Săn đầu người” – Headhunter

Ngoài tên gọi này Headhunter còn được được biết đến là “săn đầu người” trong ngành nhân sự. Khác với vị trí HR Recruitment, các headhunter sẽ được các công ty tìm đến để tuyển ứng viên phù hợp cho công ty họ. Thông thường, những vị trí này sẽ có nhiều yêu cầu đặc biệt.

Headhunter thường sẽ là những chuyên gia tuyển dụng nhân sự trong một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như IT, tài chính – ngân hàng, kỹ thuật,…

Lộ trình thăng tiến

Headhunter → Recruitment Consultant Management → Recruitment Consultant Director

Ngoài ra, một số vị trí khác trong ngành nhân sự có thể đảm nhiệm trong các công ty cung cấp dịch vụ: HR specialist, hay HR consulting,.. Ở những vị trí này, bạn sẽ làm thay/tư vấn cho bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp ở một số khía cạnh nhất định.

Xem thêm: Recruiter và Headhunter khác nhau như thế nào?

Các kỹ năng cần có để thành công trong ngành Nhân sự

Nắm được công việc cần phải làm của một HR là gì, bạn có thể trau dồi cho mình những kỹ năng cần có trong nghề, trong đó các kỹ năng nhất định bạn cần phải biết đó là:

1. Có tầm nhìn

Người làm Nhân sự giỏi không đơn giản chỉ là có các kiến thức cơ bản về nhân sự mà họ còn là những người không thể chờ đợi tổ chức xác định vai trò của mình trong doanh nghiệp mà cần phải có tầm nhìn cho định hướng công việc. 

Bạn phải biết quản lý nguồn nhân lực là gì và cần rèn giũa kỹ năng để trở thành chuyên gia cho chính mình. Đây là một vai trò quan trọng trong tổ chức, do đó đội ngũ lãnh đạo sẽ mong đợi bạn phát triển và đề xuất những ý tưởng mới phát triển doanh nghiệp.

Nhân viên HR cần biết những gì mình muốn đạt được và các bước thực thi để vươn tới thành công. Nếu bạn đang được phỏng vấn cho vị trí nhân sự, hãy nói rõ mục tiêu bản thân. 

2. Kỹ năng tổ chức

Các chuyên gia nhân sự là đầu mối kết nối giữa nhân viên, trưởng phòng và CEO. Họ quản lý các nhiệm vụ cần được hoàn thành bởi những nhân sự và phòng ban khác nhau. Dưới đây là một số kỹ năng tổ chức mà các chuyên gia nhân sự cần trau dồi như:

- Kỹ năng quản lý thời gian: Các hợp đồng lao động, bảng lương và kế hoạch bảo hiểm là những nhiệm vụ nhạy cảm với thời gian. Đội ngũ nhân sự có trách nhiệm đáp ứng thời hạn và tuân thủ các quy định có liên quan.

- Kỹ năng quản lý hồ sơ: Đội ngũ nhân sự quản lý thông tin và tài liệu, như thỏa thuận tuyển dụng ở định dạng vật lý và kỹ thuật số. Trong các công ty lớn, các chuyên gia nhân sự thường chịu trách nhiệm lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhân viên từ các hệ thống nộp đơn hiệu quả.

- Kỹ năng quản lý lịch: Giữa các cuộc họp với đồng nghiệp và giám đốc điều hành, các chuyên gia nhân sự phải siết chặt các nhiệm vụ quan trọng khác như thiết lập đào tạo và phát triển nhân viên hay tổ chức các sự kiện của công ty. Kỹ năng quản lý lịch tốt giúp các đội nhân sự bận rộn làm việc hiệu quả hơn.

Vậy làm thế nào để có kỹ năng tổ chức của một bậc thầy nhân sự?

- Sử dụng các công cụ quản lý lịch để lên lịch các cuộc họp sắp tới và gửi thông báo để bạn không bỏ lỡ điều gì.

- Ước lượng thời gian mỗi nhiệm vụ yêu cầu (ví dụ: bằng cách sử dụng các công cụ như Rescue Time) và đặt các khoảng thời gian để tập trung vào các trách nhiệm cụ thể.

- Tổ chức chương trình nghị sự hàng ngày và ưu tiên nhiệm vụ quan trọng với các phần mềm quản lý công việc, như Todoist hay Evernote.

- Đầu tư vào phần mềm Quản lý Nhân sự và Hệ thống Theo dõi Người nộp đơn để giữ các dữ liệu và tệp quan trọng ở cùng một nơi.

3. Kỹ năng giao tiếp

Đội ngũ nhân sự tương tác với mọi người hằng ngày trực tiếp, qua điện thoại và qua email. Các chuyên gia nhân sự có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giải quyết các vấn đề trước leo thang và truyền đạt các tiêu chuẩn của công ty một cách rõ ràng. Dưới đây là một số lĩnh vực mà các nhân sự cần lưu ý như:

- Viết lách rõ ràng: Các chuyên gia nhân sự có kỹ năng viết tốt sẽ tránh được những hiểu lầm vì không giao tiếp trực tiếp.

- Lắng nghe: Trở thành một người lắng nghe tốt giúp nhân viên nhân sự thảo luận trung thực với nhân viên và người quản lý, đánh giá tốt hơn về quan điểm và tập trung tốt hơn vào việc tìm giải pháp.

- Quản trị xung đột: Các team có thể tiếp cận các tình huống khó chịu hoặc xung đột giữa các phòng ban, lúc này HR sẽ là bộ phận giải quyết.

Làm thế nào bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn

- Đọc sách và tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng mềm

- Đàm phán và thuyết phục

- Lắng nghe

- Đồng cảm

- Quản trị xung đột

- Cải thiện khả năng thuyết trình và nói trước công chúng bằng cách xin lời khuyên từ đồng nghiệp có kỹ năng phát biểu trước công chúng tốt hoặc luyện tập trước một nhóm nhỏ các thành viên trong nhóm

- Thu thập thông tin phản hồi và lời khuyên từ các đội khác nhau: Một biên tập viên có thể đề xuất cải tiến email nhân sự, nhân viên bán hàng có thể tư vấn cho bạn cách cải thiện kỹ năng thuyết phục của bạn

- Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể để giải thích tín hiệu phi ngôn ngữ qua việc tham gia các khóa học trực tuyến và xem các video về bộ môn thú vị này.

4. Kỹ năng thích ứng

Các trường hợp không thể đoán trước (ví dụ: một nhân viên nghỉ việc) có thể làm xáo trộn những hoạt động thường ngày của HR. Để điều chỉnh hoặc thậm chí dự đoán các thay đổi, các thành viên nhóm nhân sự không những cần nắm được các kiến thức trong ngành nghề HR là gì mà còn cần phải phát triển các kỹ năng thích ứng như:

- Thay đổi cách quản lý: Đội ngũ nhân sự cần nắm bắt thời gian thích hợp để sửa đổi các chính sách cũ, tạo ra các chính sách mới và cách giúp nhân viên nắm bắt sự thay đổi (ví dụ: giúp nhân viên chuyển sang vai trò mới.)

- Tư duy hình ảnh lớn: Chuyên gia nhân sự là đối tác kinh doanh tham gia vào việc đưa ra quyết định và hoạch định chiến lược. Họ cần có khả năng dự báo nhu cầu thay đổi của nhân viên cũng như xu hướng thay đổi chung trên thị trường lao động.

- Tự đánh giá và cải thiện: Chìa khóa để bồi dưỡng một môi trường làm việc lành mạnh là không bao giờ trở nên quá thoải mái. Bộ phận HR có tư duy cải tiến có thể giúp nơi làm việc được hiện đại hóa (ví dụ: bằng cách thêm các đặc quyền và lợi ích sáng tạo) và giữ chân nhân viên.

Làm thế nào bạn có thể cải thiện kỹ năng thích ứng:

- Theo dõi các số liệu để hiểu cách hoạt động chung của công ty và những gì cần cải thiện, cả trong thực tiễn nhân sự và công ty nói chung.

- Kết nối với các nhà lãnh đạo trong ngành, trực tiếp hoặc gián tiếp qua các nền tảng social media. Họ có thể cung cấp cho bạn những ý tưởng mới về các vấn đề nhân sự phổ biến và giúp bạn luôn cập nhật xu hướng của ngành.

- Theo kịp với những thay đổi trong luật lao động, bằng cách tham gia các diễn đàn có liên quan và thảo luận trực tuyến giữa các chuyên gia nhân sự.

- Lắng nghe nhân viên: Hãy chủ động và hỏi ý kiến của họ, ngay cả các cuộc thảo luận thông thường cũng có thể đưa ra ý tưởng để thay đổi.

Xem thêm: EVP là gì? 6 bước tối ưu EVP cho doanh nghiệp

Những thuận lợi và khó khăn trong ngành Nhân sự

Đối với nghề HR, thuận lợi trong ngành cũng rất nhiều mà khó khăn cũng không hề ít. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo những thông tin sau:

1. Những thuận lợi trong nghề 

Làm việc với vị trí HR, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người với những tính cách và định hướng nghề nghiệp khác nhau. Làm việc vị trí này, bạn sẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tuyển chọn, đào tạo nhân viên giúp công ty phát triển bền vững. Đây là cái đích mà bất kỳ người làm nhân sự nào cũng hướng đến.

Với vị trí HR, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều người và nhận được nhiều tình cảm yêu quý của mọi người trong công ty, khi những đề xuất và chính sách mình đưa ra có tác động tích cực giúp nhân viên và công ty hoạt động hiệu quả cùng với đó là tạo dựng mối quan hệ gắn bó thân thiết với nhiều người.

2. Những khó khăn của trong nghề

Khi làm HR, bạn phải luôn cân nhắc để cân bằng hài hòa giữa lợi ích người sử dụng lao động và người lao động. Đây là công việc hàng ngày mà người làm trong ngành phải đối mặt. Để làm được việc này đòi hỏi bạn phải có sự khéo léo, kiên nhẫn để đưa ra các đề xuất giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất.

Những phàn nàn về chính sách lương bổng, phúc lợi, chế độ phạt thưởng… luôn là một trong những vấn đề chính được nhiều nhân viên để tâm nhất, do vậy khi làm HR bạn sẽ phải làm quen với điều này, thậm chí là các vấn đề như nhân viên nghỉ việc, đình công hoặc năng suất lao động kém phải liên tục tổ chức tìm kiếm sàng lọc, tuyển dụng các ứng viên phù hợp là những thách thức cho người làm nhân sự.

Ngoài ra, người sử dụng lao động thường có khuynh hướng mong muốn nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo trong thời gian ngắn để cắt giảm kinh phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc đào tạo con người rất cần thời gian và chiến lược cụ thể, không thể cho kết quả ngay trong một thời gian ngắn.

Để hoàn thành tốt công việc của mình, HR cần phải có khả năng dự đoán, nắm bắt được những xu hướng mới trong thị trường lao động và bối cảnh kinh doanh. Có như vậy, họ mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Xem thêm:

Lê Thị Thuỳ Vi

Bài viết nổi bật

Bài viết mới
Bài viết liên quan