Ngày cập nhật 2024-11-21 12:52:46

Lợi nhuận ròng là gì? Ý nghĩa và công thức tính

Lợi nhuận ròng là gì? Trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, lợi nhuận ròng được xem là thước đo cụ thể nhất, phản ánh tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Đây cũng là khoản tiền cuối cùng mà các nhà quản trị doanh nghiệp, các cổ đông công ty nhận được. Lợi nhuận ròng/ lãi ròng luôn là một chỉ số tài chính được quan tâm nhất. Cùng theo dõi chi tiết hơn qua bài viết sau đây của Tanca.

Lợi nhuận ròng là gì?

loi nhuan rong la gi

Lợi nhuận ròng là gì? Các thuật ngữ lợi nhuận ròng, lãi ròng hay thu nhập ròng đều có chung một ý nghĩa. Đây là thước đo lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi hạch toán tất cả các khoản chi phí tạo ra sản phẩm và thuế.

Theo đó, lợi nhuận ròng là mức lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp,  bao gồm cả chi phí hoạt động không được tính vào lợi nhuận gộp. Thông thường người ta sẽ sử dụng cụm từ “lãi ròng” trong các báo cáo tài chính.

Tuy nhiên trên thực tế lợi nhuận ròng có thể khá phức tạp hơn trong các doanh nghiệp, tổ chức lớn. Bởi phải phân loại chi phí và doanh thu đúng phạm vi và nội dung công việc cụ thể. Và tùy vào thị trường tài chính mà khái niệm này cũng có đôi chút khác biệt.

Chẳng hạn như tại Mỹ, lợi nhuận ròng/ lãi ròng được tính gộp với thu nhập ròng và cả lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó chúng ta còn có một định nghĩa khác đó chính là biên lợi nhuận ròng. Thuật ngữ này còn được gọi là tỷ lệ lợi nhuận ròng, dùng để tính tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên tổng doanh thu.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/tổng doanh thu x 100%

Xem thêm: Doanh số và doanh thu là gì?

Cách tính lợi nhuận ròng của doanh nghiệp

cach tinh loi nhuan rong

Công thức tính lợi nhuận ròng/lãi ròng của một doanh nghiệp cụ thể như sau:

Lợi nhuận ròng = tổng doanh thu - (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) - 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ:

X = tổng doanh thu của công ty trong một khoảng thời gian nào đó cụ thể.

Y = 10% VAT cho doanh nghiệp = 10% X = 0,1X.

Z = 30% (+ -5%) chi phí hoạt động kinh doanh = 30% X = 0,3X.

T là lợi nhuận cấp 1 sau khi trừ đi chi phí hoạt động và thuế VAT.

=> Mức lợi nhuận sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT  là T = X- (Y + Z) = X- (0,1X + 0,3X) = 0,6X.

M là 20% (+ -2%) thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sau khi trừ chi phí hoạt động, chịu thuế GTGT = 20% T = 0,6X * 20% = 0,12X.

F là lợi nhuận ròng.

Dựa trên công thức trên ta suy ra: Lợi nhuận ròng (lãi ròng) = Tổng doanh thu - (10% VAT + 30% Chi phí hoạt động) - 20% Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tương đương với: F = X - (Y + Z) - T  thay các hằng số Y, Z, T bằng giá trị X ta được:

<=> F = X - (0,1X + 0,3X) - 0,12X.

<=> F = 0,48X.

Như vậy nếu tính theo công thức trên, để tính lợi nhuận ròng của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hay sau một dự án nào đó cụ thể. Chúng ta chỉ cần nhân 0,48 với tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Xem thêm: Các loại thuế mà doanh nghiệp cần nắm

Vai trò của lợi nhuận ròng là gì?

vai tro cua loi nhuan rong

Xác định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Lãi ròng là chỉ số cụ thể phản ánh rõ ràng và thực tế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho biết rằng liệu tổng doanh thu sản phẩm/ dự án đó mang lại có lớn hơn tổng chi phí đã bỏ ra hay không.

Nếu lợi nhuận ròng là dương thì doanh nghiệp hiện đang có lãi, còn nếu âm thì doanh nghiệp đang thua lỗ. Từ những số liệu và dữ liệu này, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có những thay đổi kịp thời để mở rộng hoạt động và hạn chế bớt chi phí nhằm khắc phục vấn đề thất thoát doanh thu.

Có ảnh hưởng đến các công việc nội bộ

Bởi vì lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà chủ sở hữu hoặc cổ đông của công ty có thể nhận được. Đối với công ty cổ phần, số tiền này là cơ sở để các cổ đông xem xét có tiếp tục duy trì ban lãnh đạo công ty, có nên tiếp tục đầu tư nữa hay không.

Giúp doanh nghiệp dễ dàng vay vốn

Lãi ròng là điều kiện quyết định doanh nghiệp có được huy động vốn từ ngân hàng hay không. Các ngân hàng cũng thường dựa vào lợi nhuận ròng để xem xét có nên cho doanh nghiệp vay hay không.

Vì đây là chỉ tiêu thể hiện sự tin tưởng của ngân hàng vào khả năng hoàn trả khoản vay của doanh nghiệp theo thỏa thuận.

Phục vụ cho mục đích nghiên cứu và đầu tư

Lợi nhuận ròng cũng là một thông số quan trọng mà các nhà kinh doanh và nhà đầu tư. Họ thường dựa vào đó để hiểu được khả năng sinh lời của doanh nghiệp và quyết định đầu tư tiền vào đâu cho hợp lý.

Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng chọn rót vốn khi lợi nhuận ròng là dương. Mặc dù trải qua giai đoạn thua lỗ nhưng nếu các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng phục hồi sau khủng hoảng của thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp thì vẫn quyết định đầu tư.

Xem thêm: 8 bí quyết quản lý chi phí kinh doanh

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

tinh toan loi nhuan

Dựa vào công thức tính lợi nhuận ròng, chúng ta có thể xác định các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng bao gồm:

Các chi phí hoạt động

Đây là yếu tố quan trọng nhất trực tiếp gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí bao bì và đóng gói, chi phí vận chuyển,...và nhiều hơn thế nữa.

Do đó nếu các nhà quản trị doanh nghiệp không biết cách phân bổ ngân sách một cách chính xác và hợp lý thì chi phí sẽ không được giảm thiểu. Điều này dẫn đến giá trị lợi nhuận ròng sẽ thấp hơn khiến điều kiện kinh doanh trở nên tồi tệ.

Tổng doanh thu

Doanh nghiệp có nhiều loại thu nhập, chẳng hạn như bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thu nhập tài chính và một số thu nhập khác. Tuy doanh thu có ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng.

Thế nhưng nó không phải là thước đo mà các nhà quản lý sử dụng để đánh giá liệu một doanh nghiệp của mình có lỗ hay không.

Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Thuế thu nhập doanh nghiệp được đánh theo quy định của nhà nước, không được tự ý tăng giảm. Tuy nhiên, nếu các chi phí phát sinh của doanh nghiệp không được ghi chép, kê khai đầy đủ, chúng có thể bị loại trừ khỏi việc xác định thu nhập chịu thuế. Từ đó làm tăng số thuế mà doanh nghiệp phải nộp.

Xem thêm: Kiến thức tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp

Làm thế nào để tăng lợi nhuận ròng?

net profit

Sau khi nắm được khái niệm lợi nhuận ròng là gì, chắc hẳn các bạn cũng đã biết được vai trò của nó quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp. Vậy các nhà quản trị cần làm gì để tối ưu lãi ròng? Dưới đây là một số gợi ý.

Xem xét lại giá cả

Định giá sản phẩm ở mức lợi nhuận chấp nhận được là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Chỉ với một sự tăng giá nhỏ, bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho lợi nhuận ròng của công ty.

Tuy nhiên hãy nhớ luôn rằng một chiến lược giá hợp lý phải tính đến nguồn cung và mức giá chung của thị trường. Hãy liên tục cải thiện sức hấp dẫn của sản phẩm và cố gắng giữ chân khách hàng tiềm năng.

Không nên tiếp tục các sản phẩm không còn tiềm năng

Phân tích dữ liệu sản phẩm có thể giúp bạn xác định các mặt hàng sinh lời nhiều nhất và ít tạo ra lợi nhuận nhất trong doanh nghiệp của bạn. Điều này giúp bạn có đủ dữ liệu để thực hiện bước tiếp theo đúng đắn và phù hợp, góp phần thúc đẩy doanh thu bán hàng hàng lãi ròng.

Kiểm soát kỹ lưỡng hàng tồn kho

Đừng quên quản lý hàng tồn kho cẩn thận, kỹ lưỡng. Điều này có thể giúp tăng dòng tiền và cải thiện lãi ròng cho doanh nghiệp của bạn. Bạn chắc chắn đang có một số sản phẩm với tỷ suất lợi nhuận cao hơn những sản phẩm khác.

Theo dõi chặt chẽ hàng tồn kho và chi phí sẽ giúp bạn đặt hàng đúng số lượng trong mọi thời điểm, tránh được số lượng hàng tồn kho quá lớn gây thua lỗ.

Tối ưu các chi phí

Một trong những cách tốt nhất để giảm chi phí vốn là thương lượng giá tốt hơn với các nhà cung cấp. Ngoài ra, bạn nên hạn chế các giao dịch mua không cần thiết. Ngoài ra nên thường xuyên xem xét chi phí chung là cũng là một cách hiệu quả giúp cải thiện lãi ròng.

Tanca hy vọng qua bài viết lợi nhuận ròng là gì sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Đặc biệt đối với ai đang kinh doanh hoặc có ý định đầu tư kinh doanh hay khởi nghiệp. Hiểu được những điều này sẽ giúp công việc quản trị tài chính công ty của bạn trở nên dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả hơn.

Trần Viết Quân
Bài viết mới
Bài viết liên quan