Ngày cập nhật 2024-04-28 22:28:36

CFO là gì? Công việc và cách trở thành Giám Đốc Tài Chính

CFO là gì? CFO - Giám đốc tài chính, là một trong những chức danh quan trọng nhất trong cấu trúc lãnh đạo của một doanh nghiệp. Đây là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. CFO cũng phải là một nhà lãnh đạo tài ba, có khả năng tư duy chiến lược và kỹ năng phân tích tài chính. Cùng Tanca tìm hiểu lộ trình cụ thể để trở thành CFO chuyên nghiệp qua bài viết sau.

CFO là gì?

CFO la gi

CFO là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Chief Finance Officer -  Giám đốc tài chính. Đây là một chức danh giữa vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên cũng có sự nhiều nhầm lẫn giữa CFO và kế toán trưởng.

Sự khác biệt giữa 2 vị trí này phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công việc quản lý tài chính đều do kế toán trưởng đảm nhiệm. Nhưng tại các công ty lớn, vai trò của CFO - giám đốc tài chính sẽ được thể hiện cụ rõ nét hơn. Đồng nghĩa với trách nhiệm cũng lớn hơn.

Ngoài CFO, trong các doanh nghiệp hiện nay, chúng ta thường bắt gặp một số thuật ngữ phổ biến như CEO, CPO, CFO,… đặc biệt những thuật ngữ này rất phổ biến ở các doanh nghiệp nước ngoài.

  • CEO - Chief Executive Officer: Giám đốc điều hành
  • CPO - Chief Production Officer: Giám đốc sản xuất
  • CFO - Chief Financial Officer: Giám đốc tài chính
  • CHRO - Chief Human Resources Officer: Giám đốc nhân sự
  • CCO - Chief Customer Officer: Giám đốc kinh doanh

Xem thêm: Người hướng nội có làm lãnh đạo được không?

Vai trò của CFO trong doanh nghiệp

vai tro cua CFO

CFO - Chief Financial Officer (Giám đốc Tài chính, có một vai trò quan trọng trong việc quản lý và định hướng hoạt động tài chính. Dưới đây là một số vai trò chính của một CFO:

Cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và đối tác

Với sự am hiểu sâu sắc về các con số, CFO có thể sẽ giúp doanh nghiệp giành về nhiều hợp đồng béo bở khi dễ dàng đàm phán và tạo sự tin cậy với các đối tác.

Bên cạnh đó, CFO thường chịu trách nhiệm đàm phán các thỏa thuận tài chính quan trọng. Bao gồm các giao dịch với ngân hàng, nhà đầu tư và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

Nhà hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp

Khi nhắc đến vị trí CFO, người ta sẽ nghĩ ngay đến những con số và báo cáo tài chính giúp các công ty nắm rõ mọi hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ khó kiểm soát dòng tiền cũng các kế hoạch tài chính hiệu quả nếu không có CFO.

Theo đó, CFO chịu trách nhiệm lập ra các kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Bao gồm dự đoán doanh thu, chi phí và lợi nhuận, cũng như xác định các cơ hội đầu tư mới.

Một nhà quản trị thiên tài

Tùy vào cơ cấu, quy mô và hoạt động của mỗi tổ chức, doanh nghiệp mà vị trí CFO sẽ áp dụng các mô hình tài chính phù hợp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Bằng cách hạch toán cụ thể, rõ ràng đầu ra đầu vào của mỗi hoạt động tài chính, CFO sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro tài chính và sử dụng quỹ ngân sách một cách khôn ngoan.

Ngoài ra, CFO là một phần của nhóm lãnh đạo cấp cao. Họ thường đóng vai trò tư vấn trong việc định hướng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, dựa trên việc phân tích dữ liệu tài chính.

Nhờ đó, giám đốc tài chính (CFO) là cánh tay phải của CEO và các thành viên của C-suit, giúp tổ chức vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.

Xem thêm: CXO là gì? Vai trò của Giám đốc trải nghiệm khách hàng

CFO - Giám đốc tài chính đảm nhận những công việc thế nào?

cong viec cua giam doc tai chinh

Lập và giám sát ngân sách: chịu trách nhiệm lập ngân sách cho các hoạt động của doanh nghiệp và sau đó giám sát việc thực hiện ngân sách đó.

Phân tích dữ liệu tài chính: CFO cần phân tích dữ liệu tài chính để đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt cho doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính: CFO chịu trách nhiệm chuẩn bị và trình bày các báo cáo tài chính, bao gồm cả báo cáo lợi nhuận và thua lỗ, báo cáo dòng tiền và bảng cân đối kế toán.

Quản lý rủi ro tài chính: CFO phải xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Giao dịch và đàm phán tài chính: CFO thường tham gia vào việc đàm phán và thực hiện các thỏa thuận tài chính, chẳng hạn như vay vốn hoặc mua sắm.

Tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán: CFO cần đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ tất cả các quy định tài chính và chuẩn mực kế toán liên quan.

Tư vấn chiến lược tài chính: CFO thường tư vấn cho ban lãnh đạo về chiến lược tài chính, giúp họ hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp và hướng đi tốt nhất dựa trên thông tin đó.

Năng lực quản lý: CFO thường quản lý một đội ngũ các chuyên gia tài chính, bao gồm kế toán, kiểm toán và nhân viên phân tích tài chính.

Quan hệ với các bên liên quan: CFO thường tương tác với các bên liên quan bên ngoài, bao gồm ngân hàng, nhà đầu tư, cơ quan quản lý và các đối tác kinh doanh.

Hỗ trợ ra quyết định về đầu tư: CFO cũng tham gia vào việc đưa ra các quyết định về đầu tư, như việc mua các công ty khác, đầu tư vào các dự án mới, hoặc thực hiện các quyết định về vốn cố định.

Quản lý vốn: CFO phải quản lý hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp, bao gồm vay vốn, thu hút đầu tư và việc sử dụng vốn của chính doanh nghiệp.

Thực hiện kiểm toán nội bộ: CFO thường chịu trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động kinh doanh đều tuân thủ quy định và chuẩn mực kế toán.

Xem thêm: 8 Phong cách lãnh đạo phổ biến nhất

Những yếu tố cần có của một CFO

Vị trí Giám đốc Tài chính (CFO - Chief Financial Officer) đòi hỏi một loạt các kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân nhất định. Dưới đây là một số yếu tố sau:

Học vấn: Các CFO thường cần có bằng cấp cao về kế toán, tài chính, kinh doanh hoặc các lĩnh vực liên quan. Đa số các CFO cũng đã hoàn thành các chương trình sau đại học như MBA hoặc có chứng chỉ chuyên nghiệp như CPA.

Kinh nghiệm: Để đảm nhiệm vai trò này, người ta thường cần có kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo về tài chính trong một tổ chức.

Kỹ năng: CFO cần có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề tài chính, kỹ năng đàm phán, giao tiếp hiệu quả và kỹ năng lãnh đạo để dẫn dắt đội nhóm.

Tư duy chiến lược: CFO không chỉ quản lý các số liệu tài chính mà còn cần có tư duy chiến lược, để giúp định hướng và phát triển công ty.

Sự khác nhau giữa hai vị trí cấp cao CFO và CEO là gì?

vi tri cap cao lam viec

Trong doanh nghiệp, CEO và CFO là hai vị trí nắm giữ vai trò điều hành chủ chốt xuyên suốt hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ có những trách nhiệm rất khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây:

Trách nhiệm chung

Nhiệm vụ chính của CEO là quản lý toàn diện mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, giám sát hoạt động của các bộ phận. Đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp, tối ưu doanh thu và lợi nhuận.

CEO không trực tiếp tham gia vào công việc của bộ phận quản lý. Thay vào đó, CEO đóng vai trò giám sát chung, được hỗ trợ bởi các trưởng bộ phận. Thông thường, CEO sẽ tập trung vào việc thể hiện rõ ràng tầm nhìn của doanh nghiệp trước toàn thể nhân viên và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. 

Họ là những người thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, thúc đẩy và phát triển khả năng lãnh đạo doanh nghiệp. CEO là người chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động của một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm báo cáo với hội đồng quản trị.

Còn CFO là người phụ trách chính về hoạt động tài chính của công ty. Bao gồm một số bộ phận liên quan đến tài chính như kế toán, lập ngân sách và quản lý, kiểm toán.

Trách nhiệm chiến lược của doanh nghiệp

Trong khi Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm chung về chiến lược tổng thể của doanh nghiệp và các biện pháp được sử dụng để đạt được nó, Giám đốc tài chính chỉ chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ tài chính cho chiến lược của công ty.

Nói một cách đơn giản, CFO có nghĩa vụ đảm bảo rằng công ty có đủ ngân sách để chi trả cho việc thực hiện các mục tiêu của công ty và giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải.

Đầu mối liên lạc

Giám đốc tài chính được coi là một điểm liên lạc quan trọng. CFO có chịu trách nhiệm xây dựng mối quan hệ các đối tác. Chẳng hạn như ngân hàng, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính…

Còn CEO - Giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của công ty. Họ sẽ thay mặt hội đồng quản trị phát biểu công khai, gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác và giới truyền thông.

Báo cáo công việc

CEO phụ trách việc báo cáo với hội đồng quản trị công ty. Trong khi đó, CFO báo cáo cho CEO. Với vai trò là người quản lý hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, CFO sẽ tập hợp tất cả các thông tin tài chính của doanh nghiệp, phân tích các dữ liệu tài chính, theo dõi thu nhập và chi phí của doanh nghiệp. Giống như CEO, CFO cũng có thể tham gia hội đồng quản trị.

Phân tích tài chính

Vai trò của CFO là tiến hành phân tích tài chính định tính và định lượng. Họ cũng xem xét đồng thời các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp để kiểm soát chi phí hoạt động và đảm bảo việc sử dụng và phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất.

Đồng thời, giám đốc tài chính cũng sẽ phân tích các nguồn quỹ đầu tư trong tương lai và xem xét cẩn thận xu hướng thị trường. CEO sẽ sử dụng những phân tích của CFO để đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho hiệu quả cao hơn.

Con đường trở thành một CFO chuyên nghiệp

Cũng giống như bất kỳ vị trí cấp cao nào khác, có rất nhiều thử thách và yêu cầu khác nhau mà bạn cần phải vượt qua để trở thành một CFO. Đây là con đường dẫn đến công việc CFO trong tương lai của bạn.

Tốt nghiệp với bằng cử nhân trong một chuyên ngành có liên quan

Để trở thành Giám đốc tài chính, bạn phải có nền tảng kiến ​​thức vững chắc về lĩnh vực tài chính kế toán. Một CFO phải có  trình độ học vấn và bằng cấp ở các chuyên ngành liên quan.

Ngoài ra, bạn có thể học thêm MBA chuyên ngành Kế toán -Tài chính hay còn gọi là MBF để nâng cao kiến ​​thức và trình độ chuyên môn.

Ngoài việc nâng cao kiến ​​thức của bạn, quá trình nghiên cứu sau đại học giúp bạn phát triển mối quan hệ cởi mở với các giảng viên và đồng nghiệp trong ngành. Điều này có thể rất hữu ích trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn.

Các chứng chỉ chuyên nghiệp trong lĩnh vực này

Ngoài việc học chương trình MBA hoặc MBF, bạn có thể theo học thêm các chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp như CMA - Certificate in Managerial Accounting và CPA - Certificate in Certified Public Accountant.

Những người có một hoặc cả hai chứng chỉ nhận được những offer lương tốt hơn những người không có.

Mặc dù cả CPA và CMA đều có thể giúp bạn trở thành Giám đốc tài chính, nhưng sự khác biệt trong lĩnh vực chuyên môn của mỗi chứng chỉ có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.

Nếu CPA chủ yếu tập trung vào các hoạt động về thuế, kiểm toán…Thì CMA tập trung vào việc lập kế hoạch và dự báo rủi ro tài chính. Điều này làm cho CMA trở thành sự lựa chọn đúng đắn cho những người theo đuổi vị trí CFO.

Tích lũy kinh nghiệm toàn diện

Không chỉ trong lĩnh vực kế toán, CFO còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như CNTT, nhân sự, chuỗi cung ứng, quan hệ nhà đầu tư,...Do đó, tích lũy kinh nghiệm toàn diện là một bước cần thiết để trở thành một CFO tài năng và xuất sắc.

Phát triển kỹ năng quản lý

Để đảm nhận vị trí CFO, bạn phải có kỹ năng của một nhà lãnh đạo. Do đó, ngay từ khi bắt đầu đi học, bạn nên tích cực rèn luyện và phát triển tích cực. Sở hữu kỹ năng quản lý xuất sắc và ấn tượng sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

Xây dựng sự nghiệp vững chắc

Khi quyết định trở thành CFO, bạn cần suy nghĩ kỹ về chiến lược của mình: nơi bạn sẽ làm việc, cách xây dựng các mối quan hệ hiệu quả,... Tuy nhiên, bạn sẽ mất nhiều năm để thăng tiến lên vị trí này.

Kết quả là độ tuổi trung bình của CFO tại các công ty hàng đầu là trên 50. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành ngoại lệ, đừng đợi thăng chức mà hãy bắt đầu xây dựng trải nghiệm của mình với tư cách là một CFO thực thụ. Vì vậy nếu bạn có bằng cấp phù hợp, bạn có thể bắt đầu làm việc với tư cách là Giám đốc tài chính ảo.

Để trở thành CFO, bạn cần phải có bằng cấp, kinh nghiệm và một loạt các kỹ năng tương ứng. Nhưng quan trọng nhất, bạn phải sẵn sàng đối mặt với thách thức và không ngại thay đổi, bởi vì vai trò của CFO đang tiếp tục phát triển theo thời gian. Mong rằng những chia sẻ của Tanca sẽ giúp bạn hiểu rõ CFO là gì cũng như những yếu tố cần thiết để trở thành một CFO trong tương lai.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm