Lý thuyết Trò chơi - Game Theory là gì? Với tính ứng dụng cao, đây không còn là khái niệm quá xa lạ trong nền kinh tế. Đặc biệt đối với những nhà lãnh đạo, việc quản lý một doanh nghiệp đòi hỏi có những chiến lược vận hành thông minh và kiến thức sâu rộng. Vì thế việc cập nhật các thông tin mới luôn là điều cần thiết. Trong bài viết này của Tanca, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ thú vị này nhé.
<img src="https://lh3.google.com/u/0/d/16QM60MMjyIdpF1w1C6f7uTBFpmEhEozo=w1920-h830-iv1" class="a-b-ta-Ua" alt="Displaying blog.gif" aria-hidden="true">
1. Lý thuyết trò chơi - Game theory là gì?
Lý thuyết trò chơi hay game theory là một cách tiếp khá mới mẻ, để phân tích việc đưa ra các quyết định hợp lý được thực hiện bởi những người tham gia vào các hệ thống (trò chơi, kịch bản, v.v.) mà các tham số đã được xác định sẵn. Nó nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó người chơi chọn các hành động khác nhau để cố gắng tối đa hóa kết quả.
Thuyết này ban đầu được phát triển như một công cụ để nghiên cứu kinh tế học hành vi. Tuy nhiên ngày nay nó được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, từ sinh học đến triết học, tâm lý học và logic. Đây được xem là mô hình thu nhỏ của hành vi con người trong các tình huống. Theo đó tồn tại các cấu trúc và các cơ chế khuyến khích có thể dẫn đến hành vi trung thực của người chơi theo cách có thể dự đoán được.
Lý thuyết trò chơi giúp nghiên cứu hành vi con người
Một mô hình game theory chủ yếu bao gồm 3 thành phần:
Người chơi: Là người ra quyết định. Chẳng hạn như các quản lý trong công ty, thành viên xã hội, các nút mạng blockchain, v.v.
Chiến lược: Một tập hợp các quyết định mà người chơi có thể đưa ra. Chiến lược là sự điều chỉnh hành vi mà người chơi thực hiện trong khi xem xét các chiến lược tiềm năng của người chơi khác. Như tăng hoặc giảm giá, tuân theo các giao thức trong mạng hoặc lách luật hoặc tệ hơn, vi phạm nó và gian lận ...
Kết quả: Kết quả khi thực hiện các chiến lược kết hợp với sự tương tác với những người chơi khác trong hệ thống. Với các biện pháp khuyến khích phù hợp, có thể khuyến khích các hành vi nhất định tái diễn với kết quả tương tự. Ví dụ: tiền phạt sẽ khuyến khích người lái xe tuân thủ luật giao thông và thưởng cho những người khai thác một lượng bitcoin nhất định, khuyến khích họ duy trì mạng và tuân thủ các giao thức thay vì phá vỡ chúng.
2. Các thuật ngữ trong lý thuyết trò chơi
Tìm hiểu khái niệm của những thuật ngữ trong game theory
Trò chơi: Bất kỳ tình huống nào mà kết quả phụ thuộc vào hành động của hai hoặc nhiều người ra quyết định (người chơi).
Người chơi - Game: Người đưa ra quyết định chiến lược trong trò chơi
Chiến lược - Strategy: Kế hoạch hành động hoàn chỉnh mà người chơi sẽ sử dụng dựa trên tình huống phát sinh trong trò chơi
Kết quả - Payoff: người chơi nhận được gì khi kết thúc trò chơi
Bộ thông tin - Information set: Thông tin có sẵn tại một thời điểm cụ thể trong trò chơi
Điểm cân bằng - Equilibrium: thời điểm trong trò chơi mà người chơi đưa ra quyết định và kết quả được hình thành.
3. Trò chơi Song đề tù nhân (Thế lưỡng nan của người tù)
Giả thuyết chi tiết về Prisoners’ dilemma
Song đề tù nhân hay còn gọi là Thế lưỡng nan của người tù (Prisoner’s Dilemma). Đây là một trò chơi có tổng 0 = 0 trong lý thuyết trò chơi. Chúng ta có thể tóm tắt song đề một cách ngắn gọn và dễ hiểu như sau:
Giả sử A và B bị bắt quả tang đang ăn trộm tại một cửa hàng tạp hóa. Trong lúc điều tra, cảnh sát đã phát hiện cả hai từng phạm phải nhiều tội nghiêm trọng trong quá khứ. Tất cả các chứng cứ thu thập được khiến phía cảnh sát cho rằng A và B từng liên quan đến 1 vụ cướp nhà băng. Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã thẩm vấn từng đối tượng một và đưa ra cùng một số đề xuất với cả hai:
Đề xuất 1: Nếu cả hai bên im lặng và không tiết lộ đối phương, cả hai bên sẽ bị phạt tù 2 năm về tội trộm cắp.
Đề xuất 2: Nếu một trong hai người làm chứng cho người kia và người kia giữ im lặng, người làm chứng sẽ không bị trừng phạt và được trả tự do, trong khi người kia sẽ bị kết án 8 năm tù.
Đề xuất 3: Nếu cả hai đều nhận tội, mỗi người sẽ bị bỏ 4 bốn năm.
Trong trường hợp này, mỗi tù nhân đều có 2 lựa chọn: hợp tác với người kia và giữ im lặng, hoặc phản bội và vạch mặt người kia. Kết quả của mỗi sự lựa chọn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người kia. Tuy nhiên, không ai biết lựa chọn của người kia. Dẫu cho có nói chuyện riêng được với nhau, thì cũng không chắc họ có thể tin nhau.
Giả sử trường hợp cả 2 tù nhân đều ích kỷ và muốn giảm thiểu thời gian ở trong tù. Nếu người này cho rằng người kia sẽ không khai ra, lựa chọn tốt nhất của hắn ta là đổ tội. Theo đó hắn ta sẽ được trả tự do, người còn lại sẽ phải ngồi tù 8 năm. Ngược lại, nếu hắn ta tin rằng đối phương sẽ tiết lộ mình, phương án tốt nhất mà hắn ta có thể làm lúc này là đổ tội và khai ra đối phương. Vì nếu phản bội, hắn ta sẽ chỉ bị ngồi tù 4 năm thay vì 8 năm cho việc giữ im lặng. Mặc dù, nếu 2 bên hợp tác và giữ im lặng, cả 2 sẽ được ra tù trong vòng hai năm.
Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt nhất trong môi trường thiếu sự tin cậy lẫn nhau., Vì cả 2 đều không biết gì về đối phương. Do đó, trong trường hợp này, phương án ổn nhất và tối ưu nhất cho cả hai bên là đổ tội và khai ra nhau cho nhau. Sau đó, bất kể lựa chọn của bên kia là gì, bên còn lại chỉ cần chấp nhận một bản án ngắn hơn. Mặc dù kết quả nãy sẽ khiến A và B bị ngồi tù lâu hơn là cùng giữ im lặng.
Xem xét thì kết quả tốt nhất là cả hai cùng hợp tác, thì thời gian ngồi tù chung của họ chỉ là 2 năm. Bất kỳ lựa chọn nào khác đều sẽ dẫn đến thời gian ngồi tù lâu hơn cho cả hai người. Tuy nhiên, cả hai đều bị kết án lâu hơn do mỗi người đều theo đuổi lợi ích ích của riêng mình. Mọi người đều muốn giành ưu thế cho mình bất kể tình trạng của đối phương như thế nào. Vì vậy kết quả của trò chơi này không hề tối ưu cho cả 2. Mọi người đều có động cơ phản bội. Đó là lý do tại sao trò chơi này có tên là song đề.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta có thể nhận thấy một vấn đề.
Điều gì sẽ xảy ra nếu giải pháp tốt nhất cho cả hai bên tác động tiêu cực đến xã hội?
Giả sử A và B trong trường hợp này có ý định tấn công hệ thống tiền điện tử. Trong kịch bản giả thuyết này, chiến lược tối ưu nhất có thể xảy ra là A và B đều cùng gian lận để thực hiện vụ tấn công. Mặc dù điều này tốt cho cả hai, nhưng nó không phải là điều tốt cho xã hội. Đó là bởi vì trò chơi họ chơi luôn là trò chơi thắng, và không có hình phạt cho việc thua cuộc.
Vì vậy, để hạn chế hành vi gian lận, đã đến lúc lên ý tưởng trừng phạt.Trong ví dụ trên, giả sử chúng ta nghĩ ra một chiến lược phạt như sau: Đối với mỗi -0,5 đơn vị lợi ích công bị thiệt hại, những kẻ gian lận sẽ bị trừng phạt bằng -6 đơn vị lợi ích.
Nói cách khác, mọi hành vi bị cho là có hại cho xã hội đều bị nghiêm trị. Khi có kẻ gây thiệt hại cho xã hội bằng -0,5 đơn vị lợi ích (tiền bạc, thời gian…) thì sẽ bị xử phạt bội số (-6 đơn vị lợi ích) của thiệt hại gây ra.
Cuối cùng rút ra kết luận rằng: Có nhiều biến thể của song đề tù nhân, nhưng những ví dụ đơn giản này minh chứng cho ý tưởng dùng các mô hình mô phỏng để nghiên cứu hành vi của con người. Các kết quả có thể xảy ra dựa trên các quyết định mang tính hợp lý của con người.
4. Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh
Vận dụng game theory vào lĩnh vực kinh doanh
Trong kinh doanh, lý thuyết trò chơi giúp mô hình hóa hành vi cạnh tranh của các tác nhân kinh tế. Các công ty, doanh nghiệp thường đưa ra các lựa chọn chiến lược ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các lợi ích kinh tế của họ.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể gặp phải tình huống khó xử về việc nên ngừng sản xuất sản phẩm hiện có hay phát triển sản phẩm mới, giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, hay sử dụng các chiến lược marketing mới và thông minh hơn.
Điển hình nhất của việc ứng dụng lý thuyết trò chơi vào kinh doanh có thể kể đến các tiến trình đấu giá, mặc cả,... Đây được xem là cuộc đấu tâm lý giữa người bán và người mua. Bên cạnh đó nó còn được áp dụng trong các tiến trình sau:
Chiến lược đặt hàng hóa
Trong trường hợp các doanh nghiệp cần nhập sản phẩm trong 1 thời điểm cụ thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như vào các dịp lễ, tết. Lúc này họ sẽ ứng dụng lý thuyết trò chơi để cân bằng tình hình, tránh nhập quá ít hàng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, hay nhập quá nhiều có thể gây tồn kho.
Theo đó họ sẽ mô phỏng số lượng hàng hóa, lợi nhuận có thể đạt được, khấu hao các chi phí như nhập hàng, nhân lực, kho bãi…Thông qua đó áp dụng thuyết trò chơi để ước tính con số đặt hàng phù hợp nhất.
>>> Đọc thêm: Hiệu ứng chim mồi và những chiến lược Marketing
Ước tính doanh thu của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần phải ước tính doanh thu nhằm đưa ra phương hướng hoạt động và phát triển thích hợp nhất. Do đó, thuyết trò chơi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra con số có thể đạt được từ doanh thu một cách gần đúng nhất.
Tối ưu lợi nhuận
Đối với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại hình sản phẩm hoặc những sản phẩm này có giá trị rất cao, Vì vậy họ luôn cần phải mô phỏng các mức chi phí nhằm xác định được nên đầu tư sản phẩm A thế nào, sản phẩm B ra sao.
Thuyết trò chơi sẽ mang đến cho họ hướng phát triển giúp tối ưu lợi nhuận thu được bằng cách chỉ ra những con số gần đúng.
Với những chia sẻ trên của Tanca, hy vọng quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn lý thuyết trò chơi cũng như có thêm kiến thức thú vị về loại thuyết mới lạ này. Đừng quên theo dõi blog của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hay khác.
>>> Đọc thêm:
Học thuyết X, Y, Z - Sự khác biệt giữa Đông và Tây trong quản trị
Hiệu ứng hào quang là gì? Ứng dụng hiệu ứng hào quang trong marketing