Kế hoạch khởi nghiệp là bước đầu tiên để có một doanh nghiệp phát triển bền vững. Mặc dù bước đầu tiên lúc nào cũng khó khăn và không bằng phẳng. Đừng quá lo lắng vì điều đó, trong bài viết này Tanca sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch kinh doanh startup dễ dàng nhất cho sinh viên và người trẻ.
Kế hoạch khởi nghiệp - Kim chỉ nam của doanh nghiệp
1. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh
Kế hoạch đúng - Hướng đi đúng
Kế hoạch khởi nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, với những doanh nghiệp startup thì kế hoạch này còn quan trọng hơn rất nhiều. Đây chính là bản thảo giúp mô tả, định hướng, chiến lược và mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp trong thời gian đầu, có thể áp dụng một thời gian dài.
Làm thế nào để lập được kế hoạch kinh doanh? Bản kế hoạch kinh doanh này được xây dựng dựa trên ý tưởng kinh doanh, thực tế thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến và phương hướng phát triển mà doanh nghiệp mong muốn.
Khi có kế hoạch kinh doanh sẽ giúp startup xác định được những yếu tố cần thiết, từ đó doanh nghiệp hoạt động đúng hướng. Có một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được các rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, có kế hoạch bạn sẽ có dự tính được điều kiện tài chính, nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện, giúp cho việc kinh doanh được vận hành một cách trơn tru hơn.
2. Quy trình các bước lập kế hoạch kinh doanh cho khởi nghiệp
Để startup thành công thì bạn cần phải lập được một bản kế hoạch hoàn hảo, đây là một điều hiển nhiên. Phần này Tanca sẽ giúp bạn đưa ra một quy trình lập kế hoạch kinh doanh cụ thể nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp:
2.1. Xác định tầm nhìn
Nếu muốn doanh nghiệp của bạn vươn xa, trước hết bạn cần có tầm nhìn, nhìn ra được hướng phát triển trong tương lai. Tầm nhìn xa sẽ là kim chỉ nam cho công ty khởi nghiệp, giúp cho bản thân và cộng sự của mình đi đúng hướng và đạt được mục tiêu kinh doanh mong muốn.
2.2. Đặt mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn
Tầm quan trọng của mô hình S.M.A.R.T
Mỗi một giai đoạn cụ thể đều cần một mục tiêu cụ thể, nếu như muốn thành công thì đây là điều nhất định phải làm. Bạn cần dựa trên nguyên lý S.M.A.R.T để xác định được mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Specific - Cụ thể: được xác dụng rõ ràng và dễ hiểu.
- Measurable - Có thể đo lường được: Với các tiêu chí cụ thể đo lường tiến trình của bạn đối với việc hoàn thành mục tiêu.
- Achievable - Tính khả thi: Tính thực tế của kế hoạch, có thể đạt được.
- Realistic - Thực tế: Trong tầm tay, thực tế và phù hợp với mục đích của bạn.
- Timely - Đúng lúc: Với một mốc thời gian được xác định rõ ràng, bao gồm ngày bắt đầu và ngày hoàn thành.
2.3. Xác định lợi thế kinh doanh
Những doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường, hiển nhiên tính cạnh tranh sẽ thấp hơn những doanh nghiệp lâu năm. Nếu ngay từ ban đầu bạn xác định được lợi thế kinh doanh của mình thì doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng.
Cùng với đó, xác định lợi thế kinh doanh cũng là một chiếc chìa khóa giúp bạn mở được cánh cửa thành công trong kinh doanh.
>>> Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh: Nguyên tắc thành công của doanh nghiệp thời đại mới
2.4. Nghiên cứu thị trường
Việc chọn đúng thị trường rất quan trọng đối với sự thành công của tổ chức. Có nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà một doanh nghiệp có thể cung cấp và mỗi loại đều có những yêu cầu cụ thể để phù hợp với thị trường thành công.
Khách hàng mục tiêu
Nếu công ty của bạn không có lượng khách hàng đủ lớn hoặc không đủ lợi nhuận, công ty của bạn có thể gặp khó khăn trong mỗi lần bán hàng.
Đảm bảo rằng có một thị trường ngách rõ ràng - một đối tượng khách hàng lý tưởng có nhu cầu hoặc điểm khó khăn mà doanh nghiệp của bạn có thể giúp giải quyết.
Mối quan hệ giữa cung và cầu
Một yếu tố nữa bạn cần nghiên cứu đó là đó là mối quan hệ giữa cung - cầu trên thị trường. Muốn phát triển tốt, bền vững bắt buộc doanh nghiệp phải xác định được nguồn cung của mình là ai, khách hàng của mình đang muốn gì.
Đối thủ cạnh tranh
Yếu tố cuối cùng cũng là yếu tố bạn không nên bỏ qua đó là đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh sẽ là người giúp bạn trả lời được câu hỏi bạn là ai, bạn đã ở đâu và cần phải làm gì để phát triển. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” - vì thế, nghiên cứu về đối thủ là việc rất quan trọng.
2.5. Xây dựng sản phẩm và phân tích swot
SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Hãy ngồi xuống và lập biểu đồ SWOT nói về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sản phẩm thuộc doanh nghiệp. Việc lập biểu đồ này giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình, có gì nổi bật để cạnh tranh cùng những doanh nghiệp khác và cần phải khắc phục hay vượt qua điều gì.
Khi hiểu rõ được tìm năng của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đưa ra một kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn, tránh được những kế hoạch bất khả thi. Chẳng hạn như, sản phẩm của doanh nghiệp có thế mạnh là rẻ, vậy hãy dùng chiến lược giá thay cho chiến lược chất, có như vậy tính cạnh tranh mới tăng lên được.
2.6. Xác định mô hình kinh doanh, chọn loại hình doanh nghiệp
Bạn sẽ chẳng thể nào thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh của mình nếu bạn chỉ có một mình. Dù cho bạn có một kế hoạch kinh doanh lớn, vi mô toàn thế giới nhưng nếu bạn không có cộng sự hỗ trợ, mọi ý tưởng đều sẽ trở nên bất khả thi.
Bạn cần phải tìm được người chung chí hướng để cùng nhau phát triển doanh nghiệp. Bạn cần phải tìm những nhân viên có chuyên môn trong nhiều chuyên môn khác nhau.
Khi đã có người đồng hành, việc bạn cần làm là phân chia công việc cho hợp lý, thống nhất về cách làm việc giữa các phòng ban - Tóm lại, bạn cần xác định mô hình kinh doanh và loại hình doanh nghiệp của mình.
>>> Đọc thêm: 9 mô hình chiến lược và kế hoạch phổ biến nhất
2.7. Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể
Lập kế hoạch Marketing
Muốn thành công, nhất định không nên bỏ qua vai trò của kế hoạch Marketing. Có một kế hoạch marketing tốt sẽ giúp lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán nhiều hơn.
Bạn có biết lý do tại sao có nhiều doanh nghiệp chi ra hàng trăm triệu đồng đồng để giành được vài giây quảng cáo ngắn ngủi trong giờ cao điểm, hay hàng tỷ đồng để SEO web đạt top 1 Google không? Đó là bởi vì, được nhiều người nhìn thấy thì cơ hội kinh doanh của bạn sẽ được mở rộng hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Số lượng nhân viên sẽ tăng lên nếu một doanh nghiệp kinh doanh tốt, người quản lý sẽ không có “3 đầu 6 tay” để quản lý hết tất cả nhân viên. Do đó, doanh nghiệp cần có một kế hoạch quản lý nhân sự của riêng mình.
Dù lớn hay nhỏ cũng đều phải quản lý, hướng dẫn, đào tạo giúp cho nhân viên phát triển bản thân của chính họ, đồng nghĩa với việc giúp cho doanh nghiệp phát triển.
Lập kế hoạch quản lý tài chính
Một kế hoạch không thể bỏ qua đó là kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp, nếu không quản lý tốt thì người quản lý sẽ không biết khi nào nên phân bổ, đến khi lỗ thì hoàn toàn không có khả năng bù lỗ. Mọi quản lý thu chi của doanh nghiệp đều phải minh bạch trên giấy tờ, vì thế hãy lập ta một kế hoạch tài chính cụ thể cho doanh nghiệp của mình.
2.8. Triển khai kế hoạch
Biến ý tưởng thành hiện thực bằng cách triển khai kế hoạch
Triển khi kế hoạch là bước cuối cùng trong việc lập kế hoạch, đây là lúc kế hoạch của bạn trở thành thực tế. Người quản lý phải thường xuyên giám sát kế hoạch của doanh nghiệp minh, theo dõi tiến độ nhằm đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đúng hướng.
Trong quá trình triển khai nếu không theo dõi, kế hoạch sẽ rất dễ đi “trệt đường ray”. Vì thế, hãy luôn theo dõi để đảm bảo nhất quán, bên cạnh đó, hãy cập nhật kiến thức thị trường thường xuyên để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
>>> Đọc thêm: 3 mô hình quản trị hiện đại được doanh nghiệp tích cực áp dụng
3. Lưu ý cần nhớ khi lập một kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp
Sẽ có những lưu ý mà bạn cần phải nhớ để có được một dự án khởi nghiệp hoàn hảo. Dưới đây là một số lưu ý mà chúng tôi tìm hiểu, đúc kết được từ những lời khuyên của các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp thành công:
3.1. Chuẩn bị bản kế hoạch startup để gọi vốn
Nên thực hiện từng bước 1 để chuẩn bị kế hoạch gọi vốn
Đừng bắt tay vào viết ngay một bản kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu dự án khởi nghiệp, thay vào đó bạn nên chuẩn bị một bản kế hoạch thật thu hút để truyền động lực cho chính mình và cộng sự. Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những điều cần làm và những điều buộc phải tránh:
Những điều nên làm
- Thuyết phục được người nghe tin vào cơ hội thị trường.
- Khi thuyết trình hãy thêm dòng chữ vào cuối mỗi slide.
- Trước khi bắt đầu buổi họp, hãy gửi cho các nhà đầu tư một bản PDF chính thức của kế hoạch.
- Minh họa kế hoạch bằng những hình ảnh trực quan, hấp dẫn.
- Làm cho nhà đầu tư nhớ đến bạn bằng cách kể những câu chuyện thật cuốn hút và dễ nhớ.
- Hãy để cho khách hàng thấy rằng bạn chắc chắn sẽ thực hiện bản kế hoạch đó chứ không đơn giản là lời nói suông.
- Slide thuyết trình cần phải thống nhất 1 form chữ, càng trực quan, càng ngắn gọn xúc tính thì càng tốt.
Điều mà bạn nên tránh
- Một bài thuyết trình về kế hoạch kinh doanh không nên quá 20 slide.
- Tránh viết quá nhiều chữ trên slide thuyết trình, không nhất thiết phải ghi hết mọi thứ vào slide.
- Hạn chế để nhiều các thông số tài chính bởi nó không có quá nhiều ý nghĩa đối với những người không cần hiểu chuyên sâu.
- Tránh sử dụng biệt ngữ và những số liệu đã cũ.
- Không nên đánh giá quá thấp đối thủ cạnh tranh của mình.
- Bỏ những hình ảnh minh họa không hấp dẫn, hình mờ
3.2. Tập trung vào sản phẩm mẫu
Phải hoàn thiện sản phẩm mẫu trước khi bạn muốn kinh doanh. Phải đảm bảo được rằng sản phẩm của mình đưa ra có nhiều đặc tính ưu việt, độc đáo hơn so với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Yếu tố này sẽ là một yếu tố ghi điểm của doanh nghiệp bạn đối với nhà đầu tư.
3.3. Nghiên cứu kỹ về cơ hội thị trường và đối thủ cạnh tranh
Hãy luôn cập nhật các thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh của mình. Để làm được điều này, tốt nhất bạn nên đặt thông báo trên Google để kịp thời cập nhật những thông tin mới nhanh chóng nhất.
3.4. Chuẩn bị dự báo tài chính chi tiết
Bạn sẽ xác định được thời gian doanh nghiệp của mình có lãi nếu như lập được một dự báo tài chính tốt. Một sự báo tài chính tốt phải đưa ra được những yếu tố sau:
- Báo cáo dòng tiền.
- Báo cáo lời/lỗ.
- Bảng cân đối kế toán
- Các khoản thu chi
- Những giả định kế toán
- Tùy vào từng chặn đường kinh doanh mà có thể điều chỉnh.
3.5. Lý do khiến các kế hoạch khởi nghiệp bị từ chối đầu tư
Lý do kế hoạch khởi nghiệp bị từ chối
Con đường startup không phải lúc nào cũng màu hường như nhiều người vẫn nghĩ. Thực tế, có người đồng ý hợp tác nếu ý tưởng của bạn hay và đương nhiên cũng sẽ người từ chối nếu họ cảm thấy không phù hợp với ý tưởng mà bạn đưa ra.
Những lý do mà các ý tưởng Startup bị từ chối thường là:
- Bản kế hoạch sơ sài, không nhìn ra được sự tâm huyết cho kế hoạch của bạn.
- Ý tưởng kinh doanh nhỏ, không mang lại nhiều lợi nhuận khi đầu tư.
- Chưa thấy được kết quả ban đầu.
- Không tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh.
- Sản phẩm kinh doanh chưa đủ sức thuyết phục, không có gì quá nổi bật so với những sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm mẫu chưa được hoàn chỉnh.
- Đội ngũ nhân viên chưa hợp lý, không có nhiều kiến thức chuyên môn, phân công công việc không được rõ ràng.
- Đưa ra dự báo tài chính viễn vông, không dựa trên số liệu thực tế.
- Không có kế hoạch tối ưu chi phí và không có thể hoạch pr để thu hút khách hàng.
Trên đây, Tanca đã mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về kế hoạch khởi nghiệp và quy trình lập kế hoạch kinh doanh thành công. Hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng tốt những kiến thức này, chúc cho mọi ước mơ và hoài bão của bạn sẽ trở thành sự thật - sở hữu một doanh nghiệp của riêng mình.
>>> Đọc thêm:
Mô hình SMART là gì? Lợi ích, cách ứng dụng và ví dụ thực tiễn
Top 7 phần mềm quản lý nhân sự miễn phí và tốt nhất 2022 mà doanh nghiệp không thể bỏ lỡ