Ngày cập nhật 2025-01-21 19:16:32

Doanh số và doanh thu là gì? Sự khác biệt và cách tính

Doanh số và doanh thu là gì? Làm thế nào để phân biệt doanh thu và doanh số? Chúng ta biết rằng doanh thu bánh hàng, doanh số và lợi nhuận chính là thước đo chính xác nhất về sự thành công của một doanh nghiệp. Bài viết này của Tanca sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách tính doanh thu và doanh số của doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé.

Khái niệm doanh số và doanh thu

Doanh số là gì? Doanh số tiếng Anh là gì?

doanh so la gi

Doanh số trong tiếng Anh được gọi là sale. Doanh số bán hàng là số lượng sản phẩm mà một doanh nghiệp hoặc công ty bán được trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một tháng, một quý hoặc một năm. Doanh số bán hàng là tổng số tiền của nhiều lần bán hàng trong một thời kỳ nhất định.

Doanh số bao gồm cả lợi nhuận đã thu và lợi nhuận chưa thu. Doanh số có thể bao gồm cả doanh số tiền bán hàng và doanh thu, nhưng doanh số không hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu.

Xem thêm: Kênh phân phối là gì?

Doanh thu là gì?

doanh thu la gi

Như đã nói ở trên, chúng ta đã hiểu doanh số là gì? Còn về doanh thu? Theo định nghĩa của Viện kế toán công chứng thế giới và viện kế toán công chứng Việt Nam số 14:

“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại trong một kỳ kế toán thuế, góp phần phát triển vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp”.

Chúng ta có thể hiểu một các đơn giản, doanh thu là số tiền thu được chưa trừ thuế.

Xem thêm: Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Ví dụ về doanh số bán hàng và doanh thu?

doanh so ban hang va doanh thu

Để hiểu hơn về 2 khái niệm này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn ví dụ như sau:

Y là chủ của một doanh nghiệp kinh doanh vé xe, Y đưa ra chỉ tiêu kinh doanh là phải đạt 700 triệu đồng vào tháng 11 năm 2022. Việc bạn cần làm đầu tiên là xác định đạt 700 triệu vào tháng 11 là doanh thu hay doanh số.

Nến mục tiêu doanh thu tháng 11 mà Y đặt ra là 700 triệu: Từ thời điểm 01/11/2022 đến 30/11/2022, hoạt động bán vé xe phải mang về 700 triệu. Số tiền này bao gồm cả số tiền trong tháng hiện tại và số tiền thu về mà khách hàng đã mua chưa thanh toán từ những tháng trước.

Nếu đây là doanh số thì từ ngày 01/11/2022 - 30/11/2022 bạn nhất định phải bán được tổng giá trị 700 triệu. Giá trị này chỉ tính dựa trên số vé xe bán ra không bao gồm chi phí đại lý, chi phí đầu tư,...

Xem thêm: 8 lãng phí trong quản trị doanh nghiệp cần bỏ

Doanh số và doanh thu khác gì nhau?

so sanh doanh so va doanh thu

Để phân biệt được doanh thu và doanh số khác nhau như thế nào, chúng ta cần theo dõi bảng sau để có câu trả lời chính xác hơn cho câu hỏi  phân biệt doanh thu và doanh số:

Doanh thu

Doanh số

Thu nhập ròng của doanh nghiệp khi đã trừ chi phí và thuế

Tổng thu nhập mà công ty kiếm được trong một kỳ kinh doanh

Có thể thu được từ bất kỳ loại thu nhập nào mà doanh nghiệp có được, gồm tiền lãi, doanh thu bán hàng hoặc thu nhập từ việc bán tài sản

Chỉ bao gồm thu nhập từ bán hàng cơ bản, vốn chính mà công ty sử dụng hoạt động

Lợi nhuận ròng trừ đi mọi chi phí trong khoảng thời gian nhất định, cộng với khoản thu nhập của công ty vào một ngày khi đã bán tài sản hoặc bất kỳ khoản thu nhập khác được tạo ra từ 1 tài sản

Được đo lường trong một khoảng thời gian cụ thể từ việc bán sản phẩm

Có thể đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau

Thường được dùng để chỉ thu nhập của công ty từ 1 hoạt động kinh doanh nhất định

Đây là con số cuối cùng trong lợi nhuận ròng khi đã trừ hết tất cả mọi chi phí

Con số này là mức lợi nhuận khác nhau khi đã trừ những chi phí cụ thể. Chẳng hạn như, Lợi nhuận gộp = Tổng Doanh số – Giá vốn hàng bán 

Bao gồm thu nhập từ các nguồn khác nhau không định kỳ như bán tài sản

Chỉ bao gồm thu nhập định kỳ từ bán hàng

Điểm cuối được xác định trong báo cáo lỗ lãi sau khi khấu trừ được thực hiện từ tổng doanh thu

Điểm khởi đầu cho tất cả những báo cáo tài khoản và phân tích. Mọi thức được thực hiện cho công ty bắt đầu với tổng doanh số được tạo ra

Phụ thuộc vào doanh thu (đôi khi từ những nguồn khác)

Chỉ dựa trên doanh số bán sản phẩm

Có thể gồm các nguồn thu nhập khác

Luôn là nguồn bán các sản phẩm của doanh nghiệp

Tác hại của việc doanh nghiệp không phân biệt doanh số và doanh thu là gì?

tien trong doanh nghiep

Việc nhầm lẫn giữa các khái niệm về doanh thu hay doanh số trong báo cáo tài chính có thể tạo ra những rủi ro không lường trước được cho công ty, ví dụ:

- Do doanh số cao, các công ty lầm tưởng rằng các hoạt động kinh doanh đã tạo ra lợi nhuận cao và quên mất các chi phí liên quan. Từ đó, lập kế hoạch hoạt động kinh doanh của bạn mà không cần tính toán các chi phí đầu tư liên quan.

- Đánh giá thấp vai trò của kế toán doanh thu trong hoạt động kinh doanh.

- Không thể tính toán được dòng tiền (sự di chuyển của tiền vào và ra khỏi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể).

- Quên khái niệm về tính thanh khoản của công ty.

Tầm quan trọng của doanh số bán hàng là gì?

Dưới đây là một số ý nghĩa của doanh số bán hàng đối với các công ty, doanh nghiệp mà Tanca muốn chia sẻ với bạn đọc:

Doanh số là một biểu hiện của kết quả của một doanh nghiệp hoặc công ty. Thông qua doanh số, kế toán bán hàng, các công ty có thể đánh giá mức độ thành công của việc thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Doanh số sẽ chứng minh cho tính đúng đắn và hợp lý của việc xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp và doanh nghiệp nhằm không ngừng khai thác điểm mạnh và tránh điểm yếu.

Doanh số bán hàng cao cũng trở thành động lực quan trọng để nâng cao sự hăng say làm việc của nhân viên. Điều này tạo ra tiềm lực tài chính vững chắc cho các doanh nghiệp và công ty.

Cách thúc đẩy tăng doanh số doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nhằm tăng cao doanh số và lợi nhuận trong việc kinh doanh của công ty, nhất định bạn không nên bỏ qua các bí quyết sau:

Sử dụng chiết khấu, giảm giá đúng thời điểm

Một trong những cách để nâng cao hiệu quả kinh doanh là nên sử dụng các chính sách chiết khấu thường xuyên. Điều này làm tăng hành vi mua hàng hoá của khách hàng mới.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng giảm giá thường xuyên để không gây khó chịu cho khách hàng và khiến họ nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm / dịch vụ trên thị trường.

Tổ chức minigame, trò chơi thường xuyên

Đây được coi là những chiến lược marketing hiệu quả để tăng lượng khách hàng thông qua các trò chơi có thưởng. Từ đó, thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng.

Cung cấp dịch vụ miễn phí thú vị

Ngoài bán hàng, bạn có thể tận dụng các dịch vụ phụ trợ như giao hàng miễn phí, sản phẩm miễn phí, phiếu quà tặng cho lần mua hàng tiếp theo,...nhưng đừng quên rằng các dịch vụ này nên đi kèm điều kiện.

Ví dụ: mua trên 500.000 sản phẩm, được miễn phí vận chuyển,...Chỉ số này sẽ khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn hoặc tiếp tục mua vào lần sau.

Tạo ra sự khan hiếm

Đây là biện pháp đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ của khách hàng. Hãy cho khách hàng biết rằng sản phẩm / dịch vụ chỉ được bán vào những thời điểm nhất định và với số lượng nhất định. Điều này sẽ tạo ra áp lực và động lực để kích thích quyết định mua hàng.

Các công thức tính doanh thu và doanh số thông dụng nhất

Doanh số = Giá bán x Dịch vụ ghi nhận bán ra, số lượng sản phẩm

Doanh số bán hàng = Giá bán x Dịch vụ ghi nhận bán ra và đã thu tiền về, số lượng sản phẩm

Doanh thu tổng = Doanh thu từ các hoạt động khác của doanh nghiệp + Doanh số bán hàng

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng – (các khoản giảm trừ + thuế)

Doanh thu ròng = Doanh thu tổng – (các khoản giảm trừ + thuế + các chi phí khác)

Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là một số dương thì kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có lãi. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được tường tận doanh số và doanh thu từ đó áp dụng đúng 2 khái niệm này cho doanh nghiệp. Để đọc thêm nhiều bài viết hay khác, mời bạn hãy ghé Tanca thường xuyên nhé.

Trần Viết Quân
Bài viết mới
Bài viết liên quan