Ngày cập nhật 2025-01-22 12:49:43

Cơ hội hay thách thức cho nhân sự khi tuyển dụng trên social media?

tuyển dụng trên social media

Social media mang đến thị trường tuyển dụng sự sôi động

Số liệu thống kê mới nhất có 3,03 tỷ người dùng social media. Còn theo Glassdoor, 79% người lao động có khả năng sử dụng mạng truyền thông xã hội như một công cụ tìm việc. Do đó, các nhà tuyển dụng sẽ vô cùng hối hận nếu bỏ qua nguồn dữ liệu khổng lồ như vậy; hay những người tìm việc cũng sẽ đánh mất cơ hội tìm được công việc ưng ý nếu bỏ qua công cụ này.

LinkedIn là hình thức mạng xã hội phổ biến nhất để kết nối doanh nghiệp với các ứng viên tiềm năng. Với 500 triệu thành viên trên 200 quốc gia, đây là một nguồn tài nguyên phong phú đối với nhà tuyển dụng lẫn người tìm việc. 

Theo thống kê từ chính mạng xã hội này, có tới 10 triệu việc làm được đăng tuyển trên LinkedIn và 122 triệu người đã nhận được một cuộc phỏng vấn từ việc đăng tải hồ sơ năng lực của họ trên LinkedIn.

Facebook, Twitter, Instagram và Pinterest cũng là một phương án thay thế của nhiều nhà tuyển dụng và ứng viên.

Xem thêm: Ưu nhược điểm của những kênh tuyển dụng: Mạng xã hội, Website, Headhunter

Tiếp cận ứng viên thông qua mạng xã hội như thế nào?

Trước đây, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc quảng bá những gì công ty có thể cung cấp cho ứng viên thông qua các hội chợ việc làm, tờ rơi quảng cáo để thu hút nhân tài. Thì với social media, doanh nghiệp có cơ hội để chia sẻ câu chuyện của mình, nuôi dưỡng úng viên tiềm năng ngay từ đầu và nâng cao kinh nghiệm ứng viên trong quá trình tuyển dụng. 

86% chuyên gia nhân sự cho rằng tuyển dụng đang dần trở nên một hoạt động tiếp thị.

Mối quan tâm của các ứng viên đã thay đổi. Thay vì chỉ tập trung vào lợi ích công ty mang lại, họ quan tâm nhiều hơn tới thương hiệu tuyển dụng, văn hóa doanh nghiệp, những giá trị gia tăng mà công ty có thể mang lại cho họ. 

Và với sự bùng nổ của các mạng truyền thông xã hội, ứng viên có thể tham khảo ý kiến từ chính những người đã từng làm việc tại các doanh nghiệp để lấy được nguồn tư liệu chính xác nhất. Một ứng viên sẽ sử dụng trung bình 18 nguồn tài nguyên khác nhau để nghiên cứu kỹ về một công ty, bao gồm cả các mạng xã hội trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển. 

Đối với một công ty sử dụng giải pháp cơ sở dữ liệu ứng viên tiềm năng, họ có một nguồn dữ liệu phong phú, và về lý thuyết có thể giúp họ hoàn thành việc tuyển dụng nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn và với các ứng viên phù hợp cao.

Xem thêm: 10 bí quyết đăng tin tuyển dụng hiệu quả

Social media tạo cơ hội tiếp cận ứng viên thụ động

Social media và tuyển dụng

Một trong những điểm cộng lớn nhất của social media là tuyển dụng những người tìm việc thụ động, tức là những người không chủ đích tìm việc mới nhưng có thể bị dụ dỗ chuyển việc. 

Báo cáo của Kelly Services tiết lộ rằng chỉ 18% lực lượng lao động trong lĩnh vực khoa học ở châu Âu nghỉ làm để nghe giới thiệu về các cơ hội làm việc mới. Đồng nghĩa với việc có 82% người lao động sẵn sàng nhảy việc, tùy vào mức độ cân nhắc khác nhau. Nhưng vì có rất nhiều nhà tuyển dụng trong cùng lĩnh vực nên việc tiếp cận những ứng viên không chủ động tìm kiếm việc làm thực sự khó khăn, buộc các nhà tuyển dụng phải triển khai chiến lược tìm nguồn cung ứng chủ động.

Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu các ứng viên không chủ động tìm kiếm công việc mới thì làm thế nào để nhà tuyển dụng có thể tìm thấy họ? Và làm thế nào để nhà tuyển dụng biết những yếu tố nào có thể khuyến khích họ chuyển sang một công việc mới?

Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời để tiếp cận những ứng viên thụ động này. Nó cho phép nhà tuyển dụng tiếp cận được một số lượng lớn ứng viên – những ứng viên có thể có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. Và chính mạng xã hội là công cụ khuyến khích các ứng viên tìm kiếm những công việc mới được trả lương cao hơn hoặc rời bỏ công việc hiện tại để tìm những công ty có danh tiếng hơn, môi trường làm việc tốt hơn.

Truyền thông xã hội có đủ cho việc tuyển dụng không?

Trong giai đoạn hiện nay, các phương tiện truyền thông xã hội đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn để tìm nguồn cung ứng viên và là công cụ tuyển dụng yêu thích của các nhà tuyển dụng. Nhưng điều này không có nghĩa là các nhà tuyển dụng có thể giao toàn bộ các công việc khó khăn cho social media hoặc các ứng viên bỏ qua hẳn cách thức tìm việc truyền thống.

Để có kết quả tốt nhất, điều quan trọng là phải kết hợp điểm mạnh của phương tiện truyền thông xã hội với các cách thức tuyển dụng khác để tìm ra được ứng viên phù hợp nhất với từng vị trí tuyển dụng.

Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò của sự tương tác trực tiếp giữa nhà tuyển dụng với ứng viên và đây mới là điểm mấu chốt quyết định ứng viên có sẵn sàng rời bỏ công việc hiện tại để chuyển sang vị trí mới. 

Nhà tuyển dụng không thể ủy thác toàn bộ cho mạng xã hội bởi đây là một con dao hai lưỡi, bạn hoàn toàn có thể giới thiệu những thế mạnh của doanh nghiệp mình thì những đối thủ của bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng mạng xã hội để chống lại bạn.

Một nhà tuyển dụng giỏi sẽ sử dụng tất cả các công cụ để phục vụ mục đích cuối cùng là tuyển được nhân tài, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Hệ thống tuyển dụng chuyên nghiệp Tanca

Trần Viết Quân