Ngày cập nhật 2024-04-25 01:51:03

Bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân Viên Kỹ Thuật và cách trả lời

Bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân Viên Kỹ Thuật là bí quyết giúp các nhà tuyển dụng lựa chọn ra những ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này. Để tìm ra những nhân tài kỹ thuật, những câu hỏi sẽ không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc mà còn kiểm tra năng lực giải quyết vấn đề và nhiều yếu tố khác. Cùng Tanca khám ngay bộ câu hỏi phỏng vấn chất lượng giúp tối ưu quy trình tuyển dụng.

Nhân viên kỹ thuật là làm gì?

nhan vien ky thuat la gi

Kỹ thuật là ngành khoa học với phạm vi rất rộng bao gồm thiết kế, bảo trì và xây dựng các công trình, thiết bị điện tử và hệ thống vật liệu. Mục đích cuối cùng của kỹ thuật là ứng dụng các kết quả khoa học vào thực tiễn để giúp cuộc sống con người trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

Theo đó, kỹ thuật viên là những người sẽ tham gia vào quá trình xây dựng và bảo trì các cấu trúc hệ thống, thiết bị và máy móc. Trong một doanh nghiệp, kỹ thuật viên sẽ chịu trách nhiệm quản lý các công việc liên quan đến máy móc và công nghệ.

Họ sẽ kiểm tra thường xuyên để đảm bảo mọi thứ đều hoạt động ổn định. Khi có sự cố kỹ thuật viên sẽ phát hiện và khắc phục kịp thời. Các kỹ thuật viên hiện nay được chia thành một số nhóm chính như:

  • Kỹ thuật hóa học
  • Kỹ sư cơ khí
  • Kỹ thuật điện
  • Kỹ thuật hệ thống
  • Kỹ thuật tích hợp liên ngành

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn Tester

Một số câu hỏi phỏng vấn ngành kỹ thuật và cách trả lời

phong van nhan vien ky thuat

Nhân viên kỹ thuật là vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy các khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí này, các nhà tuyển dụng thường chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn rất khắt khe, nhằm lựa chọn ứng viên phù hợp nhất.

Nếu bạn sắp buổi phỏng vấn cho vị trí công việc này, hãy tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật dưới đây để có sự chuẩn bị thật tốt nhé!

Bạn biết gì về ngành kỹ thuật?

Thường thì đây chỉ là câu hỏi khởi động để tạo sự thoải mái cho buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, nhiều ứng viên thường bỏ qua và không đi sâu vào chi tiết câu hỏi này. Nhưng nó cũng sẽ là một trong những câu hỏi thường gặp trong các cuộc phỏng vấn về kỹ thuật. 

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời tuần tự từ khái niệm về chức vụ đến những công việc hàng ngày họ cần thực hiện. Kỹ thuật viên là những người giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết bị, hệ thống, máy móc trong cơ sở sản xuất kinh doanh của một công ty.

Tùy theo lĩnh vực hoạt động mà công việc của kỹ thuật viên sẽ khác nhau. Nói chung, công việc hàng ngày của kỹ thuật viên thường bao gồm các nhiệm vụ sau. Lưu ý bạn chỉ cần trả lời từ 3-5 nhiệm vụ chính liên quan đến vị trí ứng tuyển bao gồm:

  • Lắp đặt, bảo trì hệ thống cơ khí xí nghiệp.
  • Kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống máy móc, kỹ thuật cần thiết để đảm bảo hiệu quả làm việc tối ưu.
  • Xử lý các sự cố, sự cố liên quan đến máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành máy móc.
  • Đảm bảo hệ số an toàn lao động của doanh nghiệp.

Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?

Một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất dành cho kỹ thuật viên là những phẩm chất nào bạn cảm thấy phù hợp với vị trí kỹ thuật viên. Với mục đích của câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem thông tin của bạn có khớp với thông tin trong CV của bạn hay không.

Khi đưa ra câu trả lời, bạn có thể liệt kê những tố chất tuyệt vời của bản thân giúp ích cho công việc này. Chẳng hạn như hoàn thành đúng hạn, học hỏi nhanh và tỉ mỉ trong mọi việc.

Theo cá nhân bạn, một kỹ thuật viên cần có những tố chất gì?

Mặc dù trong CV của mình, bạn cũng đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này bởi vì họ vẫn muốn biết thêm về bạn. Mục đích để tìm hiểu xem bạn có thực sự hiểu biết về ngành này hay không.

Ngoài ra, đây cũng là câu hỏi để nhà tuyển dụng so sánh tính xác thực trong hồ sơ bạn nộp để làm cơ sở so sánh bạn với các ứng viên khác.

Một Nhân viên Kỹ thuật cần phải có một loạt các tố chất và kỹ năng để hoàn thành công việc hiệu quả. Dưới đây là một số tố chất và kỹ năng quan trọng:

Chuyên môn: Đây là điều cơ bản nhất. Nhân viên kỹ thuật cần phải am hiểu về lĩnh vực của mình, từ thiết bị, phần mềm đến phương pháp thử nghiệm, vận hành, và sửa chữa.

Tư duy giải quyết vấn đề: Khi gặp phải vấn đề, nhân viên kỹ thuật cần biết cách định rõ vấn đề, phân tích nguyên nhân, và tìm ra giải pháp phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp: Dù làm việc chủ yếu với máy móc, nhân viên kỹ thuật cũng cần phải giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, quản lý, và đôi khi là khách hàng. Kỹ năng giao tiếp cũng giúp họ giải thích vấn đề kỹ thuật một cách rõ ràng cho những người không am hiểu.

Kỹ năng làm việc nhóm: Trong nhiều dự án, nhân viên kỹ thuật cần phải làm việc chung với những người khác. Kỹ năng làm việc nhóm giúp họ làm việc hiệu quả trong môi trường này.

Tư duy phân tích và lập kế hoạch: Nhân viên kỹ thuật cần biết cách phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu suất của hệ thống, và lập kế hoạch để cải tiến hoặc sửa chữa.

Chịu áp lực cao và kiên nhẫn: Trong quá trình giải quyết vấn đề kỹ thuật, việc gặp rắc rối hay vấn đề không dự đoán được là điều thường xuyên. Do đó, sự chịu áp lực và kiên nhẫn là vô cùng cần thiết.

Luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới: Công nghệ và phương pháp làm việc luôn thay đổi. Nhân viên kỹ thuật cần phải tự học hỏi và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới để không bị tụt hậu.

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn Lập Trình Viên

Điều khó khăn nhất của các dự án kỹ thuật mà bạn đã tham gia là gì?

nhan vien ky thuat

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá kinh nghiệm của bạn trong ngành. Tuy nhiên, trong quá trình kể lại trải nghiệm, bạn cần nhấn mạnh rằng mình đã trải qua, những bài học rút ra từ trải nghiệm đó.

Cách bạn truyền đạt thông tin đến người khác chuyên ngành? 

Bất cứ vị trí công việc nào cũng cần có sự phối hợp giữa các bộ phận để hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Đặc thù của ngành kỹ thuật là rất nhiều thuật ngữ phức tạp nên bạn cần xác định rõ mình đang giao tiếp với ai để lựa chọn từ ngữ dễ hiểu nhất với họ.

Thường kỹ thuật viên sẽ sử dụng từ vựng liên quan để người tiếp nhận thông tin có thể dễ dàng hiểu được vấn đề.

Bạn sẽ làm gì nếu được giao một dự án cần hoàn thành gấp?

Trong quá trình làm việc, bạn nhất định bắt gặp những dự án cấp bách cần hoàn thành trước, làm gián đoạn những dự án đang triển khai. Do đó, câu hỏi phỏng vấn này chủ yếu để kiểm tra khả năng đối phó với vấn đề, khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc của bạn.

Gợi ý trả lời như sau:

Khi nhận được câu hỏi, bạn nên trả lời và nhấn mạnh những điều sau: Đưa ra một tình huống giả định, bạn đang thực hiện một dự án kỹ thuật khác theo lịch trình và kế hoạch ban đầu thì được công ty giao cho một dự án khác với thời gian hoàn thành gấp.

  • Nêu rõ bạn sẽ làm gì khi tiếp quản dự án. Ví dụ: xác nhận lại các thông tin cần thiết và xác nhận thời gian hoàn thành gần nhất.
  • Nếu bạn không thể hoàn thành dự án đúng hạn, bạn nên yêu cầu người được giao nhiệm vụ cho phép bạn hoãn công việc hiện tại và hoàn thành dự án cấp bách trước.
  • Bạn sẽ hỏi về nguồn nhân lực sẵn có cho dự án đó, và có những thông tin cần thiết, bạn sẽ xác định khi nào dự án sẽ hoàn thành và cố gắng sắp xếp công việc để hoàn thành trong thời gian đó.

Điều khó khăn nhất trong khi xây dựng và phát triển dự án của bạn là gì?

Đối với những vị trí có yêu cầu cao về kinh nghiệm, khả năng quản lý, chuyên môn thì đây sẽ là câu hỏi phỏng vấn cần thiết. Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận biết được khả năng xây dựng và phát triển dự án của bạn. Từ đó, bạn sẽ thấy mình có tiềm năng trở thành trưởng phòng hay không.

Với câu hỏi này, bạn cần nắm rõ quy trình xây dựng, triển khai và phát triển một dự án. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trước đây, hãy đưa ra một ví dụ từ một dự án mà bạn đã làm việc. Đối với dự án đó, bạn đã chuẩn bị những gì, kết quả của dự án kỹ thuật là gì.

Làm thế nào để bạn cập nhật những tin tức mới nhất trong ngành?

Vì kỹ thuật là một trong những ngành thay đổi nhanh nhất nên bạn cần luôn chủ động và cập nhật tin tức. Bạn có thể trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng bằng cách liệt kê các nhóm và diễn đàn dành riêng cho lĩnh vực chuyên môn của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ thấy sự chủ động của bạn trong công việc và đánh giá cao bạn hơn.

Cách bạn giảm thiểu rủi ro công việc?

Kỹ thuật là một trong những nhóm ngành có rủi ro cao nhất, thường dẫn đến những hậu quả lớn. Với câu này nhà tuyển dụng muốn xem thái độ của bạn trong công việc và cách bạn ứng dụng nó để giảm thiểu rủi ro.

Bạn có thể trả lời bằng cách luôn có kế hoạch dự phòng trước mọi dự án, đánh giá và đo lường các thông số trước khi hành động…

Trong tương lai, bạn có dự định gì cho sự nghiệp?

Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể ghi điểm bằng cách nêu rõ ý định của mình ở từng giai đoạn, chẳng hạn như:

  • Mục tiêu ngắn hạn: trở thành kỹ thuật viên xuất sắc,...
  • Mục tiêu dài hạn: Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng của mình, có thể làm quản lý trong 3 năm tới,...

Biết mục tiêu của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy bạn đã chuẩn bị và có kế hoạch cụ thể cho tương lai.

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên Remote

Bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân Viên Kỹ Thuật

hoi dap voi nhan vien ky thuat

Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn không chỉ giúp ích cho các nhà tuyển dụng mà còn giúp các ứng viên chuẩn bị phỏng vấn xin việc làm. Dưới đây là bộ câu hỏi bạn có thể gặp khi ứng tuyển các vị trí liên quan đến kỹ thuật, máy móc. Khám phá ngay bạn nhé!

Câu hỏi phỏng vấn kỹ thuật viên xét nghiệm

1. Bạn có thể mô tả về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn trong lĩnh vực xét nghiệm không?

2. Bạn có kỹ năng sử dụng thiết bị xét nghiệm nào? Bạn đã từng gặp vấn đề gì khi sử dụng chúng?

3. Bạn có thể mô tả quy trình xét nghiệm một mẫu thử mà bạn thường thực hiện không?

4. Bạn đã từng gặp phải tình huống xét nghiệm phức tạp hay khó khăn nào chưa? Nếu có, bạn đã giải quyết ra sao?

5. Bạn đã từng làm việc trong môi trường áp lực không? Bạn có thể mô tả cách bạn quản lý áp lực và đảm bảo chất lượng công việc không?

6. Trong lĩnh vực xét nghiệm, đạo đức nghề nghiệp có vai trò như thế nào theo quan điểm của bạn?

7. Bạn đã từng làm việc với hệ thống quản lý chất lượng nào trong phòng thí nghiệm không?

8. Bạn đã từng gặp phải sai sót trong quá trình xét nghiệm không? Bạn đã học được gì từ những lỗi đó?

9. Đối với bạn, việc liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới trong lĩnh vực xét nghiệm có quan trọng không? Tại sao?

10. Nếu có một vấn đề không rõ trong quá trình xét nghiệm, bạn sẽ xử lý ra sao?

Câu hỏi phỏng vấn kỹ thuật viên ô tô

1. Bạn đã từng sửa chữa và bảo dưỡng các loại ô tô nào? Bạn có kinh nghiệm với hãng ô tô nào?

2. Bạn đã từng gặp vấn đề gì khó khăn khi sửa chữa ô tô? Bạn đã giải quyết như thế nào?

3. Bạn có thể mô tả quy trình chẩn đoán và khắc phục một lỗi kỹ thuật trên ô tô không?

4. Trong công việc của bạn, quyền lợi và sự an toàn của khách hàng có vai trò như thế nào?

5. Bạn có thể mô tả một số công cụ, thiết bị mà bạn thường sử dụng trong công việc không? 6. Bạn đã từng gặp vấn đề gì khi sử dụng chúng?

7. Bạn đã từng gặp phải sai sót trong quá trình sửa chữa ô tô không? Bạn đã học được gì từ những lỗi đó?

8. Bạn thường cập nhật kiến thức và kỹ năng mới trong lĩnh vực ô tô ra sao?

Câu hỏi phỏng vấn kỹ thuật tòa nhà

1. Bạn đã từng quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật nào trong tòa nhà (điện, điều hòa nhiệt độ, thang máy, hệ thống chữa cháy, vv.)?

2. Bạn có thể mô tả một quy trình bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật tòa nhà mà bạn thường thực hiện không?

3. Tình huống: Giả sử hệ thống điều hòa nhiệt độ trong tòa nhà bỗng dưng ngừng hoạt động vào một ngày nắng nóng. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

4. Tình huống: Nếu bạn nhận thấy một vấn đề về an toàn trong tòa nhà mà bạn không có thẩm quyền để giải quyết, bạn sẽ làm gì?

5. Bạn đã từng gặp phải sai sót trong quá trình làm việc với hệ thống kỹ thuật tòa nhà không? Bạn đã học được gì từ những lỗi đó?

6. Tình huống: Trong tình huống khẩn cấp, ví dụ như có cháy tại tòa nhà, bạn sẽ xử lý như thế nào?

7. Nếu có một vấn đề không rõ trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật tòa nhà, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn công nhân cơ khí

1. Bạn có thể mô tả về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn trong lĩnh vực cơ khí không?

2. Bạn đã từng làm việc với loại máy công cụ cơ khí nào? Bạn có thể mô tả quá trình vận hành và bảo dưỡng chúng không?

3. Tình huống: Giả sử trong quá trình làm việc, máy móc bỗng nhiên bị hỏng và bạn là người phát hiện ra. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

4. Bạn có kỹ năng gì trong việc đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật?

5. Bạn có thể mô tả cách bạn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới trong lĩnh vực cơ khí không?

6. Tình huống: Trong quá trình lắp ráp, bạn nhận ra một số chi tiết phụ kiện không phù hợp với bản vẽ kỹ thuật, bạn sẽ xử lý như thế nào?

7. Nếu có một vấn đề không rõ trong quá trình sản xuất hoặc lắp ráp, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn kỹ thuật điện

1. Bạn đã từng làm việc với loại hệ thống điện nào (công nghiệp, dân dụng, tàu điện, tòa nhà cao tầng,...)?

2. Bạn có kỹ năng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện nào? Bạn đã từng gặp vấn đề gì khi sử dụng chúng?

3. Bạn có thể mô tả quy trình kiểm tra và đảm bảo an toàn điện mà bạn thường thực hiện không?

4. Tình huống: Giả sử có một sự cố với hệ thống điện tại cơ sở, và bạn là người đầu tiên phát hiện ra. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

5. Tình huống: Nếu bạn nhận thấy một đồng nghiệp đang làm việc mà không tuân thủ các quy định về an toàn điện, bạn sẽ làm gì?

6. Bạn đã từng gặp phải sai sót trong quá trình làm việc với hệ thống điện không? Bạn đã học được gì từ những lỗi đó?

7. Tình huống: Giả sử hệ thống điện bỗng dưng mất điện và bạn phải tìm ra nguyên nhân. Bạn sẽ bắt đầu từ đâu và thực hiện như thế nào?

Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật 2023

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi công nghệ số nên nhu cầu tuyển dụng đội ngũ kỹ thuật tăng vọt trong vòng 3 năm trở lại đây. Đồng thời, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng tăng từ 10% đến 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam đang ở trong một môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ổn định, điều này đã thu hút Samsung, Intel, LG và nhiều công ty công nghệ nước ngoài khác đổ tiền vào. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến ngành kỹ thuật trở nên hot chưa từng có.

Có thể thấy rằng các nhà tuyển dụng đang có nhu cầu ngày càng tăng. Các trường đại học cũng đang chú ý nhiều hơn đến việc phát triển và nâng cao kỹ năng của sinh viên kỹ thuật.

Vì vậy, các trường đang từng bước củng cố, xây dựng dự án để đảm bảo có đủ “cung” đáp ứng “cầu” của thị trường trong nước.

Việc lựa chọn Nhân Viên Kỹ Thuật đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ lưỡng. Bằng cách áp dụng bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật một cách linh hoạt và sáng tạo, sẽ giúp đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác. Đồng thời cung cấp cơ hội phát triển cho những tài năng kỹ thuật, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của Tanca.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm