Sau đợt dịch Covid-19, đã có nhiều sự thay đổi đáng kể trong việc quản trị ở các doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề quản trị rủi ro. Vậy, vấn đề này là gì? Một quy trình hiệu quả sẽ ra sao? Thông qua bài viết này, Tanca sẽ giúp bạn trả lời tất cả những thắc mắc trên đây cũng như tìm ra phương pháp quản trị tốt nhất cho doanh nghiệp của mình!
1. Quản trị rủi ro là gì? Nguyên tắc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro là một phương thức kinh doanh nhằm xác định, đánh giá và đo lường các các sự kiện rủi ro có khả năng tác động đến doanh nghiệp để từ đó ngăn chặn, giảm thiểu các tác động tiêu cực mà chúng có thể ảnh hưởng đến tổ chức, cuối cùng đưa ra các hướng giải quyết kịp thời và phù hợp.
Nguyên tắc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp:
- Dự đoán rủi ro trong tương lai
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý cho các rủi ro
- Xác định vai trò của từng thành viên trong chiến lược quản trị rủi ro doanh nghiệp
- Tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro tại doanh nghiệp
- Đầu tư thông minh tại vào một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp
2. Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp
Quy trình quản trị rủi ro sẽ bao gồm 6 bước cơ bản và các doanh nghiệp nên thực hiện quy trình này thường xuyên và đều đặn để giảm thiểu tác hại từ các bất ổn hay mối nguy tiềm tàng có thể xảy ra.
Bước 1: Xác định phạm vi rủi ro
Đây là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro. Doanh nghiệp nên thiết lập các tiêu chí sẽ sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn và xác định trước các yếu tố sau:
- Phạm vi quản lý rủi ro
- Tính chất và mục tiêu của việc quản lý rủi ro
- Cơ sở đánh giá và kiềm chế rủi ro
- Xác định khuôn khổ và lộ trình xử lý học kế toán ở đâu
Ngoài ra, việc phân loại rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp tập trung và giải quyết hiệu quả hơn vấn đề tồn tại. Trong doanh nghiệp, rủi ro có thể chia thành 4 nhóm sau:
- Rủi ro chiến lược, các rủi ro xuất phát từ các vấn đề liên quan đến quản trị, môi trường kinh doanh và các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư…
- Rủi ro hoạt động, các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trong hoạt động hàng ngày, rủi ro này đến từ các quy trình, hệ thống, con người và văn hóa… hay do ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài.
- Rủi ro tài chính, rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính, bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác.
- Rủi ro tuân thủ, rủi ro có liên quan tới việc chấp hành các quy định/nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng/cam kết.
Bước 2: Nhận dạng rủi ro
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có những mục tiêu nhất định, và mỗi mục tiêu sẽ ẩn chứa các sự kiện gây nguy hiểm một phần hoặc toàn bộ. Chính vì vậy, việc nhận dạng rủi ro là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp phần nào giảm thiểu được những mối nguy tiềm tàng, không đáng có.
Nhận dạng rủi ro dựa vào việc kiểm tra những rủi ro tồn tại sẵn. Ở một số ngành nghề, luôn tồn tại sẵn các rủi ro. Mỗi rủi ro trong số đó sẽ được kiểm tra xem có xảy ra không khi mà doanh nghiệp thực hiện những hành vi cụ thể.
Bước 3: Phân tích rủi ro
Khi rủi ro được xác định, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về bản chất của rủi ro và tiềm năng của nó có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu và kết quả của dự án. Từ đó, doanh nghiệp phân tích kĩ hơn về tỷ lệ rủi ro tiềm ẩn đó sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả nó mang ra sao.
Bước 4: Đánh giá và xếp hạng rủi ro
Sau khi hoàn thành việc phân tích rủi ro, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá và xếp hạng rủi ro để đưa ra quyết định, rủi ro đó có thể chấp nhận hay đang ở tình thế nghiêm trọng và bắt buộc phải tìm giải pháp loại trừ:
- Xác định tỷ lệ các sự cố kể từ khi các thông tin thống kê không chứa đựng tất cả các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ
- Những quan điểm và những con số thống kê có sẵn được coi là nguồn thông tin chủ yếu
- Tỷ lệ các sự cố sẽ được nhân đôi bởi các sự kiện có tác động tiêu cực
- Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lợi ích của việc quản lý rủi ro ít phụ thuộc vào phương thức quản lý mà phụ thuộc nhiều hơn vào tần suất và cách thức đánh giá rủi ro.
Bước 5: Xử lý và ứng phó với rủi ro
Ở bước này, doanh nghiệp cần xem xét các rủi ro được xếp hạng cao nhất, sau đó lên kế hoạch xử lý và ứng phó với chúng, sao cho các rủi ro này trở về mức có thể chấp nhận được. Kế hoạch đó bao gồm các quy trình giảm thiểu rủi ro, các phương án phòng ngừa rủi ro và các kế hoạch dự phòng để xử lý các rủi ro nếu chúng xảy ra
Đối với phương án phòng ngừa, sẽ có 4 loại sau đây:
Tránh rủi ro
- Không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro
- Có thể áp dụng các biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro nhưng lại đánh mất các lợi ích lớn
- Không tham gia vào việc kinh doanh để tránh rủi ro cũng có nghĩa là đánh mất khả năng tìm kiếm lợi nhuận
Giảm thiểu rủi ro
- Làm giảm các tác hại từ các sự cố có thể xảy ra rủi ro
- Áp dụng trong trường hợp đó là các rủi ro không thể tránh
- Có thể thuê bên ngoài như: thuê tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính
Kiềm chế rủi ro
- Chấp nhận và duy trì mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố
- Là một chiến lược thích hợp cho những rủi ro nhỏ nhưng lợi ích lớn
Chuyển giao rủi ro
- Đưa rủi ro sang cho người khác
- Mua bảo hiểm
- Sử dụng các công cụ bảo đảm trong ký kết hợp đồng
- Chuyển rủi ro từ nhóm sang các thành viên trong nhóm
Bước 6: Lập kế hoạch và giám sát rủi ro
Điều quan trọng cần lưu ý là quản trị rủi ro là một quá trình liên tục, không có điểm kết thúc, kể cả khi rủi ro đã được xác định và giảm thiểu. Kế hoạch quản trị rủi ro càng được xem xét, giám sát kĩ, sẽ càng giúp cho doanh nghiệp bền vững và tránh được nhiều tác động không đáng có hơn.
Các bước thiết lập kế hoạch quản trị rủi ro bao gồm:
- Thiết lập mục tiêu
- Xác định rõ mục tiêu
- Cung cấp và kiểm soát các nguồn lực thực hiện, bao gồm cả ngân sách tài chính
- Xác định kế hoạch và giai đoạn thực hiện và đánh giá tác động của chúng
- Kiểm tra và báo cáo về tiến trình thực hiện và kết quả đạt được
- Đánh giá cách thức giải quyết vấn đề
Ngoài ra, các kế hoạch quản trị rủi ro của doanh nghiệp cũng cần được xem xét lại hàng năm để đảm bảo luôn được cập nhật và phù hợp theo từng sự thay đổi. Ví dụ rủi ro thông tin có thể làm thay đổi nhanh chóng môi trường kinh doanh
3. Quản trị rủi ro có những lợi ích và thách thức gì?
Quản trị hiệu quả các rủi ro có thể tạo ra nhiều chiều hướng tác động đến nguồn vốn và thu nhập của doanh nghiệp. Chúng cũng đưa ra những thách thức, ngay cả đối với những doanh nghiệp có chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng. Dưới đây là một số lợi ích và thách thức của quản trị rủi ro:
Lợi ích của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp?
- Nâng cao nhận thức rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp
- Tin tưởng hơn vào những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra
- Giảm thiểu tình trạng sử dụng ngân sách phung phí
- Tạo sự cạnh tranh khác biệt trên thị trường
- Cải thiện an toàn và an ninh tại nơi làm việc cho nhân viên và doanh nghiệp
- Tăng hiệu quả hoạt động với việc áp dụng các quy trình và kiểm soát rủi ro nhất quán
Thách thức của doanh nghiệp khi áp dụng quản trị rủi ro?
- Chi phí ban đầu tăng lên do các chương trình quản trị rủi ro có thể yêu cầu phần mềm và dịch vụ đắt tiền
- Việc tăng cường chú trọng quản trị cũng đòi hỏi các đơn vị kinh doanh phải đầu tư thời gian và tiền bạc để tuân thủ
- Đạt được sự đồng thuận về mức độ nghiêm trọng của rủi ro và cách xử lý nó có thể là một bài tập khó, gây tranh cãi và đôi khi dẫn đến việc phân tích rủi ro bị tê liệt
- Rất khó để nhìn và hiểu được bức tranh toàn cảnh về rủi ro tích luỹ
- Cách chính sách quản trị rủi ro của một doanh nghiệp còn yếu, chưa được phát riển và khó có thể đưa ra các đánh giá chính xác