Ngày cập nhật 2024-04-19 20:08:55

Hợp đồng lao động không giờ là xu hướng của tương lai

Hợp đồng lao động không giờ

1. “Hợp đồng lao động không giờ” là gì?

"Hợp đồng lao động không giờ" là loại hợp đồng không được đảm bảo số giờ lao động tối thiểu. Người ký hợp đồng cam kết sẵn sàng đi làm bất cứ khi nào có yêu cầu. Tiền lương sẽ tính theo thời gian làm việc thực tế nhưng không nhiều. Đây là hình thức lao động nổi danh với "3 không"

- Không được đảm bảo về công việc

- Không được báo trước giờ làm 

- Không có thu nhập ổn định

Lực lượng lao động chủ yếu ký hợp đồng này thường là những người trẻ, nhân viên bán thời gian, phụ nữ hoặc vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường khi so sánh với những người lao động khác, số liệu được báo cáo trong tháng 3 bởi ONS (Tổng cục thống kê quốc gia). 

Những công ty danh tiếng của Anh như NHS, Sports Direct, Amazon... dù hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau nhưng có cùng đặc điểm chung đó là cùng sử dụng “hợp đồng lao động không giờ”.

Cho đến đầu năm 2019, có khoảng 1,4 triệu hợp đồng không giờ ở Anh, chiếm hơn 10% lực lượng lao động tại đất nước này. Còn trong các lĩnh vực như du lịch, ăn uống và thực phẩm thì số lượng nhân viên sở hữu hợp đồng này đã lên đến hơn 50%. Trung bình, một người lao động ký hợp đồng này sẽ làm 25 tiếng/ tuần. Và có đến một phần ba trong số đó mong muốn có nhiều giờ làm hơn nữa.

Xem thêm: Lao động Gen Z - Cuộc đầu tư sinh lời hay mạo hiểm

2. Tại sao cần Hợp đồng lao động không giờ?

Tại sao cần Hợp đồng lao động không giờ

Chắc chắn là đối với người sử dụng lao động, hợp đồng không giờ là một công cụ đặc biệt hữu ích, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi bức tranh kinh tế trở nên tươi sáng hơn thì chúng sẽ không còn giá trị và có nhiều khả năng sẽ trở thành xu hướng trong tương lai, vì những lẽ dưới đây:

- Công việc ngày càng đòi hỏi sự linh hoạt

Trong nền kinh tế chuyển động nhanh như hiện nay, sự linh hoạt có thể mang lại lợi thế cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và tăng cơ hội thành công cho các doanh nghiệp. Do đó, các công ty đang không ngừng tìm cách xây dựng sự linh hoạt trong bộ máy làm việc của họ. Do đó, họ cần phải được trang bị tốt hơn để quản lý rủi ro khi có sự cố xảy ra bằng cách kết hợp các nguồn lực với nhu cầu sẵn có.

Đối với người lao động, việc có được sự linh hoạt, chủ động và quyền được lựa chọn trong công việc vẫn tốt hơn là làm việc với thời gian cố định và không có sự lựa chọn nào.

- Cơ hội thử thách bản thân cao hơn

Mặc dù hợp đồng không giờ đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực đồ ăn nhanh và lĩnh vực bán lẻ, nhưng các lĩnh vực khác với quy trình làm việc khó lường chẳng hạn như các ngành công nghiệp sáng tạo (quảng cáo, PR, phim và thiết kế), từ lâu đã hợp tác với các freelancer theo dự án để đối phó với những công việc khó khăn.

Nhiều người nói rằng họ thích được “thuê khi cần thiết” vì điều đó có nghĩa là họ có thể cung cấp dịch vụ của họ cho nhiều nhà tuyển dụng thay vì chỉ làm cố định cho một công ty. Điều này cũng giúp đảm bảo cho họ đạt được và sử dụng được nhiều kỹ năng hơn, cũng như luôn cập nhật cho bản thân những xu hướng mới nhất trong thị trường lao động.

- Xóa bỏ rào cản địa lý

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ranh giới địa lý giữa các thị trường đã được thu hẹp. Bây giờ, miễn là bạn có kết nối Internet, bất cứ nơi nào cũng có thể là văn phòng của bạn và bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể là khách hàng của bạn. Vì thế, việc giao dịch nội địa hay quốc tế gần như không còn sự khác biệt.

Điều này mang đến cơ hội đặc biệt cho bất kỳ ai có kỹ năng cao muốn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng, xây dựng đội ngũ nhân tài toàn cầu hoặc tìm kiếm những khách hàng mới một cách nhanh chóng.

Trong thế giới kết nối toàn cầu của chúng ta, những gì xảy ra ở một quốc gia chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Chỉ riêng việc nhận thức được những gì xảy ra ở nơi khác thôi cũng giúp bạn suy nghĩ linh hoạt hơn và chuẩn bị tốt hơn để kiểm soát nghề nghiệp tương lai cho chính mình.

>>> Xem thêm:

Cải tiến quy trình tuyển dụng nhờ công nghệ

5 lợi ích khi doanh nghiệp tự động hoá quản lý nhân sự

Trần Viết Quân