Ngày cập nhật 2025-01-21 15:23:59

Mobile Marketing là gì? Phân loại và cách sử dụng hiệu quả

Mobile Marketing là gì? Đây là một trong những phương pháp marketing thông minh và hiệu quả, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời kích cầu sản phẩm, tiếp thị hiệu quả trên diện rộng. Cùng Tanca tìm hiểu chi tiết những ưu nhược điểm và các chiến lược tiếp thị di động phổ biến nhất hiện nay.

Mobile Marketing là gì?

Mobile Marketing la gi

Mobile Marketing là phương pháp tiếp thị sử dụng các phương tiện di động làm kênh truyền thông, liên lạc giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Nói một cách đơn giản hơn, đó là sử dụng các kênh truyền thông di động như một phương tiện cho hoạt động marketing.

Mobile Marketing là phần mở rộng của SMS Marketing, ngoại trừ SMS chiếm 95% thì các hình thức nâng cao như MMS, PSMS, WAP sẽ góp phần làm tăng giá trị thông tin khi gửi đi.

Xem thêm: Marketing trực tiếp là gì?

3 kiểu tiếp thị di động phổ biến nhất

tiep thi qua di dong

Tiếp thị trực tiếp

Mobile marketing mang đến cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng mà không cần thông qua địa chỉ nhà riêng, bưu điện hay mạng truyền hình vì thiết bị di động là vật dụng cá nhân của mỗi người.

Mobile marketing trực tiếp bao gồm các hoạt động gửi tin nhắn trực tiếp đến người tiêu dùng hoặc nhận tin nhắn trực tiếp từ họ. Kênh di động cung cấp cho doanh nghiệp hai hình thức cơ bản của thông điệp tiếp thị trực tiếp để thu hút khách hàng và không qua trung gian:

  • Giao tiếp do nhà tiếp thị bắt đầu: Khi nhà tiếp thị bắt đầu tương tác với khách hàng bằng cách gửi tin nhắn, thực hiện cuộc gọi hoặc đẩy cảnh báo ứng dụng. Đây là tiếp thị đẩy.
  • Giao tiếp do người tiêu dùng bắt đầu: Khi người tiêu dùng bắt đầu tương tác với nhà tiếp thị. Chẳng hạn như truy cập website qua di động, thực hiện cuộc gọi, tải xuống ứng dụng. Đây chính là tiếp thị kéo.

Tiếp thị truyền thống 

Tiếp thị truyền thông kỹ thuật số và tiếp thị truyền thống trên thiết bị di động là sự gia tăng của điện thoại di động – tăng thêm các chương trình truyền hình truyền thống và hiện đại. Chẳng hạn như TV, radio, báo in, Outdoor Media, Internet, email, voice,…

Đồng thời kích thích các đối tượng truyền thông sử dụng điện thoại hoặc thiết bị được kết nối để trả lời điện thoại di động từ nhân viên Telesales.

Ví dụ như lời kêu gọi tương tác qua các chương trình truyền hình, điền thông tin/ biểu mẫu để truy cập website và tham gia chương trình…

Sản phẩm và dịch vụ thông qua hỗ trợ di động

Ngày càng có nhiều công ty chuyển sang thiết bị di động và mạng để cung cấp sản phẩm và dịch vụ của họ. Điển hình như các ngân hàng ngày nay đều sở hữu website/ ứng dụng di động của riêng họ để khách hàng dễ dàng truy cập vào tài khoản ngân hàng để tra cứu thông tin, kiểm tra số dư, chuyển tiền…

Các công ty truyền thông như CNN hay ESPN sử dụng phương tiện di động như một phương tiện mới để phân phối nội dung của họ. Rất nhiều doanh nghiệp đang dần tích hợp các dịch vụ di động. Bao gồm nhắn tin văn bản như một cách để nâng cao trải nghiệm với các sản phẩm của họ.

Xem thêm: Cách áp dụng Multi Channel Marketing

Mobile Marketing ưu nhược điểm là gì?

tiep thi tren dien thoai

Các hình thức mobile marketing luôn tồn tại nhiều ưu điểm và nhược điểm. Cùng tìm hiểu qua nội dung sau:

Ưu điểm

  • Điện thoại di động luôn được mang theo bên mình.
  • Ít tốn kém hơn so với việc thiết kế hình ảnh và chạy quảng cáo trên máy tính.
  • Các chương trình khuyến mãi dễ dàng đăng tải và tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn trên thiết bị di động.
  • Điện thoại di động tương tác trực tiếp với người dùng, điều này cho phép mức độ cá nhân hóa cao. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể bắt đầu cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng và nhận phản hồi tức thì qua tin nhắn văn bản.

Nhược điểm

  • Khả năng lưu trữ dữ liệu và bộ nhớ của thiết bị di động không cao, không gian quảng cáo rất ít nên thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải còn hạn chế.
  • Khó tích hợp với các dòng cấu hình điện thoại khác nhau.
  • Mobile Marketing đòi hỏi sự thay đổi và sáng tạo không ngừng để thu hút tỷ lệ xem của khách hàng.

Xem thêm: Ưu điểm, hạn chế và cách triển khai Marketplace

Lợi ích của Mobile Marketing?

loi ich cua Mobile Marketing

Mobile Marketing có tác dụng rất lớn trong việc quảng cáo, tiếp thị cho doanh nghiệp. Cùng khám phá những lợi ích mà hình thức marketing mang lại:

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Khi hầu hết mọi người đều dành thời gian cho thiết bị di động, thì sự tương tác của quảng cáo thông qua Mobile Marketing cũng tăng lên rất nhiều. Đa dạng các hình thức quảng cáo, tiếp cận người dùng mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm.

Nếu doanh nghiệp kiên trì thực hiện quảng cáo, tiếp thị trong một thời gian hoặc định kỳ thì độ nhận diện thương hiệu của sản phẩm cũng tăng lên rất nhiều. Đây cũng là động lực để doanh nghiệp kiên trì và cố gắng.

Thu thập dữ liệu khách hàng

Khi gửi tin nhắn và hình ảnh quảng cáo đến điện thoại của khách hàng, phía doanh nghiệp cũng sẽ có một phần mềm nhất định để tính số người click vào quảng cáo và quan tâm đến quảng cáo đó. 

Nếu khách hàng có nhu cầu mua sắm, sử dụng hoặc quan tâm sản phẩm chắc chắn họ sẽ click vào để xem thêm. Điều này đã tạo cơ sở dữ liệu về sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Dựa trên dữ liệu đó, doanh nghiệp cũng có thể đưa ra phương hướng kinh doanh của mình tiếp theo.

Điều hướng khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi

Hay nói cách khác, doanh nghiệp có thể kiểm soát những thông điệp quảng cáo đó với khách hàng. Họ hướng khách hàng của mình đến những gì họ muốn và chỉ giới hạn trong một tin nhắn văn bản, hình ảnh hoặc email nhất định.

Đây cũng là một lợi thế so với quảng cáo thông thường, vì nó giúp doanh nghiệp chỉ tập trung vào những gì nổi bật đối với khách hàng của họ.

Xây dựng niềm tin khách hàng

Mobile Marketing còn tạo dựng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu. Thông tin về sản phẩm luôn được cập nhật giúp khách hàng quen dần với sự tồn tại của thương hiệu và có xu hướng ưu tiên khi mua sử dụng.

Tuy nhiên, Mobile Marketing cũng có những hạn chế nhất định. Nếu doanh nghiệp quá lạm dụng vào việc quảng cáo, tiếp thị trên điện thoại sẽ gây khó chịu cho khách hàng khi hàng ngày họ phải nhận được những tin nhắn mà họ không quan tâm.

Thậm chí có thể khiến khách hàng tẩy chay thương hiệu đó. Như vậy, để có thể sử dụng Mobile Marketing trong doanh nghiệp, bắt buộc doanh nghiệp phải có những chiến lược hiệu quả.

Các hình thức Mobile marketing điển hình

cac hinh thuc marketing qua dien thoai

Mobile Marketing ngày càng phát triển và bổ sung thêm nhiều chiến lược đa dạng. Dưới đây là các loại hình Mobile Marketing mà bạn có thể tham khảo.

SMS Marketing

SMS Marketing là phương thức Mobile Marketing phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đây là phương pháp có cách thức hoạt động rất đơn giản, chỉ cần danh sách số điện thoại của khách hàng mục tiêu và một phần mềm tự động, thông điệp marketing sẽ được gửi đến khách hàng một cách chi tiết.

Sử dụng Mobile Marketing đặc biệt là SMS Brandname giúp doanh nghiệp đưa dịch vụ, sản phẩm đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. Các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm hay tin nhắn chăm sóc khách hàng… cũng trở nên dễ dàng và tiếp cận hơn, tăng sức hút hơn so với các loại hình cũ.

PSMS (Dịch vụ tin nhắn ngắn đặc biệt)

Dịch vụ tin nhắn đặc biệt PSMS là một hình thức Mobile Marketing kêu gọi khách hàng tham gia minigame của doanh nghiệp. Ngoài ra, PSMS còn là loại hình mà doanh nghiệp có thể kinh doanh các dịch vụ như nhạc chuông điện thoại, âm tin nhắn hay hiệu ứng hình nền điện thoại.

Tuy chi phí không hề thấp nhưng PSMS mang lại hiệu quả tương tác cực cao, vượt qua sự mong đợi của nhiều doanh nghiệp khi triển khai chiến lược này.

MSS (tin nhắn đa phương tiện)

Thông điệp MSS bao gồm các hình ảnh, video hấp dẫn, sáng tạo bắt mắt giúp thông điệp quảng cáo vô cùng sinh động. Hình thức quảng cáo Mobile Marketing này tạo sự thích thú và kích thích sự tò mò của khách hàng về dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chi phí không thấp và đòi hỏi phải dự đoán được khả năng xem tương thích của các thiết bị di động. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi sử dụng hình thức này.

WAP (giao thức ứng dụng không dây)

WAP (Wireless Application Protocol) là một loại website trên các phương tiện di động có thể đăng tải hình ảnh, video kèm thông tin chi tiết về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn quảng bá đến khách hàng.

Tiếp thị dựa qua app di động

Mobile Marketing trên ứng dụng đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển. Lượt tải ứng dụng về máy càng nhiều thì khả năng chạy quảng cáo càng cao, độ nhận diện thương hiệu cũng có thể tăng theo.

Khi hợp tác với công ty phát triển ứng dụng, phần mềm để hiển thị hình ảnh, clip quảng cáo, khách hàng sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với sản phẩm/ dịch vụ. Điều đó giúp họ ghi nhớ thương hiệu lâu dài.

In-game mobile marketing (quảng cáo qua game di động)

Cách này sẽ phụ thuộc vào nhà lập trình và thiết kế game nhưng doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo theo nhiều cách khác nhau.

Tích hợp các video quảng cáo chạy khi chơi game, chèn hình ảnh, hiển thị các hộp thoại nhỏ chứa nội dung quảng cáo… Việc vừa chơi game vừa kết hợp với quảng cáo giúp kích thích sự tò mò của người xem lâu hơn.

Sử dụng mã QR

Sử dụng QR Code là phương thức giúp khách hàng tiếp cận thông tin, dịch vụ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Các doanh nghiệp công nghệ thường áp dụng hình thức Mobile Marketing này.

Việc sử dụng mã QR có thể hướng dẫn khách hàng trực tiếp đến trang web của doanh nghiệp hoặc có thể sử dụng mã QR để dẫn đến chính xác sản phẩm sẽ được tiếp thị. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và khách hàng cũng dễ dàng thao tác hơn. 

Tiếp thị dựa trên địa điểm

Định vị qua điện thoại di động bằng công nghệ GPS đang được ứng dụng và phát triển vô cùng mạnh mẽ trong thời đại ngày nay. Hình thức này sẽ giúp định vị nhóm khách hàng trong khu vực mà doanh nghiệp quyết nhắm tới.

Các quảng cáo phù hợp sẽ được hiển thị trên điện thoại di động giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thương hiệu hơn.

Quảng cáo tìm kiếm trên thiết bị di động (Search Ads)

Quảng cáo tìm kiếm đang được sử dụng phổ biến khi Google là công cụ tìm kiếm nổi bật nhất hiện nay. Mọi người đều sử dụng Google để tìm kiếm trên internet. Vì vậy các doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để hiển thị các ưu đãi có liên quan.

NFC (kết nối không dây trường gần)

NFC (Near-Field Communications) sử dụng cảm ứng từ để kết nối các thiết bị với nhau khi có tiếp xúc hoặc các thiết bị ở gần nhau. NFC hứa hẹn sẽ là xu hướng Mobile marketing trong tương lai và sẽ rất thành công tại các nước phát triển.

Việt Nam cũng đang bắt đầu sử dụng nó trong nhiều lĩnh vực đa dạng như thanh toán hóa đơn, vé điện tử…

Website dành cho thiết bị di động

Mobile Website là một hình thức phổ biến của Mobile Marketing, là một trang web có thể được tối ưu hóa để hiển thị truy cập từ điện thoại di động thông qua mạng 3G hoặc Wifi. Quảng cáo hiển thị trên trang web này sẽ được tùy chỉnh theo kích thước màn hình điện thoại của người dùng.

Email di động

Mỗi số điện thoại sẽ có một tài khoản email. Chỉ cần thiết kế hình ảnh, poster tiếp thị tương thích với thiết bị di động và gửi qua email để dễ dàng gửi thông tin đến khách hàng. Bên cạnh đó, chi phí phải trả cho chiến lược Mobile Marketing này không cao nên thường được các doanh nghiệp sử dụng.

Mạng xã hội di động

Mạng xã hội di động (Mobile Social) giúp khách hàng nhận ưu đãi, quà tặng từ doanh nghiệp thông qua ứng dụng được cài đặt sẵn trong thiết bị di động.

Cách triển khai chiến dịch Mobile Marketing hiệu quả

Mobile Marketing đang mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Mobile Marketing là gì và làm thế nào để tối ưu nó.

Với các phương pháp rất đơn giản, quảng cáo trên điện thoại di động có thể hiệu quả và thu được kết quả tốt hơn cũng như tạo ra doanh thu đáng kể nhờ cách thức sau:

Chi tiết và ngắn gọn

Màn hình điện thoại thường có kích thước khá hạn chế, quảng cáo thường bị giới hạn về số lượng chữ cũng như thời gian. Thông thường một tin nhắn điện thoại giới hạn 150 ký tự, clip trên game tối đa 15 giây.

Vì vậy, khi xây dựng nội dung, bạn nên tập trung đẩy mạnh ý chính, sử dụng câu từ ngắn gọn, súc tích giúp khách hàng hiểu và đi đúng trọng tâm thông điệp mà sản phẩm hướng đến.

Phân loại khách hàng

Với mỗi phương thức quảng cáo khác nhau sẽ luôn có những đối tượng sử dụng khác nhau. Chẳng hạn với quảng cáo trong game, đối tượng hướng đến thường là giới trẻ. Nội dung quảng cáo về công nghệ, sản phẩm dành cho giới trẻ sẽ đánh đúng đối tượng, tạo hiệu quả chuyển đổi tốt hơn. 

Với việc phân loại đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nghiên cứu và đưa ra những chiến lược phù hợp, tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Tối ưu hóa địa điểm

Các tìm kiếm của người dùng thường có xu hướng chọn lọc theo các điểm gần nhất. Người tiêu dùng cũng sẽ có sự yêu thích nhất định đối với những sản phẩm gần gũi hơn khi mua và sử dụng.

Do đó, việc tối ưu hóa quảng cáo theo từng khu vực sẽ giúp quảng cáo của bạn hữu ích, nhận được sự quan tâm cao hơn từ người nhận.

Sẵn sàng thử nghiệm

Với mỗi sản phẩm, bạn sẽ có nhiều phương thức quảng cáo khác nhau để lựa chọn. Tuy nhiên, đừng ngại thử nghiệm chúng để đưa ra đánh giá chính xác hiệu quả của chúng.

Các chiến dịch quảng cáo nâng cao của Google sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết và tính toán, lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho từng sản phẩm. Để bắt kịp xu hướng, sự thay đổi là cần thiết.

Đặt tính hiệu quả và ứng dụng thực tế lên hàng đầu

Theo dõi kỹ lưỡng quảng cáo của bạn và cách chúng hoạt động là cách để cải thiện hiệu suất. Sử dụng phần mềm để giúp bạn xem trực tiếp quảng cáo của mình đang hoạt động như thế nào và tìm những lỗi cần sửa.

Mong rằng những chia sẻ của Tanca sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm Mobile Marketing là gì cũng như những lợi ích của phương pháp này. Từ đó giúp bạn ứng dụng thành công các chiến lược tiếp thị di động một cách hiệu quả cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình.

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Bài viết liên quan