Ngày cập nhật 2025-01-15 20:23:43

8 Phong cách lãnh đạo phổ biến nhất và cách lựa chọn

Để đạt được hiệu quả trong công việc và quản lý đội nhóm, nhân viên của mình bạn cần phải sở hữu phong cách lãnh đạo phù hợp. Một nhà lãnh đạo có chiến lược tốt, luôn truyền cảm hứng và có kỹ năng chuyên môn cao chắc chắn sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công nhanh hơn.

Cùng phong cách lãnh đạo là gì? Làm thế nào để trở thành một người lãnh đạo giỏi? Theo dõi bài viết sau đây của Tanca để tìm hiểu thêm kiến thức quản trị bổ ích này nhé!

Phong cách lãnh đạo là gì? Ví dụ về phong cách lãnh đạo

phong cach lanh dao

Phong cách lãnh đạo (Leadership style) là bao gồm những nguyên tắc, phương pháp và sự thể hiện của một người trong công tác quản lý công việc. Theo đó để sở hữu phong cách lãnh đạo, bạn cần phải có tính nhất quán trong trong việc đưa ra những quyết định. Đồng thời điều đó cũng được thể hiện trong cách bạn tương tác và tạo động lực cho nhân viên của mình.

Phong cách lãnh đạo có thể được thể hiện theo 3 khía cạnh:

- Dấu ấn cá nhân: Cách bạn làm việc, tương tác với đồng nghiệp và lãnh đạo.

- Năng lực: Cách bạn ảnh hưởng đến đồng nghiệp và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Động lực: mong muốn, thúc đẩy hoặc thúc đẩy bạn thực hiện một hành động cụ thể nào đó.

Thông qua những khía cạnh này, bạn có thể dần hoàn thiện phong cách cá nhân và có cách làm việc hiệu quả hơn. Nếu bạn đang có định hướng trở lãnh đạo hay quản lý đội nhóm, việc trau dồi phong cách lãnh đạo ngay từ bây giờ là điều không phải quá sớm.

Xem thêm: 5 Cấp độ lãnh đạo John Maxwell

Có mấy loại phong cách lãnh đạo? Ưu nhược điểm của từng loại?

Phong cách lãnh đạo tầm nhìn

nha lanh dao

Đây là một phong cách lãnh đạo có rất nhiều ưu điểm và đặc biệt hiệu quả khi dẫn dắt một đội nhóm. Bạn luôn chia sẻ mục tiêu cuối cùng với đội nhóm của mình và cho phép mọi người tự do tính toán, thử nghiệm và đổi mới.

Những người có phong cách lãnh đạo này thường hào hứng với những điều mới mẻ, tư duy cởi mở và luôn hướng đến những mục tiêu cao.

Phong cách lãnh đạo quyền uy

Bạn có thể biết được phong cách lãnh đạo này trông như thế nào khi chỉ cần nghe tên. Một nhà lãnh đạo chuyên quyền kiểm soát mọi thứ, đưa ra mọi quyết định và không để bất kỳ ai có tiếng nói trong công việc.

Trên thực tế, phong cách lãnh đạo này hoàn hảo cho những trường hợp khẩn cấp. Trong các tình huống cần đưa ra các quyết định quyết liệt và nhanh chóng. Tuy nhiên điều này chỉ thực sự hiệu quả khi bạn nắm rõ vấn đề hoặc khi bạn là người tỉnh táo và bản lĩnh.

Ngoài ra cũng không nên áp dụng phong cách này quá thường xuyên, vì rất dễ khiến nhân viên cảm thấy họ không được lắng nghe và tôn trọng.

Xem thêm: Leadership là gì?

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo này là sự dung hòa giữa lãnh đạo độc đoán và ủy quyền. Sếp lắng nghe tất cả ý kiến và quan điểm của nhân viên. Sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Nếu bạn tuân theo phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn sẽ rất được lòng cấp dưới và có thể thể hiện khả năng lãnh đạo, phát huy hết vai trò của mình.

Chỉ là trong một môi trường làm việc có nhịp độ nhanh, nơi các quyết định cần được đưa ra trong thời gian ngắn, sự lãnh đạo dân chủ có thể khiến mọi thứ chậm tiến độ.

Phong cách lãnh đạo liên kết

phong cach lanh dao lien ket

Phong cách của những nhà lãnh đạo này tập trung vào toàn đội, khiến cả đội làm việc hiệu quả và đề cao tinh thần nhóm. Thay vì khen ngợi cá nhân, những nhà lãnh đạo liên kết thường có xu hướng tuyên dương cả đội.

Điều này khiến nhân viên cảm thấy bản thân họ luôn là một phần không thể thiếu của một đội hoặc tổ chức.

Phong cách lãnh đạo huấn luyện

Luôn có một người dẫn đầu trong đội, và việc lãnh đạo cũng vậy. Người dẫn đầu là người có mục tiêu cao, yêu cầu nhóm của mình tuân theo các quy tắc để về đích đúng hướng và nhanh nhất.

Phong cách lãnh đạo này hoạt động tốt với một đội giàu kinh nghiệm và đều có khát khao chiến thắng. Tuy nhiên, phong cách này cũng dễ khiến nhiều thành viên nhanh chóng cảm thấy choáng ngợp.

Phong cách này hoạt động tốt nhất khi nhóm của bạn mới tham gia một dự án mới và tất cả đều cần được truyền lửa.

Bên cạnh đó những nhà lãnh đạo này cũng có xu hướng tập trung vào mỗi cá nhân, giúp họ cải thiện hiệu suất để đảm bảo tiến độ của toàn đội. Họ luôn muốn tất cả mọi người đều phải phát triển.

Phong cách lãnh đạo tốc độ

Với phong cách này, các nhà lãnh đạo đặt mục tiêu cao và mong đợi chúng ta đạt được. Bên cạnh đặt mục tiêu cao cho người khác, họ cũng tự đặt mục tiêu cho chính mình rất nghiêm ngặt.

Hơn nữa họ còn là người dẫn đầu, vì vậy họ phải cố gắng phấn đấu trở nên xuất sắc và mong đợi những người khác cũng làm như vậy.

Xem thêm: EQ càng cao nhà quản trị doanh nghiệp càng dễ thành công

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

phong cach lanh dao

Những ông chủ có phong cách lãnh đạo này rất tâm lý, đáng tin cậy và cực kỳ khiêm tốn. Họ có tầm nhìn truyền cảm hứng cho toàn thể nhân viên, cho phép mọi người cùng nhau phát triển.

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi có nhiều ưu điểm vì nếu sở hữu nó bạn có thể thúc đẩy nhân viên của mình phát huy hết năng lực. Nhưng trước hết bạn phải thực sự truyền tải được cảm hứng đến họ.

Tuy nhiên nếu nhân viên không đồng thuận, không cảm thấy có sự gắn kết với tầm nhìn và chí hướng của bạn đưa ra thì cũng khá tệ.

Phong cách lãnh đạo thuyết phục

Không phải cứ làm lãnh đạo là phải thể hiện hết quyền lực của mình. Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi sếp phải có một tính cách hấp dẫn. Nhân viên trong nhóm cảm thấy được truyền cảm hứng, động lực và thậm chí tràn đầy năng lượng bởi những gì sếp của họ nói và làm.

Có rất nhiều ưu điểm đối với phong cách lãnh đạo này bởi vì một khi nhân viên thích bạn, họ sẽ một lòng cống hiến và hướng tới một mục tiêu chung.

Nhưng trở thành người dẫn đầu phong cách này không phải dễ vì vốn dĩ không phải ai cũng có sức hút. Bạn phải thực hiện với sự luyện tập nhiều từ cử chỉ, kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc.

Xem thêm: Nguyên lý Peter

Cách lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp

cach chon phong cach lanh dao

Nếu bạn đang là lãnh đạo hoặc có định hướng trở thành lãnh đạo trong tương lai, thì việc xác định cho mình một phong cách lãnh đạo riêng là điều rất quan trọng. Vậy làm thế nào để xây dựng được khuynh hướng lãnh đạo phù hợp?

Xây dựng sự tự giác

Trở thành một nhà lãnh đạo giỏi luôn bắt đầu từ việc hiểu rõ bản thân.Thông qua phản ánh trung thực và tự đánh giá chính mình. Sử dụng công cụ kiểm tra, bạn có thể hiểu sâu hơn về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo có trình độ cao sẽ luôn tự nhận thức được vai trò, mối quan hệ và áp lực của họ trong công việc. Để rèn luyện phong cách lãnh đạo, bạn hãy xem xét và nhận đánh giá từ đồng nghiệp hay mọi người xung quanh.

Hãy luôn đón nhận những quan điểm đó một cách cởi mở, điều này giúp ích cho bạn trong việc xác định những các khía cạnh của bản thân và phát triển nó. 

Hiểu rõ chức năng của người lãnh đạo

Kiểm tra các chức năng lãnh đạo của bạn là bước  thứ hai trong việc phát triển phong cách cá nhân. Trong các nguyên tắc lãnh đạo, có hai nhóm đo lường chức năng của các nhà lãnh đạo:

- Cấu trúc và phương hướng: Các hành động thúc đẩy người khác và truyền đạt cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ phải thực hiện.

- Hỗ trợ và hướng dẫn: Các hành động bạn thực hiện để theo dõi tiến độ công việc và định hướng mọi người.

Điều quan trọng là sử dụng phương pháp tự đánh giá để xác định bạn thuộc nhóm nào. Điều đó sẽ giúp bạn điều chỉnh phương pháp lãnh đạo đối với những thách thức kinh doanh khác nhau. Từ đó xác định những chức năng nào bạn nên tăng cường để thực hiện vai trò một cách hiệu quả hơn.

Hiểu động lực của bản thân

Tạo động lực cho các thành viên trong nhóm và dẫn dắt họ thành công là chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo tiềm năng. Nhưng quan trọng nhất, bạn cũng hiểu điều gì đang thúc đẩy bạn làm việc mỗi ngày.

Khi xem xét động lực của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo, hãy xem xét các phần thưởng bên ngoài có thể kích thích bạn. Chẳng hạn như chế độ lương, thưởng hay các đãi ngộ công việc khác.

Nắm bắt những động lực vô hình, chẳng hạn như cảm giác thuộc về tổ chức hoặc cơ hội để thể hiện năng lực trong các dự án mới. Hiểu được động lực trong công việc có thể khai mở tiềm năng của nhân viên, khuyến khích họ phát triển và đón nhận những thử thách.

Tóm lại, xác định và hoàn thiện phong cách lãnh đạo cá nhân là một quá trình khá dài. Bằng cách hiểu các phương pháp lãnh đạo phổ biến, tự đánh giá và nhận phản hồi từ đồng nghiệp, bạn có thể tự đánh giá và tiếp tục cải thiện, phát triển phong cách lãnh đạo cá nhân.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo?

lanh dao nu

Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Người ta thường cho rằng, truyền thống của một gia đình, quốc gia, dân tộc được hình thành và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển của lịch sử. 

Tương tự trong kinh doanh cũng vậy, để một tổ chức hay doanh nghiệp phát triển được như ngày hôm nay thì những người đi trước đã có sẵn một phong cách lãnh đạo tốt và phù hợp.

Chính vì vậy cần kế thừa và phát huy điều đó trong hiện tại và tương lai để dẫn dắt doanh nghiệp đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều kỹ năng cần phải cải thiện, điều chỉnh để ngày càng tốt hơn.

Tầm nhìn và năng lực của nhà lãnh đạo

Nếu một nhà lãnh đạo hiểu biết và có chuyên môn tốt, họ thường có xu hướng đi theo phong cách độc đoán hơn, chuyên quyền và luôn yêu cầu nhân viên làm bất cứ điều gì họ muốn. Bởi theo tâm lý học, đây đơn giản là nhu cầu thể hiện bản thân.

Ngược lại, những nhà lãnh đạo có kiến ​​thức vừa đủ, tính khí ôn hòa thường dễ dàng gắn kết các ý tưởng của nhân viên. Bởi ai đi làm cũng đều thích sếp mình lịch sự, nhã nhặn cư xử chuyên nghiệp.

Tâm lý người lãnh đạo 

Sự thiếu bản lĩnh sẽ khiến các nhà lãnh đạo mới khó phát huy được thế mạnh của mình. Điều này cực kỳ bất lợi cho cả doanh nghiệp và cá nhân người đó.

Cũng có thể do tâm lý bị áp lực bởi thành công của người đi trước làm quá tốt hoặc từng thất bại. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến các nhà lãnh đạo, quản lý hiện tại dễ bị gây sức ép nặng nề.

Như vậy qua bài viết trên, Tanca đã giới thiệu đến bạn 8 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất hiện nay của các nhà quản trị nhân sự, doanh nghiệp. Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ đến quý bạn đọc cách để xác định được phong cách lãnh đạo của mỗi cá nhân. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.

Trần Viết Quân
Bài viết mới
Bài viết liên quan