Ngày cập nhật 2024-11-21 20:10:19

Bị sa thải có được trả lương không? Những điều cần biết

Bị sa thải có được trả lương không? Bị cho nghỉ việc có được trợ cấp thôi việc không? Bị sa thải có được hưởng lương và bảo hiểm thất nghiệp không? Trong trường hợp nào doanh nghiệp được phép sa thải nhân viên? Đây là những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Cùng Tanca tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.

Bị sa thải có được trả lương không?

nhan vien bi sa thai

Nếu bị sa thải có được hưởng lương không? Nếu việc sa thải của người lao động là đúng pháp luật thì công ty vẫn trả đủ tiền lương cho người lao động. Theo đó, bạn sẽ nhận được thù lao cho những ngày làm việc của mình.

Sa thải người lao động là hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động cần tuân thủ các quy định.

Tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định rõ NSDLĐ phải chịu trách nhiệm đối với người lao động  khi chấm dứt hợp đồng, cụ thể như sau:

Trong vòng 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, 2 bên đương sự có trách nhiệm thanh toán và hoàn trả đầy đủ các khoản phí có liên quan đến quyền lợi hợp pháp của mỗi bên. Nếu xảy ra trường hợp đặc biệt cũng không được quá 30 ngày. 

Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ liên quan cho nhân viên.

Trong mọi trường hợp, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng cần phải có trách nhiệm đảm bảo các quy định và quyền lợi của người lao động.

Xem thêm: Cách phòng tránh bị 'âm thầm sa thải'

Trường hợp nào nhân viên bị sa thải?

truong hop sa thai nhan vien

Quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động nêu rõ, người bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Người lao động có hành vi tham ô, đánh bạc, trộm cắp, làm lộ bí mật kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, đơn vị đang công tác.
  • Vi phạm nội quy lao động còn quy định về hành vi gây thiệt hại lớn hoặc đe dọa gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Người bị kỷ luật kéo dài trong thời gian nâng lương hoặc bị buộc thôi việc mà tái phạm trong thời gian xử lý kỷ luật.
  • Người lao động tự ý bỏ việc không lý do trong thời hạn 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày. Các trường hợp tự ý nghỉ việc nhưng có lý do chính đáng sẽ được xem xét.

Khi sa thải người lao động, các tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Xem thêm: Quy trình sa thải nhân viên đúng luật

Quy định trợ cấp thôi việc người lao động được hưởng

tro cap cho nguoi thoi viec

Ngoài việc được trả lương cho số ngày đã làm việc, người lao động bị sa thải còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chế độ này do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo các điều kiện quy định.

Điều 49 Luật Việc làm quy định về chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau:

  • Người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động mỗi tháng. 
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
  • Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 43 của Luật Lao động từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi hợp đồng lao động có hiệu lực bị chấm dứt.
  • Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Lao động.
  • Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Xem thêm: Phụ cấp lương là gì? Gồm những loại nào?

Bị sa thải có phải bồi thường không?

bi sa thai co bi boi thuong khong

Trách nhiệm hoàn trả, bồi thường chi phí đào tạo lao động thường được áp dụng đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Theo quy định tại điều 40, người lao động trong trường hợp này có nghĩa vụ như sau:

  • Không được hưởng trợ cấp thôi việc.
  • Bồi thường 1/2 tháng lương theo hợp đồng và một khoản tiền tương ứng cho những ngày làm việc không báo trước theo hợp đồng lao động.
  • Hoàn trả tất cả các chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định Luật Lao động (điều 62).
  • Việc có bồi thường chi phí đào tạo hay không sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên về nội dung hợp đồng.

Quy trình xử lý kỷ luật lao động của doanh nghiệp

Thủ tục xử lý kỷ luật lao động như thế nào? Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động cần tuân theo trình tự, thủ tục của pháp luật lao động như sau:

Thứ nhất, trình tự xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

  • Người sử dụng lao động chứng minh được hành vi vi phạm của người lao động.
  • Tham gia tổ chức đại diện của người lao động tại nơi người lao động bị xử lý là thành viên trong quá trình xử lý kỷ luật lao động.
  • Nhân viên phải có mặt và có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư đại diện cho họ. Trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi thì khi xử lý kỷ luật phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

Thứ hai, không được phép áp dụng nhiều hình thức kỷ luật đối với một hành vi vi phạm.

Thứ ba, người lao động vi phạm nhiều lần thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật nào cao nhất tương ứng với hành vi nặng nhất.

Thứ tư, một số trường hợp không bị xử lý kỷ luật lao động như: nghỉ ốm đau, nghỉ việc có sự đồng ý của người sử dụng lao động; người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam, người lao động đang chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm kỷ luật theo quy định của luật lao động.

Thứ năm, không xử lý kỷ luật đối với trường hợp người lao động mắc bệnh tâm thần hoặc không có khả năng nhận thức.

Như vậy qua bài viết trên Tanca đã giúp quý bạn đọc giải đáp vấn đề bị sa thải có được trả lương không? Cũng như các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên và nghĩa vụ của nhân viên khi bị sa thải theo quy định của pháp luật. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Lê Thị Thuỳ Vi